Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thực vật là thức ăn của 1 số loài động vật!nó đóng vai trò chủ chốt vs động vật!
Thực vật cung cấp oxi, thức ăn, bảo vệ nguồn nước,... cho động vật. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số loài thực vật gây hại cho động vật (VD: Cây hoa trúc đào, hoa đỗ quyên, cây cần nước độc,...). Còn động vật là nguồn cung cấp cấp chất mùn, nguyên liệu phân bón cho thực vật...
Báo cáo “Đa dạng sinh học và đời sống con người” đề cập đến hiện trạng ĐDSH trên thế giới và ở Việt Nam. Cho đến nay trên thế giới ước tính có khoảng 1,4 (1,7) triệu loài đã được mô tả. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây ở vùng rừng mưa nhiệt đới Amazon Peru và các vùng rừng mưa nhiệt đới khác trên thế giới thì thậm chí con số đó ước tính còn lên tới 30 triệu loài.
ở Việt Nam đã thống kê được: 9.607 loài, thuộc 2.010 chi và 291 họ thực vật bậc cao có mạch, và 733 loài nhập nội từ nước ngoài vào, đưa tổng số loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam lên đến 10.340 loài, thuộc 2.256 chi và 305 họ. Ngoài ra, có 368 loài vi khuẩn lam, 2.200 loài nấm, 2.176 loài tảo, 481 loài rêu, 691 loài dương xỉ, 69 loài hạt trần. Có khoảng 6.000 loài cây có ích, trong đó có 3.800 loài cây thuốc. Về động vật đã thống kê được 275 loài thú, 832 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 472 loài cá nước ngọt, khoảng 2.000 loài cá biển. Tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản 12.300 mẫu giống của 115 loài cây trồng nông nghiệp. Báo cáo cũng đề cập đến mối quan hệ giữa ĐDSH với tri thức bản địa. Phương pháp truyền thống và tri thức bản địa là mấu chốt của công tác bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật. Tầm quan trọng của mối quan hệ ĐDSH với công nghệ sinh học. Báo cáo cũng phân tích sự suy giảm đa dạng sinh học, các nguyên nhân đưa đến sự suy giảm ĐDSH dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, và đặc biệt là hoạt động của con người qua các hình thức tàn phá, phân mảnh nơi cư trú, khai thác quá mức các loài, ô nhiễm môi trường, nhập nội, độc canh cây trồng. Giá trị của ĐDSH đối với đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, mỹ học, giải trí, sinh thái và môi trường và những kết quả trong công tác bảo tồn ĐDSH, bảo tồn nguyên vị (in-situ); các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, v.v., bảo tồn chuyển vị (ex-situ); vườn thú, vườn thực vật, ngân hàng gen v,v..
1. Quá trình phân chia diễn ra như sau:
+Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
-Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,…tế bào.
-Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới cho cơ thể thực vật.
Kết luận:
Tế bào được sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.
2. Giống nhau là đều được cấu tạo từ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất với các bào quan, nhân rõ ràng (có màng nhân) .
Khác nhau:
+ Tế bào động vật: không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp, có trung thể, không bào nhỏ giữ vai trò không quan trọng.
+ Tế bào thực vật: có thành xenlulôzơ, có lục lạp, không có trung thể, không bào lớn giữ vai trò quan trọng.
2.1. Giống nhau : đều có các thành phần :
- Màng nguyên sinh
- Tế bào chất với các bào quan : ti thể, thể Gongi, lưới nội chất, ribosome,...
- Nhân với nhân con và nhiễm sắc thể.
2. Khác nhau :
a. Tế bào thực vật :
- Có lớp màng xenlulozơ bao ngoài màng nguyên sinh nên tế bào thường cứng, rắn.
- Có lạp thể : lục lạp, bột lạp, sắc lạp
- Chỉ thực vật bậc thấp mới có trung thể
- Có không bào trung tâm, kích thước lớn chứa nhiều nước, muối khoáng, chất hữu cơ rất quan trọng trong đời sống của tế bào thực vật.
b. Tế bào động vật :
- Chỉ có lớp màng nguyên sinh nên tế bào thường mềm.
