Cách đây vài tiếng, CTVVIP. L...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC: ĐIỀU CHỈNH SỐ GP CỦA SỰ KIỆN "THE LOTTERY"

Cách đây vài tiếng, CTVVIP. Lê Nhật Ninh đã đăng bài viết về việc bạn Phong không ghi Tham khảo trong các câu trả lời SGK.

Dựa vào điều luật BTC đã quy định: các thành viên KHÔNG cần ghi Tham khảo khi trả lời câu hỏi SGK, đề xuất của anh Lê Nhật Ninh sẽ bị bác bỏ. Tuy nhiên, BTC đã nhận thấy một vấn đề mọi người đều lo lắng: bùng nổ, lạm phát GP. Quả thật, nhìn trên bảng xếp hạng thì ta đã thấy được tình trạng này.

Với xu hướng "hoc24 là của cộng đồng, vì cộng đồng và hướng đến cộng đồng", BQL xin được điều chỉnh luật như sau:

- Các câu hỏi SGK và các câu hỏi SBT (đăng sau khi hoàn thiện bộ SGK) sẽ được trao thưởng GP với tỉ lệ 2 câu trả lời cho 1GP. Lúc trước tỉ lệ là 1:1, điều luật mới không áp dụng với môn Toán, Vật lí và Hóa học.

- Các câu trả lời Toán, Vật lí và Hóa học sẽ chỉ được trao GP khi trình bày Latex nếu có công thức.

- Nếu thành viên đạt mức GP trên 300GP trong một tuần, tỉ lệ trao GP sẽ giảm một nửa so với thành viên bình thường (áp dụng từ GP thứ 301 được trao).

Sự kiện đóng góp lí thuyết sẽ không có thay đổi: 2-5GP + 0-2COIN cho 1 bài đóng góp. Hãy nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK chưa có câu trả lời hoặc chưa đẹp, và đóng góp nội dung để nhận GP thưởng nhé!

Như vậy, với điều luật mới, BQL xin được thông báo điều chỉnh GP như sau:

- Phong: \(915GP\rightarrow665GP\)

- POP POP: \(607GP\rightarrow407GP\)

- Nguyễn Lê Phước Thịnh: \(432GP\rightarrow322GP\)

- ひまわり: \(364GP\rightarrow299GP\)

- animepham: \(337GP\rightarrow287GP\)

- Nguyễn Việt Dũng: \(313GP\rightarrow278GP\)

- Mai Trung Hải Phong: \(293GP\rightarrow270GP\)

Những thành viên khác sẽ giữ nguyên.

2
22 tháng 8 2023

rất hợp lý lun! Cảm ơn BTC nhiều nhé ạ!

22 tháng 8 2023

Cảm ơn cái gì vậy =))?

THAY ĐỔI LUẬT HỎI ĐÁP TRƯỚC THỀM THỬ THÁCH CỘNG TÁC VIÊN NHIỆM KÌ 22Nhận thấy nhu cầu của cộng đồng, cũng như những hạn chế từ sự kiện trước nên từ bây giờ trở đi, luật hỏi đáp sẽ được chỉnh sửa chút, cụ thể:1a. Những câu hỏi không ghi chữ "Tham khảo" trong các câu hỏi SGK (mà chắc chắn có lấy từ nguồn khác) vẫn được chấp nhận, nhưng sẽ không có bất cứ câu nào...
Đọc tiếp

THAY ĐỔI LUẬT HỎI ĐÁP TRƯỚC THỀM THỬ THÁCH CỘNG TÁC VIÊN NHIỆM KÌ 22

Nhận thấy nhu cầu của cộng đồng, cũng như những hạn chế từ sự kiện trước nên từ bây giờ trở đi, luật hỏi đáp sẽ được chỉnh sửa chút, cụ thể:

1a. Những câu hỏi không ghi chữ "Tham khảo" trong các câu hỏi SGK (mà chắc chắn có lấy từ nguồn khác) vẫn được chấp nhận, nhưng sẽ không có bất cứ câu nào được trao GP. Điều này nghĩa là các bạn không ghi không sai luật, nhưng cũng sẽ không được GP dù chỉ là một câu.

1b. Chữ "Tham khảo" buộc phải in đậm, ghi lên đầu câu trả lời và ghi như sau:

"Tham khảo:"

2. Những câu hỏi SGK trả lời có ghi "Tham khảo" thì chưa chắc đã được GP. BQL sẽ giảm mạnh tỉ lệ các câu trả lời SGK được GP, và chú trọng vào trao GP cho những câu hỏi ngoài SGK.

3. Điều kiện để trở thành một CTV là phải qua 5 vòng thử thách. Trong vòng 5, vòng bầu chọn của BQL, chúng mình CÓ xét đến việc bạn đó có "lạm dụng" kiếm GP từ câu trả lời SGK không.

Rất mong các bạn sẽ ủng hộ với những luật mới này, chúc các bạn có một tuần học tập thật năng động!

3
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 9 2023

Hoc24 luôn phấn đấu để có được sự tin tưởng cũng như sự đồng hành của các thành viên. Chính vì vậy, BQL sẽ lắng nghe ý kiến tất cả các thành viên, và các bạn đừng ngại đề xuất thêm những điều mới nhé.

Còn về chất lượng CTV nếu các bạn lo chỉ xét theo số GP, mình sẽ giải thích như sau: "Có năng lực và có trách nhiệm mới làm được CTV"

Nếu mình tự trả lời, không tham khảo các câu hỏi SGK thì có được GP không anh?

