Có một...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nơi tuổi thơ em

 

Có một dòng sông xanh

Bắt nguồn từ sữa mẹ

Có vầng trăng tròn thế

Lửng lơ khóm tre làng

Có bảy sắc cầu vồng

Bắc qua đồi xanh biếc

Có lời ru tha thiết

Ngọt ngào mãi vành môi    

 

Có cánh đồng xanh tươi

Ấp yêu đàn cò trắng

Có ngày mưa tháng nắng

Đọng trên áo mẹ cha

Có một khúc dân ca

Thơm lừng hương cỏ dại

Cỏ tuổi thơ đẹp mãi

Là đất trời quê hương

 

Nguyễn Lãm Thắng

2- Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do              

B.  Lục bát           

C. Ngũ ngôn                  

D. Tứ tuyệt

Câu 2: Từ “đọng” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ           

B.  Động từ          

C.  Tính từ           

D.  Từ đơn

Câu 3: Xác định từ láy?

A. 2            

B. 3            

C. 4                       

D. 5

Câu 4: Xác định từ ghép trong những từ sau:

A. Lửng lơ

B. Quê hương

C. Gầy gò

D. Xanh xao

Câu 5: Nội dung của đoạn thơ là:

A. Miêu tả vẻ đẹp cảnh dòng sông.

B. Kỉ niệm của bạn nhỏ về lời ru.

C. Tuổi thơ trong trẻo.

D. Tuổi thơ đẹp, đầy ắp những hình ảnh và kỉ niệm gắn liền với quê hương của mỗi con người.

Câu 6: Biện pháp tu từ được sử dụng xuyên suốt trong bài thơ là:

A. Ẩn dụ 

B. Nhân hóa

C. Điệp ngữ

D. So sánh

Câu 7: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng xuyên suốt trong bài thơ là:

A. Nhấn mạnh niềm tự hào, cảm xúc về tuổi thơ trong trẻo đầy ắp những hình ảnh và kỷ niệm gắn liền với quê hương.

B. Nhấn mạnh tình yêu thương, sự vất vả cả cha mẹ.

C. Nhấn mạnh cảm xúc vui tươi, hồ hởi của trẻ nhỏ.

D. Liệt kê những sự vật, sự việc in dấu trong kí ức tuổi thơ.

Câu 8: Nhân vật em nhỏ trong bài thơ cho rằng: Tuổi thơ đẹp là tuổi thơ gắn liền với điều gì?

A. Quê hương

B. Cha mẹ

C. Cánh đồng

D. Lời ru

Câu 9: Cảm xúc chính của bạn nhỏ được thể hiện trong bài thơ là gì?

A. Tình yêu yêu hương dạt dào.

B. Trân trọng những niềm vui thở ấu thơ mà hiện nay không còn.

C. Tự hào về kỷ niệm thơ ấu đầy đẹp đẽ, hồn nhiên.

D. Trân trọng kỷ niệm đẹp của tuổi thơ, yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương.

Câu 10: Bài thơ mang lại cho em nhưng cảm xúc, suy nghĩ gì về những kỉ niệm tuổi thơ và quê hương ? (trình bày bằng một đoạn văn 3 – 5 dòng)
 (Mọi người ơi?Cùng giúp mk làm bài này nhé!)Thank you!

3
9 tháng 11 2021

Câu 1 : C

Câu 2 : D ( nghĩ v ) 

9 tháng 11 2021

3.B

4.B

5.D

 

21 tháng 11 2021

giúp mình với!!!!

 

21 tháng 11 2021

Điệp từ "có" tác dụg chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

18 tháng 10 2018
DANH TỪ CHUNG

vua,công ơn,tráng sĩ,đền thờ,làng,xã,huyện,ngày,miền,đất,nước,vị,thần,nòi,rồng,tên

DANH TỪ RIÊNG

Phù Đổng Thiên Vương,Gióng,Phù Đổng,Gia Lâm,Hà Nội,Lạc Việt,Bắc Bộ,Long Nữ,Lạc Long Quân
,

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau:Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm.Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Khong nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm.Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Khong nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho tôi là giỏi.Những gã nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

a)    Tìm trong đoạn văn trên từ 1-2 ví dụ cho mỗi từ loại theo bảng sau:

 

Từ loại

Ví dụ

Danh từ

 

Động từ

 

Tính từ

 

Số từ

 

Lượng từ

 

Chỉ từ

 

Phó từ

 

 

b)Tìm trong đoạn văn trên từ 1-2 ví dụ cho cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ.