- Không có lạp thể
- Tế bào của các loài động vật đều có trung thể (trừ tế bào thần kinh)
- Có không bào với kích thước nhỏ, không quan trọng.
3.-Thực vật thì quang hợp, cung cấp oxi, điều hòa khí hậu, là nguồn thức ăn cho động vật, là nơi ở, nguồn sống cho các sinh vật giúp động vật sinh trưởng và phát triển
- Động vật thì giúp kìm hãm sự phát triển của thực vật (nếu như ko có động vật thì thực vật sẽ mọc um tùm, lây lan, ...... ), chất thải do động vật thải ra sẽ là nguồn thức ăn cho thực vật ( vì khi quang hợp thì thực vật thải o2 và lấy co2)
- Động vật còn là nguồn thức ăn của thực vật trong một số trường hợp đặc biệt VD: cây nắp ấm, cây bắt ruồi... Ngoải ra động vật còn giúp ít cho việc sinh sản ở thực vật (thụ phấn, phát tán hạt...)
Câu 2
Rễ
STT |
Tên rễ biến dạng |
Tên cây |
Đặc điểm của rễ cây biến dạng |
Chức năng đối với cây |
1 |
Rễ củ |
Cây củ cải Cây cà rốt Cây sắn |
Rễ phình to |
Chứa chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa tạo quả |
2 |
Rễ móc |
Trầu không |
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám. |
giúp cây bám vào trụ để leo lên |
3 |
Rễ thở |
Cây bụt mọc |
Sống trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngược lên trên mặt đất |
Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp. |
4 |
Giác mút |
Tầm gửi Tơ hồng |
Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc vào cành của cây khác |
Đâm vào cây khác để hút chất dinh dưỡng. |
Thân
STT |
Tên mẫu vật |
Đặc điểm của thân biến dạng |
Chức năng đối với cây |
Tên thân biến dạng |
1 |
Củ su hào |
Thân củ nằm trên mặt đất |
Dự trữ chất dinh dưỡng |
Thân củ |
2 |
Củ khoai tây |
Thân củ nằm dưới mặt đất |
Dự trữ chất dinh dưỡng |
Thân củ |
3 |
Củ gừng |
Thân rễ và thân nằm trên mặt đất |
Dự trữ chất dinh dưỡng |
Thân rễ |
4 |
Củ dong ta |
Thân rễ nằm dưới mặt đất |
Dự trữ chất dinh dưỡng |
Thân rễ |
5 |
Xương rồng |
Thân mọng nước |
Dự trữ nước |
Thân mọng nước. |
Lá
STT |
Tên mẫu vật |
Đặc điểm hình thái của lá biến dạng |
Chức năng của lá biến dạng |
Tên lá biến dạng |
1 |
Xương rồng |
Lá biến thành gai |
Giảm thoat hơi nước |
Lá biến thành gai |
2 |
Lá đậu Hà lan |
Tua cuốn |
Cuốn vào giá thể để leo lên |
Tua cuốn, |
3 |
Lá mây |
Tay móc |
Móc vào trụ bám |
Tay móc |
4 |
Củ dong ta |
Vảy |
Bảo vệ chồi |
Lá vảy |
5 |
Củ hành |
Thân |
Dự trữ chất dinh dưỡng |
Lá dự trữ |
6 |
Cây bèo đất |
Lông tuyến |
Bắt mồi |
Lá bắt mồi |
7 |
Cây nắp ấm |
Hình bình có nắp |
Bắt mồi |
Lá bắt mồi |
Câu 3 bn thảo phương đã trả lời rồi nhé
Thực vật có hoa gồm có hai loại cơ quan :
- Cơ quan sinh dưỡng bao gồm rễ, thân, lá có chức năng nuôi dưỡng cây.
- Cơ quan sinh sản bao gồm hoa, quả, hạt có chức năng duy trì và phát triển nòi giống.
Thực vật học có nhiệm vụ :
- Nghiên cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái, cấu tạo, các hoạt động sống của thực vật.
- Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm thực vật khác nhau.
- Tìm hiểu vai trò của thực vật trong thiên nhiên và trong đời sống con người
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng
sinh vật là một cơ thể sống
cả 2 là 1 mà ông nội
ok a nh bạn nha