TUẦN 2: HẬU SỰ KIỆN "THE LOTTERY" - 1GP/câu hỏi SGK và 2-5GP+COIN/đóng góp lí thuyếtĐính chính hiểu lầm: CTV cũng được tham gia mọi sự kiện!Như các bạn đã thấy, BTC đã trao lên đến gần 2.000GP trong 3 ngày sự kiện hoạt động vừa qua. Hiện tại, BTC đã soát đến lớp 6, nên các bạn hãy bình tĩnh và chúng mình sẽ kiểm tra từng câu một nhé!Ngoài ra, hoạt động số 2 - Đóng góp lí thuyết SGK...
Đọc tiếp

TUẦN 2: HẬU SỰ KIỆN "THE LOTTERY" - 1GP/câu hỏi SGK và 2-5GP+COIN/đóng góp lí thuyết

Đính chính hiểu lầm: CTV cũng được tham gia mọi sự kiện!

Như các bạn đã thấy, BTC đã trao lên đến gần 2.000GP trong 3 ngày sự kiện hoạt động vừa qua. Hiện tại, BTC đã soát đến lớp 6, nên các bạn hãy bình tĩnh và chúng mình sẽ kiểm tra từng câu một nhé!

Ngoài ra, hoạt động số 2 - Đóng góp lí thuyết SGK cũng đã chính thức vào hoạt động! Các bạn hãy đóng góp lí thuyết bất cứ bài nào/bộ sách nào từ lớp 1 đến lớp 12 và chúng mình sẽ xem qua từng bài một nhé. Phần thưởng chúng mình xin công bố, với mỗi bài đăng đạt tiêu chuẩn, dựa vào độ chi tiết và tính thẩm mĩ:

- Phần thưởng GP: 2-5GP cho 1 bài đóng góp.

- COIN: 1-2 COIN cho 1 bài đóng góp xuất sắc.

Lưu ý, phần thưởng GP là phần thưởng đảm bảo. Hãy đóng góp lí thuyết SGK ngay để hỗ trợ cộng đồng nhé!

Một số câu hỏi thường gặp:

*Link bài đăng trước: https://hoc24.vn/cau-hoi/cong-bo-hoat-dong-hau-su-kien-mua-4-vice-the-lottery-tra-loi-cau-hoi-sgk-duoc-1gp1-cau-va-dong-gop-bai-hocsu-kien-thu-41-do-minh-to-chuc-lan-d.8275918668065

1. Tại sao các bài đóng góp lí thuyết của em chưa được duyệt?

Trả lời: Hiện tại BTC chưa duyệt các bài đóng góp lí thuyết. Thời gian duyệt sẽ là sau khi BTC đã kiểm tra hết các câu hỏi SGK.

2. Em đã từng đóng góp lí thuyết SGK mới từ trước sự kiện. BTC có duyệt không?

Trả lời: BTC vẫn duyệt và trao thưởng bình thường em nhé!

3. Em có được đóng góp lí thuyết, trả lời các câu hỏi SGK cũ không?

Trả lời: BTC sẽ không duyệt các nội dung thuộc SGK cũ nhé!

4. Nếu em trả lời câu hỏi SGK mới từ trước sự kiện, em có được trao GP thưởng không?

Trả lời: Có em nhé, tất cả mọi câu hỏi đều được trao GP thưởng ở mức 1GP/câu hỏi, kể cả câu đấy có ngắn đến mấy.

5. Những ai sẽ tham gia trao thưởng sự kiện câu hỏi và sự kiện đóng góp lí thuyết?

Trả lời: Những người đó là mình, Hà Quang Minh và Minh Lệ nhé!

16
15 tháng 8 2023

Nếu nói về mấy người không cày sgk thì quả là không công bằng , các bạn làm từng câu viết từng số vs chữ một . Mấy bạn tham khảo chỉ 2 bấm thôi cũng có GP vs coin . Phần thưởng coin thì trao các môn nhưng mà bạn thm khảo vẫn có còn các box ko tham khảo thì hầu như tự làm;-; Để có đc danh hiệu nó cũng khổ lắm ạ , chứ ko phải như các bn tham khảo cứ 1 ngày là có luôn 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 8 2023

Cảm ơn các em đã góp ý. Mình vừa bàn qua một chút với BTC và xin được giải đáp khúc mắc cũng như giải thích vì sao có sự kiện như thế này.

 

Thứ nhất, mình xin khẳng định là việc tick cho bạn Thanh An và Nguyễn Việt Dũng là lỗi đến từ BTC. Lí do là vì đây là hai bạn được HOC24 giao việc để hoàn thiện các câu hỏi SGK. Đấy cũng chính là lí do vì sao hai bạn ấy trả lời SGK nhiều, mong các bạn thông cảm cho hai bạn. Nếu thấy cần thiết, BTC có thể báo lại BQL HOC24 để điều chỉnh lại số GP của các bạn và BTC cũng sẽ đảm bảo hạn chế hoàn toàn việc tick cho các bạn được HOC24 giao nhiệm vụ, hết sức có thể.

 

Thứ hai, việc trả lời SGK là thật sự cần thiết. Trong tâm trí tất cả chúng ta, có lẽ ai cũng muốn HOC24 được phát triển mạnh nhất. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh đăng câu hỏi SGK cũng như trả lời và kiểm duyệt chúng nhằm thu hút học sinh cả nước vào trang mình để lấy đáp án là vô cùng cần thiết. Sự kiện ra đời nhằm mục đích khích lệ tất cả các bạn đóng góp vào các nội dung thiết yếu như câu hỏi SGK và lí thuyết bài học.

