Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em rất thích đọc và nghe kể những câu chuyện cổ tích. Điều thú vị nhất là từ những chi tiết hoang đường, kì ảo tạo nên sự hấp dẫn lạ lùng của câu chuyện.Trong kho tang truyện cổ tích dân gian Việt Nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật em thích, ấn tượng nhất chính là ông Tiên (Bụt), đại diện cho sự công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai.Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội xưa. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị.
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có lần, vào buổi trưa em nằm trên chiếc võng dưới bụi tre, sau hè nhà ngoại đọc truyện. Những cơn gió mát đưa em chìm vào giấc ngủ. Một vầng hào quang chói lọi làm em hoa cả mắt. Trước mặt em là một cụ già khoảng tuổi ông ngoại em. Râu tóc bạc phơ, cưỡi làn mây trắng. Tay cầm cây gậy phép. Trang phục của ông toàn màu trắng.
Đưa đôi mắt hiền từ nhìn em và nói với giọng trầm ấm, vang xa :“Ta là ông Bụt trong các truyện cổ tích đây”. Em tự hỏi …Sao con được gặp Bụt nhỉ? Trong truyện cổ tích khi nào con người gặp khó khăn Bụt mới hiện ra giúp đỡ. Mà con có chuyện gì khó khăn đâu? Thật là kì lạ!? Em đang suy nghĩ miên man… thì bỗng Bụt cười to, xoa đầu em và nói: ”Con được gặp ta là do con bấy lâu nay ngoan ngoãn, học giỏi, làm vừa lòng cha mẹ, ai cũng khen nên ta đến để thưởng cho con một món quà.
Ông bụt liền chĩa chiếc gậy phép vào người em. Từ chiếc gậy tuôn ra bao nhiêu là những ngôi sao nhỏ. Những ngôi sao ấy bay quanh người em. Những ngôi sao ấy bay tới đâu, em lại có cảm giác lâng lâng đến đấy.Bỗng chú cún con tinh nghịch liếm vào chân em giật mình tỉnh giấc, Ông bụt bất ngờ biến mất. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ.Tỉnh dậy rồi mà em vẫn còn luyến tiếc giấc mơ đó…” không biết quà ông Bụt cho mình là gì nhỉ?”.
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
buổi tối , làng mất điện.Bà trải chiếu ra sân.Nồi đậu lành luộc nóng hổi , thơm lừng khắp nhà , ngoài ngõ những gương mặt quê hương rạng rỡ.Bống và Đốm vui lắm chưa bao giờ hai chị em được dự một bữa tiệc như vậy.Bữa tiệc giản dị,lẫm đậu luộc và những câu chuyện bà kể thật thú vị.
Mỗi sự vật trong khổ thơ thứ hai được miêu tả bằng những từ ngữ:
Mía: ngọt lịm đường.
Đồng bãi: xanh.
Đồi nương: xanh biếc.
Cam: ngọt.
Xoài: ngon.
Nông trại: vàng.
Ong: lạc đường hoa.
Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.........
tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: mới,xù lông nhím.
tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động: tò mò,thật vui vẻ.
mình ko bt cách gạch chân nên mình viết thế này
Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.........
tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: mới,xù lông nhím.
tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động: tò mò,thật vui vẻ.
mình ko bt cách gạch chân nên mình viết thế này
4. Thứ Bảy tuần trước, em đã làm được một việc tốt.
1. Sáng sớm, em cùng bố mẹ đi xe buýt tới thăm ông bà.
6. Bố mẹ nhường cho em ngồi vào chiếc ghế trống duy nhất.
3. Ở trạm dừng chân tiếp theo, một người phụ nữ bế em nhỏ lên xe.
7. Em đứng lên, nhường chỗ cho hai mẹ con người phụ nữ.
5. Người phụ nữ cảm ơn và khen em ngoan.
2. Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.
......................nhảy nhót, chuyền từ cành này sang cành khác.
=> Những chú chim nhảy nhót, chuyền từ cành này sang cành khác.
Sóc nhảy nhót, chuyền từ cành này sang cành khác.
Em năm nay đã là học sinh lớp 6 nhưng vẫn còn ham chơi , thường xuyên để cha mẹ nhắc nhở , trách phạt . Nhưng ở cái tuổi này có vẻ em còn ương bướng lắm . Cho đến hôm nay , trong tiết giáo dục công dân , em được nghe câu chuyện Bác Hồ với thiếu nhi em mới ngộ ra nhiều điều và có thêm được nhiều bài học.
