Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,Biện pháp tu từ:Hoán dụ(lấy một bộ phận để gọi toàn thể)
Nội dung:Tư''bàn tay'' ở đây ngụ ý chỉ sự lao động,vất vả,khó nhọc của người nông dân quanh năm suốt tháng lao động miệt mài,không bao giờ ngơi tay cho đến khi hoàn thành công việc
b,Biện pháp tu từ :Hoán dụ(lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng)
Nội dung:Từ ''trái đất'' ngụ ý chỉ dù Bác Hồ ở đâu,làm gì,...nhưng những hành động,suy nghĩ và sự nhiệt huyết của Bác
sẽ in đậm,hằn sâu trong tâm trí mọi người.Truyền tụ cho các thế hệ non trẻ sau này,..Dù Bác đã băng hà từ năm 1969 nhưng vào ngày 2-9:Kỉ niệm ngày quốc khánh cũng là ngày Bac-một vị lãnh tụ số một đã sinh ra đời.Cũng sắp đến ngày mùng 2 tháng 9 nhưng nhân dân Việt Nam và nhân dân quốc tế nói chung sẽ thầm nhắc mãi trong tim:''Nhớ mãi tên người Hồ Chí Minh''
ks nhé!Học tốt!:))
a) Phép tu từ : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Tác dụng : Lấy bàn tay là bộ phận để chỉ cái toàn thể là con người lao động
b) Phép tu từ : Vì sao Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh?
Tác dụng : Lấy Trái Đất là vật chứa đựng để chỉ người trên Trái Đất là vật bị chứa đựng
Câu 1:
a) - Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới.
- Văn bản thuộc thể loại kí.
- Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Bài "Cây tre Việt Nam" là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta.
b) Tre / mang lại cho con người vô vàn lợi ích.
CN VN
c) Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu "Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp". Việc sử dụng biện pháp tu từ này nhằm nhấn mạnh sự gắn bó lâu đời của tre - người bạn thân của nông dân Việt Nam với đời sống của nhân. Ngoài ra, Thép Mới còn sử dụng biện pháp nghệ thuật này trong câu văn "Tre là cánh tay của người nông dân". Tác giả ví "tre" là "cánh tay của người nông dân". Cách so sánh bằng được dùng giúp cho bạn đọc hiểu được vai tro quan trọng, to lớn của tre với nông dân Việt Nam.
d) Để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, em cần:
+ Không vứt rác bừa bãi
+ Tuyên truyền với mọi người không chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, trái phép
...
Câu 2:
a) Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè
Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
b) Lượm / là một chú bé liên lạc dũng cảm và gan dạ.
CN VN
Câu 3:
a) Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: nhân hóa sự vật "tre" với động từ "giữ"
b) Việc sử dụng biện pháp nhân hóa nhằm nhấn mạnh vai trò hữu ích của tre đối với những người nông dân Việt Nam. Tre như một người lính dũng cảm đứng hiên ngang ở đầu làng bảo vệ làng xóm, chăm đồng lúa chín, canh giữ nước nhà. Biện pháp tu từ độc đáo này đã giúp cho hình ảnh cây tre hiện lên trong tâm trí người đọc một cách sâu sắc và đẹp nhất. Tre chính là biểu tượng tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam ta từ xưa cho tới tận ngày nay.
Câu 4: (bạn có thể viết thêm nhé)
Mun / là tên của chú chó nhà em. Nó / đã gắn bó với gia đình trong suốt gần 2 năm qua. Nó / khoác trên mình bộ lông màu vàng tuyệt
CN VN CN VN CN VN
đẹp. Bộ lông ấy mềm, mượt, khiến em cứ mê mẩn vuốt ve chú cún mãi! Cái đuôi của Mun cứ suốt ngày ve vẩy một cách nhẹ nhàng. Mỗi khi em đi học về, chó Mun lại chạy ra ríu rít lấy chân em. Cái đuôi lúc đó lại ngoe nguẩy liên tục. Nghĩ lại mà thấy đáng yêu làm sao...
1a,
- Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
- Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.
1b
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Câu ca dao nói về tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó. Qua đó ngầm ca ngợi đứa tính thương chồng thương con, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam.
Chồng ta áo rách ta thương
Chính là tình cảm yêu thương chân thành vô vị lợi mà người vợ dành cho chồng, không màng đến tiền bạc vật chất. Chồng dù nghèo, áo rách nhưng vẫn thương hết lòng.
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Giàu sang phú quý vật chất dồi dào nhưng những thứ đó là của người khác, chứ không thuộc về chồng mình. Người phụ nữ có chồng trong bài không so sánh chồng mình với chồng người khác, không vì cái áo rách mà tủi thân với áo gấm xông hương … “Mặc người” là một sự khằng định chắc chắn cho tấm lòng thương chồng, thủy chung của người phụ nữ. Dù thế nào, cũng một lòng một dạ thương yêu gắn bó với chồng của mình. Ngoài ra, từ biện pháp đối chữ “chồng ta” và “chồng người”, áo rách và áo gấm, thương = mặc (bỏ mặc) làm cho câu ca dao trở nên sống động và dí dỏm.
biện pháp tu từ ẩn đụ
tác dụng : tăng sức gợi hình gợi cảm
nêu lên rằng sự chăm chỉ có thể làm bất cứ điều gì mà ta muốn
1. a. PTBĐ chính của văn bản trên là biểu cảm.
b. Nội dung đoạn văn trên là thể hiện tinh thần lao động hăng say.
2. a. Biện pháp tu từ hoán dụ: bàn tay ta.
b. Tác dụng: khiến hình ảnh thơ cụ thể hơn, gợi ra sức lao động của con người.
3. Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua những câu thơ là khi con trẻ hay lao động hăng say, hết mình; hãy yêu lao động, làm việc chăm chỉ sẽ có được thành quả tốt đẹp.