 

Thực tế là, CHƯA có một trang web nào đã giải hết các câu hỏi SGK. Chính vì vậy, qua sự kiện này, BTC mong muốn HOC24 sẽ tiên phong trong lĩnh vực này. Khi lưu lượng truy cập HOC24 tăng nhờ vào bộ câu hỏi SGK đã được soạn và duyệt cẩn thận thì số câu hỏi trong diễn đàn chắc chắn cũng sẽ tăng lên, đúng không ạ?

 

Hiện tại, trang web chúng ta đang đạt được mức truy cập 1,02 triệu người dùng khác nhau trong 1 tháng. Một con số khủng khiếp. Các bạn, tất cả những thành viên ưu tú của HOC24, đều đại diện cho sự thành công của HOC24. Chính vì vậy, tất cả các ý kiến của các bạn đều được ghi nhận để giúp cộng đồng phát triển hơn, và BTC sẽ sửa đổi một số thứ như sau:

- Những thành viên được giao việc trả lời SGK sẽ KHÔNG được trao GP nữa, trừ khi có câu hỏi có câu trả lời khác nhau và trên mạng chưa từng có.

- BTC xin được giữ nguyên luật 1GP cho 1 câu hỏi đối với mọi thành viên còn lại, và BTC khuyến khích các bạn hãy giúp BTC hoàn thiện bộ câu hỏi SGK. Ngoài ra, hãy giúp BTC thêm bằng cách đóng góp lí thuyết nội dung SGK.

- Bảng xếp hạng các tuần diễn ra sự kiện sẽ tính theo các câu trả lời thực tế, không tính câu trả lời SGK. BTC sẽ phối hợp với BQL HOC24 để chọn ra những thành viên ưu tú vinh dự được nhận thưởng tuần.

- Các bạn hãy lưu ý là những hoạt động về SGK trước ngày 12/8/2023 đều hoàn toàn không phải những hoạt động do HOC24 tổ chức.

 

Sở dĩ mình đặt ra luật "Tham khảo" là vì muốn chúng ta hiểu rõ giá trị của tri thức: Vô giá. Khi mình lấy tư liệu từ một nguồn nào đó thì mình cần phải trích dẫn chữ trên để thể hiện sự tôn trọng tác giả. Chính vì vậy, khi lấy tư liệu bên ngoài, rất mong các bạn hãy duy trì thói quen thêm mác.

Cảm ơn mọi người rất nhiều vì đã là một phần của cộng đồng tuyệt vời này.

ĐÃ SOÁT XONG CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA LẦN 1 - TUẦN 2: THE LOTTERYSau 7 ngày làm việc liên tục, BQL hoc24 đã soát xong hết tất cả các câu hỏi trong SGK từ lớp 1 đến lớp 11. BTC xin công bố những số liệu liên quan đến sự kiện:- Tổng số câu hỏi đã soát: khoảng 45.000 câu hỏi.- Số GP đã trao thưởng: 10.733GP.- Tỉ lệ câu hỏi đã được trả lời và duyệt: 67%.Trong cuối giai đoạn tuần 2 và từ...
Đọc tiếp

ĐÃ SOÁT XONG CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA LẦN 1 - TUẦN 2: THE LOTTERY

Sau 7 ngày làm việc liên tục, BQL hoc24 đã soát xong hết tất cả các câu hỏi trong SGK từ lớp 1 đến lớp 11. BTC xin công bố những số liệu liên quan đến sự kiện:

- Tổng số câu hỏi đã soát: khoảng 45.000 câu hỏi.

- Số GP đã trao thưởng: 10.733GP.

- Tỉ lệ câu hỏi đã được trả lời và duyệt: 67%.

Trong cuối giai đoạn tuần 2 và từ tuần 3, BTC sẽ soát những bài đóng góp lí thuyết cho bảy bộ SGK mới, từ lớp 1 đến lớp 11 và soát lại lần 2 các câu hỏi SGK. BTC lưu ý các bạn một số điều như sau:

1. Các bạn cần phải đánh đúng quy cách chính tả tiếng Việt và văn phong tin học. Những quy cách tiêu biểu bao gồm:

*Viết đúng chính tả các từ vựng tiếng Việt và tiếng Anh. Các câu trả lời tiếng Anh buộc phải viết trả lời bằng tiếng Anh.

*Viết dấu câu: cuối câu phải có dấu chấm. Sau dấu câu buộc phải có dấu cách, trước dấu câu KHÔNG có dấu cách. Xuống dòng rõ ràng, có tiêu đề, đề mục, không đánh tiêu đề loạn.

Thiếu bất cứ điều nào trong các điều trên, BTC sẽ không duyệt bài đăng và câu trả lời của các bạn.

2. Tuần sau, BTC sẽ công bố tính năng "Câu hỏi SGK chưa trả lời" nhằm giúp các bạn trả lời những câu hỏi còn sót lại. Phần thưởng vẫn được giữ nguyên như cũ. Nếu các bạn cảm thấy câu trả lời đã được tick GP nhưng chưa trình bày đẹp hoặc sai, hãy trả lời lại và BTC sẽ xóa câu trả lời cũ và tick cho bạn.