Đó là câu chuyện : Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam .
Nhân chuyến công tác tại miền Nam , Bác đã có chuyến thăm trường thiếu nhi miền Nam. Hay tin Bác sẽ đến thăm nên các thầy cô, các bạn thiếu nhi trong trường háo hức lắm . Mọi người đều dọn dẹp , chuẩn bị thật tỉ mỉ và kĩ càng để chào đón Bác . Khi Bác đến thăm , mọi người đều ùa ra đón Bác mời Bác ra hội trường đã chuẩn bị sẵn . Nhưng Bác lại muốn các cô dẫn ra nhà bếp và phòng ngủ để xem các cháu của Bác ăn no, ngủ ấm và chăm sóc có được chu đáo không . Rồi Bác lấy kẹo chia cho từng cháu nhưng có một bạn đứng nép ngoài mép cửa với gương mặt buồn rượu.
Thấy vậy ,Bác gọi lại hỏi chuyện :
-Cháu tên là gì ? Vì sao đứng ở đây?
Cậu bé đáp rằng cậu tên là Tộ , vì phạm lỗi không rửa tay , để tay bị bẩn nên bị các cô chú phạt không được nhận kẹo của Bác . Nghe chuyện , Bác chỉ cười và bảo Tộ đi rửa tay rồi Bác sẽ cho kẹo.Sau đó , Bác dạy :
- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.
Tộ cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác . Từ đấy, Tộ cũng luôn giữ bàn tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
Qua câu chuyện trên , em thấy thật xấu hổ vì mình còn để bố mẹ phải nhắc nhở nhiều lần mà còn ương bướng không nghe. Và em cũng như bạn Tộ trong câu chuyện đều cảm động trước sự dạy bảo và chăm sóc ân cần của Bác. Đối với Bác , mọi thiếu nhi trên đất nước đều là cháu của Bác và cháu nào cũng ngoan , cũng đáng được yêu thương . Em cảm thấy rất yêu quý , trân trọng và biết ơn Bác . Về những việc Bác đã làm cho Tổ quốc , những sự hi sinh không thể tả thành lời ;những sự dạy bảo ; những tình yêu dành cho thiếu nhi nói riêng và đồng bào nói chung . Bác dành cả cuộc đời dành cho Tổ quốc máu thịt chỉ vì một ham muốn tột bậc “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã cống hiến cả thanh xuân tuổi trẻ , cuộc đời vì độc lập dân tộc ,vì sự tự do của muôn dân và vì tình yêu cho thiếu nhi , cho đồng bào. Đến tận lúc ra đi người vẫn còn lo lắng cho miền Nam máu thịt , lo lắng vì đại sự dân tộc vẫn chưa thành -đất nước chưa được giải phóng hoàn toàn và để lại muôn vàn tình thương “ Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”. Tuy rằng người đã ra đi và rất nhiều thế hệ sau chưa từng tận mắt thấy , tận tai nghe và được cảm nhận tình thương của Bác . Nhưng những thế hệ ấy và em đều hiểu được , cảm nhận được , ghi nhớ những tình cảm , tấm lòng và tình yêu mà Bác dành cho quốc gia dân tộc . Chính như nhà thơ Tố Hữu đã viết :
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
Là một công dân được thừa những thành quả hi sinh của Bác , của các anh cha đi trước , em nhận thấy bản thân cần có nghĩa vụ và trách nhiệm sao cho xứng đánh với những thành quả ấy . Và học theo lời dạy của Bác “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” . Còn là một học sinh nên em sẽ cố gắng học tập thật tốt , chăm ngoan , nghe lời cha mẹ để cố gắng trở thành học sinh mẫu mực , con ngoan trò giỏi và xứng là cháu ngoan Bác Hồ . Đồng thời cũng sẽ luôn trau dồi kiến thức văn học , lịch sử , địa lí để có thể biết thêm nhiều hơn sự cống hiến của Bác , của cha anh để có được đất nước độc lập hôm nay . Rèn luyện trí tuệ và sức khỏe để trở thành một công dân toàn diện để có thể cống hiến cho quê hương , đất nước.
Mong rằng từ câu chuyện Bác với thiếu nhi và những cảm nhận của em thì cả em và những em , những bạn và cảnh những anh chị sẽ có thể thổi lên ý chí học tập rèn luyện vì bản thân , vì đất nước .
các bạn trả lời nhanh hộ mình với nhé. sáng mai mình đi học rồi
Ai trả lời mình tick cho nhé