Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
giả sư bây giờ có một bài toán cụ thể là : Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Vậy X là:
phân tích bài toán này :
thứ nhất trong một nguyên tử , số hạt mang điện là hạt p và e , nhưng vì hạt e = p nên ta sẽ quy về là 2p .
đối với dạng đề bài này : công thức là M2O điều này có nghĩa là có 2 nguyên tử M và 1 nguyên tử O .
trong ''1" nguyên tử M , số hạt mang điện là 2p , tổng số hạt trong ''1'' nguyên tử M sẽ là 2p + n . Như vậy có nghĩa đối với M2O thì có 2 nguyên tử M nên tổng số hạt trong M ta cần phải nhân thêm 2 , có nghĩa là : 2*( 2p + n ) và sô hạt mang điện sẽ là 2*2p và số hạt k mang điện sẽ là 2*n
Trong nguyên tử O , ta đã biết O có n = 8 và p= 8 , nên tổng số hạt là 8*2 + 8 , số hạt mang điện là 8*8 và số hạt k mang điện tức là n = 8 .
vậy ta có hệ \(\begin{cases}2\cdot2p+2n+2\cdot8+8=140\\2\cdot2p+2\cdot8-2\cdot n-8=44\end{cases}\)giải ra ta được p=19, n=20 , vậy M là K , công thức cần tìm là K2O
Lâu lắm rồi mới ngoi lên lại với cuộc thi và tiêu chí mới, trong kì thi lần này không biết là các bạn có muốn lồng ghép thêm 1 chút kiến thức Sinh học vào không ta?
Mng ơi, các bạn có thể đóng góp cho mình về các hình thức thi cũng như đề hay nha :3
Trong phản ứng hóa học , phản ứng nào có sự chuyển dịch electron điều liên quan đến "điện hóa". Khi này phản ứng nào có chênh lệch thế điện hóa (ΔE)càng lớn càng dễ dàng phán ứng, tức ưu tiên xảy ra trước.
Vậy thì trong hệ có bao nhiêu cặp có thể sinh ra chênh lệch thế điện hóa cứ liệt kê ra. Ở mỗi cặp phải có một tác nhân cho electron và một tác nhân nhận electron thì mới tạo thành một phản ứng điện hóa. Trường hợp này có 3 cặp :
Cặp 1 : Fe3+ + 1 e --> Fe2+ Eo = 0.771
...........Zn - 2e --> Zn2+ Eo = -0.763
=> ΔE = 0.771 - (-0.763) = 1.534
Cặp 2 : Fe2+ + 2 e --> Fe Eo = -0.44
............Zn - 2e ---> Zn2+ Eo = -0.763
=> ΔE = -0.44 - (-0.763) = 0.296
Cặp 3 : 2H+ + 2 e ---> H2 Eo = 0
............ Zn - 2 e --> Zn2+ Eo = -0.763
=> ΔE = 0 - (-0.763) = 0.763
Xếp từ lớn tới bé : Cặp 1 > Cặp 3 > Cặp 2
Vậy cặp 1 xảy ra trước nhất, khi không còn tác nhân đảm bảo cho cặp 1 , đến cặp 3, tương tự cho đến cặp 2 . Nghĩa là Zn phản ứng với Fe3+ để tạo thành Fe2+, sau đó hết Fe3+ mà vẫn còn kẻm thì Zn tác dụng với H+ tạo thành H2 , khi hết H+ mà vẫn còn Zn, Zn tác dụng với Fe2+ tạo thành Fe. Bạn đã nghĩ đúng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Bài giải trên chỉ đúng trong trường hợp tất cả các tác nhân điều có nồng độ 1 mol/l
Nếu nồng độ các tác nhân khác nhau , lúc này phải tích chênh lệch thế điện hóa cân bằng, ký hiệu Ecb. Với Ecb được tính bằng công thức :
Ecb = Eo + 0.059/n . log ([Ox]/[Kh])
trong đó n là cái số trong phương trình này: Kh - n e --> Ox
[Ox] - nồng độ tác nhân Oxi hóa
[Kh] - nồng độ tác nhân khử
Theo công thức trên khi [Ox] = [Kh] = 1 mol/l thì log([Ox]/[Kh]) = log(1) = 0 vậy Ecb = Eo
Khi bị cảm, trong cơ thể chứa hàm lượng khí H2S cao khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi nên khi dùng những đồ vật bằng bạc để cạo gió sẽ xảy ra PTHH sau:
\(4Ag_{\left(r\right)}+2H_2S_{\left(k\right)}+O_{2\left(k\right)}\rightarrow2Ag_2S_{\left(r\right)}+2H_2O\)
Giải thích: Ag tác dụng với khí H2S nhằm làm giảm đi lượng H2S có trong cơ thể làm cho cơ thể dần hết bệnh nên sau khi cạo gió bằng đồ vật bằng bạc,nó sẽ chuyển sang màu đen xám là do có chất mới Ag2S tạo thành sau phản ứng.
Trong câu hỏi tuần này sẽ không có bạn nào được 4 GP. Cô thấy các bạn không trung thực khi đã copy y xì đúc câu trả lời ở trên mạng. Các bạn tìm hiểu, tham khảo thì không sai nhưng sau đó phải tự rút ra câu trả lời cho riêng mình.
Từ 23/7 -> 26/7 không phải là hết ngày 26 à cô ==''
Em lỡ kế hoạch rồi =="" còn câu 6 nữa định mai làm ==""
Sao bài em chưa đc chấm hả cô