3. Những câu trả lời SGK hoặc bài đóng góp lí thuyết không đạt chất lượng đều sẽ bị xóa.

Chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ và tràn đầy năng lượng!

1
20 tháng 8 2023

Cho em hỏi là cách đăng câu hỏi sgk kiểu gì ạ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
20 tháng 8 2023

Đăng là việc của Giáo viên và CTVVIP, em không được đăng nhé.

CÔNG BỐ HOẠT ĐỘNG HẬU SỰ KIỆN MÙA 4 VICE - "THE LOTTERY" - TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK ĐƯỢC 1GP/1 CÂU VÀ ĐÓNG GÓP BÀI HỌCSự kiện thứ 41 do mình tổ chức! Lần đầu tiên, không cần bất cứ điều kiện gì, không giới hạn bất cứ lĩnh vực hay môn học nào, các bạn có thể kiếm về cho mình hàng trăm GP đó! Đây sẽ là sự kiện trao thưởng lớn nhất lịch sử HOC24.Vậy hoạt động này sẽ bao gồm có...
Đọc tiếp

CÔNG BỐ HOẠT ĐỘNG HẬU SỰ KIỆN MÙA 4 VICE - "THE LOTTERY" - TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK ĐƯỢC 1GP/1 CÂU VÀ ĐÓNG GÓP BÀI HỌC

Sự kiện thứ 41 do mình tổ chức! Lần đầu tiên, không cần bất cứ điều kiện gì, không giới hạn bất cứ lĩnh vực hay môn học nào, các bạn có thể kiếm về cho mình hàng trăm GP đó! Đây sẽ là sự kiện trao thưởng lớn nhất lịch sử HOC24.

Vậy hoạt động này sẽ bao gồm có những gì?

1. Trả lời các câu hỏi SGK: 1GP cho 1 câu, không giới hạn câu trả lời.

Vâng đúng như tiêu đề luôn. Bắt đầu từ ngày hôm nay, trong tất cả các câu hỏi SGK, các bạn có thể truy cập vào bằng cách vào mục: https://hoc24.vn/giai-bai-tap/ và trả lời các câu hỏi từ lớp 1 đến lớp 12. Các bạn hãy trả lời những câu chưa được BQL Hoc24 cho GP nhé, hoặc những câu chưa được trả lời. BTC sự kiện đảm bảo với các bạn, TẤT CẢ các câu hỏi đều được BQL phê duyệt qua và trao GP. Ngoài ra, trong lúc sự kiện đang diễn ra, chị Minh Lệ sẽ tiếp tục đăng những câu hỏi SGK chưa có trên hệ thống, và các bạn có thể trả lời để kiếm thêm GP nhé!

- Thời gian sự kiện diễn ra: từ bây giờ đến hết 12/09/2023. BTC sẽ kiểm tra tất cả các câu trả lời từ 13/09/2023 đến 18/09/2023.

- Thành viên đăng câu hỏi và kiểm soát câu trả lời, trao GP: các giáo viên thuộc OLM, HOC24 và mình, bạn Hà Quang Minh và chị Minh Lệ.

- Thành viên đăng câu hỏi và trả lời độc lập: anh POP POP.

- Số lượng GP tối đa có thể kiếm được: không giới hạn.

- Yêu cầu trả lời: có thể trích dẫn từ trang khác mà KHÔNG CẦN ghi tham khảo. Tuy nhiên, chúng mình khuyến nghị các bạn hãy cho thêm chữ "Tham khảo" vào thì câu trả lời sẽ được phê duyệt dễ hơn. Câu trả lời cần được trình bày đẹp, rõ ràng và ĐÚNG quy cách chính tả tin học và tiếng Việt. Nếu không đáp ứng yêu cầu, BTC xin phép xóa câu trả lời mà không báo trước.

- Lưu ý: các CTV và CTVVIP ngoài sự kiện KHÔNG được chọn các câu trả lời SGK trong thềm sự kiện đang diễn ra.

2. Đóng góp nội dung bài học: bài đăng nào chất lượng cũng sẽ được trao ít nhất 1-5GP.

Chỉ cần các bạn chụp lại nội dung vở ghi hoặc gõ vào nội dung bài học trong các bài học chưa được biên soạn trên https://hoc24.vn/hoc-bai, BTC sẽ xét duyệt các bài đăng và cho các bạn GP thưởng cũng như COIN nếu bài học xuất sắc. Vậy đó, chịu khó ghi chép vở đầy đủ trên lớp cũng được GP với COIN, quá thú vị nhỉ?

- Thời gian sự kiện diễn ra: từ bây giờ đến hết 12/09/2023. BTC sẽ kiểm tra tất cả các bài đăng và trao thưởng từ 13/09/2023 đến 18/09/2023.

- Thành viên đăng câu hỏi và kiểm soát câu trả lời, trao GP: các giáo viên thuộc OLM, HOC24 và mình, bạn Hà Quang Minh và chị Minh Lệ.

- Số lượng GP và COIN tối đa có thể kiếm được: không giới hạn.

- Yêu cầu đăng: vở ghi sạch đẹp, rõ ràng, chụp ảnh nét HOẶC đánh kí tự chuẩn theo quy tắc chính tả tin học và tiếng Việt. BTC chỉ trao thưởng khi các bạn đáp ứng yêu cầu.

 

Hiện tại, đã có hàng trăm GP được trao ra chỉ trong chưa đến 3 giờ kiểm duyệt. Hãy nhanh tay tham gia trả lời và đóng góp nội dung nhé, số lượng câu hỏi và bài học có giới hạn đó!

