Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tên bài đọc là “Nụ cười trẻ thơ”.
- Bài thơ rất hay nói về nụ cười hồn nhiên của các em thiếu nhi góp phần làm thế giới tươi vui, đẹp hơn. Trẻ em là măng non Tổ quốc.
- Tên bài đọc: Văn hay chữ tốt, Tài năng của bạn, Nghệ thuật thư pháp nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam.
- Cảm nghĩ của em: Qua các bài đọc em thêm hiểu hơn về những nét nghệ thuật, trân trọng và hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện trong các bộ môn nghệ thuật.
- Tên bài đọc: Chú gấu bông đáng yêu. Chú gấu trông thật ngộ nghĩnh, toàn thân được phủ một lớp lông màu nâu sẫm, sờ vào nghe mềm mại như lông cừu. Cái đầu tròn như quả dừa khô, hai cái tai dựng đứng như hai chiếc lá táo.
- Em rất thích món đồ chơi và luôn giữ gìn nó.
- Bài đọc “Chú sang xông nhà cho Bác” thể hiện tình cảm, sự yêu thương của Bác với những người xung quanh. Bác luôn quan tâm tới tất cả mọi người bằng sự chân thành, thấu hiểu.
- Tên bài đọc Câu chuyện kỳ lạ về Miyoshi Takei - "Ông tổ" của quần vợt mù.
- Sau khi đọc bài em thấy hâm mộ và cảm phục ý chí của ông tổ quần vợt mù Takei. Thể thao có sức mạnh diệu kì.
- Tên bài thơ mà em yêu thích là bài “Trường em” của tác giả Nguyễn Bùi Vợi. Những từ ngữ hay trong bài mà em ấn tượng đó là: đỏ hồng, reo quanh, vẫy chào, chân nhanh tới trường, …
Trường em ngói mới đỏ hồng
Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh
Gió về đồng lúa reo quanh
Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường.
https://soanvan.net/giai-bai-2-doc-mot-bai-tho-ve-truong-hoc-sgk-tieng-viet-2-tap-1-chan-troi-sang-tao-sgk13820.html
Bạn ghi tham khảo nha :3
- Tên bài đọc: Phát minh nho nhỏ
- Sau khi đọc xong em thấy câu chuyện rất hay và thú vị. Giúp em hiểu thêm một hiện tượng trong cuộc sống.
Bài tham khảo 1:
Bài thơ “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho chúng ta biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Và tớ rất ấn tượng về tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.
Bài tham khảo 2:
Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tớ đặc biệt chú ý bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì nhìn cũng đáng yêu.
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.
Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói :
- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Ni-ki-ta thắc mắc :
- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?
Bà mỉm cười :
- Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả nhũng con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
Theo GIÉT-XTÉP
b)
Em thích được vẽ
Về luật lệ giao thông
Trên ngã tư đường phố
Em vẽ cái đèn đỏ
Báo mọi người không đi
Em vẽ cái đèn vàng
Cho mọi người chuẩn bị
Em vẽ cái đèn xanh
Cho mọi người cùng bước
Em nhớ lời cô dạy
Khi qua ngã tư đường
Em chỉ được sang đường
Khi đèn xanh bật sáng.
Tác giả: Trần Thị Mai (Lai Châu)
- Bài thơ nói về đèn đường gia thông.
- Em thích hình ảnh cô dạy sang đường khi đèn xanh bật sáng vì đây là một điều rất đúng và cần thiết
- Tên bài đọc “Con nuôi”. Đề cao sự nuôi dưỡng của gia đình với trẻ em.
- Em thấy yêu gia đình hơn và trân trọng tình cảm gia đình.