1
22 tháng 4 2019

a, Danh từ :cào cào ,khoeo chân ...

Động từ :đi, đứng, cà khịa ...

Tính từ : giỏi, ngông cuồng, tài ba...

Lượng từ : tất cả, mấy, mỗi...

Chỉ từ : ấy

Phó từ: đã , cũng , lắm...

b, Cụm danh từ : anh Gọng Vó, mấy chị Cào Cào...

Cụm động từ :Dám cà khịa , đá một cái

Cụm tính từ: vừa ngơ ngác dưới đầm lên,...

Study well

30 tháng 9 2019

CON RỒNG CHÁU TIÊN nha ^^

30 tháng 9 2019

1. Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.

2. Kể sương sương việc Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau và việc Âu cơ đẻ trăm trứng 

3. Kể Lạc Long Quân từ biệt Âu Cơ và đưa 50 con trở về biển. Âu Cơ đưa 50 con lên rừng

4. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.  Cũng bởi sự tích này mà về sau người Việt Nam ta thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

~ Hok tốt ~

mn người giúp mk nhaCâu 1 (0,5 điểm): Cho biết từ gạch chân trong câu sau thuộc kiểu từ loại nào xét về mặt cấu tạo:"cười khanh khách"A. Từ láy                                             B. Từ đơnC. Từ ghép                                         D. Danh từCâu 2 (0,5 điểm): Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn:A. Sơn hà                                        ...
Đọc tiếp

mn người giúp mk nha

Câu 1 (0,5 điểm): Cho biết từ gạch chân trong câu sau thuộc kiểu từ loại nào xét về mặt cấu tạo:

"cười khanh khách"

A. Từ láy                                             B. Từ đơn

C. Từ ghép                                         D. Danh từ

Câu 2 (0,5 điểm): Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn:

A. Sơn hà                                           C. Sính lễ

B. Thách cưới                                     D. Ngựa sắt

Câu 3 (0,5 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống sao cho đúng với nghĩa đã được cho trước:

... : của cải riêng của một người, một gia đình.

A. Gia tiên                                          B. Gia đình

C. Tài sản                                          D. Gia tài

Câu 4 (1 điểm): Hãy nối một ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp:

Cột ACột BNối
1. Từ thuần Việta. Giang sơn1 -
2. Từ Hán Việtb. Đi học2 -
3. Từ mượn ngôn ngữ Ấn - Âuc. Công nhân3 -
 d. Mít tinh 
 

 

II. Phần tự luận (7 điểm):

Câu 1 (3 điểm): Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển? Từ chân trong hai ví dụ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển?

  • Anh ấy bị thương ở chân. (1)
  • Ông ấy có chân trong Hội đồng quản trị. (2)

Câu 2 (2,5 điểm): Thế nào là cụm danh từ? Xác đinh cụm danh từ và vẽ mô hình cho cụm danh từ đó trong câu sau:

Bố em mới mua cho em một cây bút thật đẹp.

Câu 3 (1,5 điểm): Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu sau và viết lại cho đúng:

Quá trình học tập là quá trình tiếp thu tri thức nhân loại.

giúp vs nha mn

1
14 tháng 10 2018

1c

2c

3d

4: 1-b  2-a   3-d

phần 2

câu 1

- Trong từ nhiều nghĩa, bao giờ cũng có nghĩa gốc. Hiện tượng thay đổi nghĩa từ nghĩa gốc ban đầu của từ gọi là chuyển nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển nghĩa.

- Thông thường, trong câu từ chỉ có một nghĩa . Nhưng cũng có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa, cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật.

- Nghĩa gốc là nghĩa của từ ấy lúc ban đầu. Nghĩa chuyển là nghĩa biến đổi của từ đó qua thời gian, cách dùng của nhiều trường hợp khác nhau

- trong hai từ chân thì từ chân câu 1 là nghĩa gốc, từ chân câu 2 là nghĩa chuyển

câu 2: Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới.

- trong câu cụm danh từ là một cây bút thật đẹp

câu 3: từ dùng sai: tri thức

từ đúng : kiến thức

Các cô chú thông cảm, có gì sai thì gửi lại cho cháu