Một số câu hỏi thường gặp:

- Làm thế nào để em biết câu trả lời SGK chưa được trả lời?

Trả lời: sắp tới, HOC24 sẽ ra mắt mục mới trong mục hỏi đáp "Câu hỏi SGK chưa trả lời", các em có thể ấn vào đấy và trả lời nhé. Bây giờ, các em chỉ có cách là vào từng bài học và tìm những câu chưa được trả lời.

- Làm thế nào để em đóng góp bài học?

Em hãy thực hiện theo những bước dưới đây nhé:

Bước 1: ấn vào mục "Học bài" trên trang chủ HOC24.

Bước 2: chọn lớp phù hợp.

Bước 3: chọn ĐÚNG môn và ĐÚNG sách giáo khoa, chọn ĐÚNG bài học mình đóng góp.

Bước 4: Giao diện màn hình sẽ hiện ra như thế này, đây là giao diện chưa có bài đăng. Các bạn ấn vào "Đóng góp phiên bản của bạn".

loading...

Bước 5: các bạn hãy biên soạn nội dung và ấn vào "Lưu lại" nhé. Như vậy, bạn đã đăng được bài học và đang chờ BTC xét duyệt và trao thưởng đó!

15
13 tháng 8 2023

a ơi sao e đóng góp nội dung bài hc r mà chx đc duyệt v ạ

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 8 2023

Ẩn chứa đằng sau tên "The Lottery" là gì? Hãy theo dõi những bài đăng tới nhé, cho mình 1 tim nhé mọi người!

(Một câu đố nhỏ)Trần Quốc Đạt vừa bắt cóc \(2016^{2016}\) HS của trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.GV của trường đã đến và xin trả tiền chuộc.Tuy nhiên, rất may Đạt là một người dễ tính nên đã đồng ý thả. Nhưng trước đó các HS phải tham gia một trò chơi quyết định tiền chuộc như sau:Có \(2017\) màu mũ. Các HS xếp thành hàng dọc, bị bịt mắt và được đeo trên đầu một mũ...
Đọc tiếp

(Một câu đố nhỏ)

Trần Quốc Đạt vừa bắt cóc \(2016^{2016}\) HS của trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.

GV của trường đã đến và xin trả tiền chuộc.

Tuy nhiên, rất may Đạt là một người dễ tính nên đã đồng ý thả. Nhưng trước đó các HS phải tham gia một trò chơi quyết định tiền chuộc như sau:

\(2017\) màu mũ. Các HS xếp thành hàng dọc, bị bịt mắt và được đeo trên đầu một mũ có màu bất kì.

Sau đó, các HS sẽ được gỡ bịt mắt ra, và đảm bảo HS đứng sau nhìn thấy mũ của tất cả người phía trước nhưng ko được thấy bất kì ai phía sau và ko được nhìn lên trên đầu mình.

Đạt sẽ hỏi từng HS một, bắt đầu từ em đứng cuối đến em đứng đầu. Câu hỏi là: "Em đội mũ màu gì?"

Lưu ý: Khi một HS trả lời thì tất cả các HS khác đều nghe được.

Sau khi hỏi hết tất cả HS, Đạt sẽ tính tiền chuộc như sau: Cứ mỗi HS trả lời sai sẽ bị tính tiền \(10\) triệu. Nếu HS trả lời đúng thì ko tính tiền chuộc.

Giả sử các HS đều thông minh. Hỏi Trần Quốc Đạt nhận bao nhiêu tiền (trong trường hợp Đạt "hên" nhất)?

10
27 tháng 1 2017

Tào lao bí đao!!!!!!!!!!

27 tháng 1 2017

khong co tien

1. BA NHÀ THÔNG THÁICó ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán cả ba triết gia.Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười. Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình...
Đọc tiếp


1. BA NHÀ THÔNG THÁI
Có ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán cả ba triết gia.
Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười. Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình thì cười họ. Thế nhưng, trong khoảnh khắc, một triết gia không cười nữa vì ông ta suy đoán ra trên trán ông ta cũng bị nhọ.
Vậy nhà thông thái đó suy luận như thế nào?

2. HAI CHỊ EM SINH ĐÔI
Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kỳ về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, còn những ngày khác nói đúng.
Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua chủ nhật.
Cô kia bỗng xem vào:
- Ngày mai là thứ sáu.
Tôi sững sờ ngạc nhiên-Sao lại thế được?-và quay sang hỏi cô đó:
- Cô cam đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật – cô đó trả lời.
Hai cô làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy.
Mời bạn hãy thử làm xem.

3. CỤ GIÀ NÓI THẦM ĐIỀU GÌ?
Có hai chàng trai Kozak là Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này, khi thì người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisko đề nghị một cuộc thi: Ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.
Cuộc thi như vậy được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ súng phát hiệu lệnh thì lạ thay: cả hai kỵ sỹ đều chỉ đứng nguyên ở vị trí xuất phát. Khán giả chờ đợi, hò hét huyên náo. Xem ra cuộc thi không bao giờ chấm dứt.
Vừa lúc đó có một cụ già tóc bạc đi tới. Thấy chuyện lạ, cụ hỏi, người ta nói cho cụ hiểu thì cụ lớn tiếng nói:
- Xin quý khán giả hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sỹ thì họ sẽ phi như bay về đích cho mà xem.
Quả vậy, cụ già gọi hai chàng trai đến bên cụ, cầm lấy tay họ và nói thầm vào tai từng người. Khi cụ bỏ tay họ ra thì cả hai kỵ sỹ đều chạy như bay tới ngựa, nhảy lên và phóng như bay về đích.
Cuối cùng, người thắng vẫn là người có ngựa về sau.
Vậy cụ già đã nói thầm điều gì với cả hai kỵ sỹ?

4. DU KHÁCH ĐANG Ở ĐÂU?
Có một du khách đến một trong hai thành phố A, B của một đất nước tuyệt đẹp. Người thành phố A luôn luôn nói thật, người thành phố B luôn luôn nói dối. Trong thành phố A có một số dân của thành phố B và ngược lại.
Bạn hãy suy nghĩ xem người khách cần phải đặt câu hỏi như thế nào khi gặp người đầu tiên để từ câu trả lời có thể biết được mình đang ở đâu?

5. QUÂN XANH, QUÂN ĐỎ
Tiến hành một trò chơi, các em thiếu niên chia làm hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội quân đỏ bao giờ cũng nói đúng, còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.
Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì?”. An trả lời không rõ, người phụ trách hỏi lại Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?”. Dũng nói “An trả lời bạn ấy là quân đỏ”, còn Cường nói: “An trả lời bạn ấy là quân xanh”.
Hỏi Dũng và Cường thuộc quân nào?
6. ĐẠO LUẬT TÀN ÁC
Ở một vương quốc nọ có ông vua tàn ác. Ông ta không muốn người lạ vào lãnh thổ của mình nên ra lệnh cho tất cả các lính biên phòng phải thi hành một đạo luật sau:
Bất kỳ một người nước khác lọt tới đều phải trả lời câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?”. Nếu người đó trả lời đúng thì đem dìm xuống nước, nếu trả lời sai thì đem treo cổ.
Một lần, có một người nông dân nước láng giềng vô tình đến một trạm biên phòng. Người lính ra câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?” và chuẩn bị hành tội anh ta.
Thế nhưng người nông dân thông minh đó đã trả lời một câu mà người lính biên phòng không thể xác định được đúng hay sai để hành tội anh ta theo đạo luật của nhà vua.
Vậy người nông dân đó đã trả lời như thế nào?

7. BỨC CHÂN DUNG AI?
Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?”. Trung trả lời: “Bố của người đó là người con trai duy nhất của ông bố người đang trả lời các bạn”.
Hỏi người trong ảnh là chân dung ai?
8. ANH THỢ CẠO TRONG THÔN
Người ta đưa ra một định nghĩa về anh thợ cạo trong thôn như sau:
“Gọi người đàn ông trong thôn là thợ cạo nếu anh ta cắt tóc cho tất cả những người trong thôn không tự cắt lấy”.
Hỏi: Với định nghĩa như vậy anh thợ cạo có tự cắt tóc cho mình hay không?
Trả lời:
- Nếu anh thợ cạo tự cắt cho mình thì mâu thuẫn với định nghĩa là anh ta chỉ cắt cho những ai không tự cắt lấy.
- Nếu anh thợ cạo không tự cắt cho bản thân anh ta thì cũng theo định nghĩa anh ta phải cắt cho anh ta, vẫn mâu thuẫn.
Bạn hãy xác định xem mâu thuẫn nảy sinh từ đâu?

9. THÀNH CÔNG CỦA TUỔI TRẺ
Tôi chơi cờ cũng khá nhưng hai người bạn thân của tôi là những tay cờ tuyệt diệu. Tôi chơi với mỗi người một ván và cả hai thắng tôi một cách dễ dàng. Có một người bạn nhỏ của tôi – mới 10 tuổi – chỉ mới biết các quy tắc chơi cờ nhưng lại cả quyết rằng sẽ chơi tốt hơn tôi. Để chứng tỏ điều đó cậu ta ra điều kiện:
“Tôi sẽ chơi cùng một lúc với cả hai người bạn của anh trên hai bàn cờ và chắc chắn tôi sẽ đạt kết quả tốt hơn anh là không thua cả hai người”.
Ta có thể giải thích sự thành công của người bạn nhỏ như thế nào?

10. NÓI TIÊN TRI
Trước đây ở một nước Á đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: Thần Sự Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người tới thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng của các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin.
Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật – thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối – thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?

11
31 tháng 12 2016

dài dử

cs mệt ko bn

nhìn đã choáng joi

3 tháng 3 2017

ko hieu 

Giả thuyết PoincaréHenri Poincare (1854-1912), là nhà vật lý học và toán học người Pháp,một trong những nhà toán học lớn nhất thế kỷ 19. Giả thuyết Poincarédo ông đưa ra năm 1904 là một trong những thách thức lớn nhất của toán học thế kỷ 20Lấy một quả bóng (hoặc một vật hình cầu), vẽ trên đó một đường cong khép kín không có điểm cắt nhau, sau đó cắt quả bóng theo đường vừa vẽ:...
Đọc tiếp
  1. Giả thuyết Poincaré
    Henri Poincare (1854-1912), là nhà vật lý học và toán học người Pháp,
    một trong những nhà toán học lớn nhất thế kỷ 19. Giả thuyết Poincarédo ông đưa ra năm 1904 là một trong những thách thức lớn nhất của toán học thế kỷ 20

    Lấy một quả bóng (hoặc một vật hình cầu), vẽ trên đó một đường cong khép kín không có điểm cắt nhau, sau đó cắt quả bóng theo đường vừa vẽ: bạn sẽ nhận được hai mảnh bóng vỡ. Làm lại như vậy với một cái phao (hay một vật hình xuyến): lần này bạn không được hai mảnh phao vỡ mà chỉ được có một.
    Trong hình học topo, người ta gọi quả bóng đối lập với cái phao, là một về mặt liên thông đơn giản. Một điều rất dễ chứng minh là trong không gian 3 chiều, mọi bề mặt liên thông đơn giản hữu hạn và không có biên đều là bề mặt của một vật hình cầu.
    Vào năm 1904, nhà toán học Pháp Henri Poincaré đặt ra câu hỏi: Liệu tính chất này của các vật hình cầu có còn đúng trong không gian bốn chiều. Điều kỳ lạ là các nhà hình học topo đã chứng minh được rằng điều này đúng trong những không gian lớn hơn hoặc bằng 5 chiều, nhưng chưa ai chứng minh được tính chất này vẫn đúng trong không gian bốn chiều.
  2. Vấn đề P chống lại NP
    Với quyển từ điển trong tay, liệu bạn thấy tra nghĩa của từ “thằn lắn” dễ hơn, hay tìm một từ phổ thông để diễn tả “loài bò sát có bốn chân, da có vảy ánh kim, thường ở bờ bụi” dễ hơn? Câu trả lời hầu như chắc chắn là tra nghĩa thì dễ hơn tìm từ.
    Những các nhà toán học lại không chắc chắn như thế. Nhà toán học Canada Stephen Cook là người đầu tiên, vào năm 1971, đặt ra câu hỏi này một cách “toán học”. Sử dụng ngôn ngữ lôgic của tin học, ông đã định nghĩa một cách chính xác tập hợp những vấn đề mà người ta thẩm tra kết quả dễ hơn (gọi là tập hợp P), và tập hợp những vấn đề mà người ta dễ tìm ra hơn (gọi là tập hợp NP). Liệu hai tập hợp này có trùng nhau không? Các nhà lôgic học khẳng định P # NP. Như mọi người, họ tin rằng có những vấn đề rất khó tìm ra lời giải, nhưng lại dễ thẩm tra kết quả. Nó giống như việc tìm ra số chia của 13717421 là việc rất phức tạp, nhưng rất dễ kiểm tra rằng 3607 x 3808 = 13717421. Đó chính là nền tảng của phần lớn các loại mật mã: rất khó giải mã, nhưng lại dễ kiểm tra mã có đúng không. Tuy nhiên, cũng lại chưa có ai chứng minh được điều đó.
    “Nếu P=NP, mọi giả thuyết của chúng ta đến nay là sai” – Stephen Cook báo trước. “Một mặt, điều này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề tin học ứng dụng trong công nghiệp; nhưng mặt khác lại sẽ phá hủy sự bảo mật của toàn bộ các giao dịch tài chính thực hiện qua Internet”. Mọi ngân hàng đều hoảng sợ trước vấn đề lôgic nhỏ bé và cơ bản này!
  3. Các phương trình của Yang-Mills
    Các nhà toán học luôn chậm chân hơn các nhà vật lý. Nếu như từ lâu, các nhà vật lý đã sử dụng các phương trình của Yang-Mills trong các máy gia tốc hạt trên toàn thế giới, thì các ông bạn toán học của họ vẫn không thể xác định chính xác số nghiệm của các phương trình này.
    Được xác lập vào những năm 50 bởi các nhà vật lý Mỹ Chen Nin Yang và Robert Mills, các phương trình này đã biểu diễn mối quan hệ mật thiết giữa vật lý về hạt cơ bản với hình học của các không gian sợi. Nó cũng cho thấy sự thống nhất của hình học với phần trung tâm của thể giới lượng tử, gồm tương tác tác yếu, mạnh và tương tác điện từ. Nhưng hiện nay, mới chỉ có các nhà vật lý sử dụng chúng…
  4. Giả thuyết Hodge
    Euclide sẽ không thể hiểu được gì về hình học hiện đại. Trong thế kỷ XX, các đường thẳng và đường tròn đã bị thay thế bởi các khái niệm đại số, khái quát và hiệu quả hơn. Khoa học của các hình khối và không gian đang dần dần đi tới hình học của “tính đồng đẳng”. Chúng ta đã có những tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc phân loại các thực thể toán học, nhưng việc mở rộng các khái niệm đã dẫn đến hậu quả là bản chất hình học dần dần biến mất trong toán học. Vào năm 1950, nhà toán học người Anh William Hodge cho rằng trong một số dạng không gian, các thành phần của tính đồng đẳng sẽ tìm lại bản chất hình học của chúng…
  5. Giả thuyết Riemann
    2, 3, 5, 7, …, 1999, …, những số nguyên tố, tức những số chỉ có thể chia hết cho 1 và chính nó, giữ vai trò trung tâm trong số học. Dù sự phân chia các số này dường như không theo một quy tắc nào, nhưng nó liên kết chặt chẽ với một hàm số do thiên tài Thụy Sĩ Leonard Euler đưa ra vào thế kỷ XVIII. Đến năm 1850, Bernard Riemann đưa ra ý tưởng các giá trị không phù hợp với hàm số Euler được sắp xếp theo thứ tự. Giả thuyết của nhà toán học người Đức này chính là một trong 23 vấn đề mà Hilbert đã đưa ra cách đây 100 năm. Giả thuyết trên đã được rất nhiều nhà toán học lao vào giải quyết từ 150 năm nay. Họ đã kiểm tra tính đúng đắn của nó trong 1.500.000.000 giá trị đầu tiên, nhưng … vẫn không sao chứng minh được. “Đối với nhiều nhà toán học, đây là vấn đề quan trọng nhất của toán học cơ bản” – Enrico Bombieri, giáo sư trường Đại học Princeton, cho biết. Và theoDavid Hilbert, đây cũng là một vấn đề quan trọng đặt ra cho nhân loại. Bernhard Riemann (1826-1866) là nhà toán học Đức.
    Giả thuyết Riemann do ông đưa ra năm 1850 là một bài toán có vai trò cực kỳ quan trọng đến cả lý thuyết số lẫn toán học hiện đại.
  6. Các phương trình của Navier-Stokes
    Chúng mô tả hình dạng của sóng, xoáy lốc không khí, chuyển động của khí quyển và cả hình thái của các thiên hà trong thời điểm nguyên thủy của vũ trụ. Chúng được Henri Navier và George Stokes đưa ra cách đây 150 năm. Chúng chỉ là sự áp dụng các định luật về chuyển động của Newton vào chất lỏng và chất khí. Tuy nhiên, những phương trình của Navier-Stokes đến nay vẫn là một điều bí ẩn của toán học: người ta vẫn chưa thể giải hay xác định chính xác số nghiệm của phương trình này. “Thậm chí người ta không thể biết là phương trình này có nghiệm hay không” – nhà toán học người Mỹ Charles Fefferman nhấn mạnh – “Điều đó cho thấy hiểu biết của chúng ta về các phương trình này còn hết sức ít ỏi”.
  7. Giả thuyết của Birch và Swinnerton-Dyer
    Những số nguyên nào là nghiệm của phương trình x^2 + y^2 = z^2 ? có những nghiệm hiển nhiên, như 3^2 + 4^2 = 5^2. Và cách đây hơn 2300 năm, Euclide đã chứng minh rằng phương trình này có vô số nghiệm. hiển nhiên vấn đề sẽ không đơn giản như thế nếu các hệ số và số mũ của phương trình này phức tạp hơn… Người ta cũng biết từ 30 năm nay rằng không có phương pháp chung nào cho phép tìm ra số các nghiệm nguyên của các phương trình dạng này. Tuy nhiên, đối với nhóm phương trình quan trọng nhất có đồ thị là các đường cong êlip loại 1, các nhà toán học người Anh Bryan Birch và Peter Swinnerton-Dyer từ đầu những năm 60 đã đưa ra giả thuyết là số nghiệm của phương trình phụ thuộc vào một hàm số f: nếu hàm số f triệt tiêu tại giá trị bằng 1 (nghĩa là nếu f(1)= 0), phương trình có vô số nghiệm. nếu không, số nghiệm là hữu hạn.
    Giả thuyết nói như thế, các nhà toán học cũng nghĩ vậy, nhưng đến giờ chưa ai chứng minh được…

    Người ta thấy vắng bóng ngành Giải tích hàm (Functional analysí) vốn được coi là lãnh vực vương giả của nghiên cứu toán học. Lý do cũng đơn giản : những bài toán quan trọng nhất của Giải tích hàm vừa mới được giải quyết xong, và người ta đang đợi để tìm được những bài toán mới. Một nhận xét nữa : 7 bài toán đặt ra cho thế kỉ 21, mà không phải bài nào cũng phát sinh từ thế kỉ 20. Bài toán P-NP (do Stephen Cook nêu ra năm 1971) cố nhiên là bài toán mang dấu ấn thế kỉ 20 (lôgic và tin học), nhưng bài toán số 4 là giả thuyết Riemann đã đưa ra từ thế kỉ 19. Và là một trong 3 bài toán Hilbert chưa được giải đáp !
    Một giai thoại vui: Vài ngày trước khi 7 bài toán 1 triệu đôla được công bố, nhà toán học Nhật Bản Matsumoto (sống và làm việc ở Paris) tuyên bố mình đã chứng minh được giả thuyết Riemann. Khổ một nỗi, đây là lần thứ 3 ông tuyên bố như vậy. Và cho đến hôm nay, vẫn chưa biết Matsumoto có phải là nhà toán học triệu phú đầu tiên của thế kỉ 21 hay chăng..
9
17 tháng 3 2016

đền tiền thuốc mắt đi ! đọc xong hoa hít mắt rùi

17 tháng 3 2016

hay quá, h em rồi em h lại cho

DD
9 tháng 6 2021

Gọi số câu trả lời đúng ở mỗi phần lần lượt là \(a,b\)câu, \(a,b\inℕ^∗;a\le8;b\le10\).

Số câu trả lời sai ở phần A là \(10-2-a=8-a\)(câu).

Tổng số điểm Nam đạt được là: 

\(4a-\left(8-a\right)+6b=49\)

\(\Leftrightarrow5a+6b=57\)

Ta có: \(6\equiv1\left(mod5\right)\Rightarrow6b\equiv b\left(mod5\right)\)mà \(57\equiv2\left(mod5\right)\)nên \(b\equiv2\left(mod5\right)\)

do đó \(b=2\)hoặc \(b=7\).

Thử \(2\)giá trị trên chỉ thu được một nghiệm thỏa mãn là \(\left(a,b\right)=\left(3,7\right)\).

Vậy số câu trả lời đúng của Nam ở mỗi phần lần lượt là \(3,7\)câu.