K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2018

Nước ta là nước ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao vai trò của việc học. Song mỗi người lại có những phương pháp, mục đích học tập khác nhau. Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Lời nhận định trên của UNESCO đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn đối với mỗi cá nhân.

Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội và nhất là học để con người học cách chung sống cùng cộng đồng. Quá trình học của con người diễn ra một cách liên tục, người ta học ở mọi lúc và mọi nơi. Như nhà cách mạng vĩ đại nước Nga đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi" (Lê-nin). "Học để biết" là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang hiểu biết cá nhân. "Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" là cách con người ta áp dụng những lí thuyết vào trong thực tế lao động và sản xuất, học cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống thường nhật. Và từ việc học để biết, học để làm, học để chung sống sẽ tạo cho mỗi cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội để tự khẳng định mình.

UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có được mục tiêu học tập đúng đắn con người mới xác định rõ phương pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn thế nữa điều này còn phù hợp với đất nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO đề cập tới là "học để biết". Mục tiêu này được đặt lên hàng đầu là bởi: Kho tàng trí tuệ của nhân loại là vô tận mà con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Con người phải không ngừng học tập để tiếp nhận và bắt kịp với những tri thức đang ngày càng mở rộng của nhân loại. Học mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Học đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. Học đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tới ngày mai, và để hiểu sâu sắc hơn về thực tại. Quan trọng hơn cả việc học để biết sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện và áp dụng vào công việc sau này. Vậy nên con người phải không ngừng lĩnh hội những tri thức của nhân loại để làm giàu thêm hiểu biết cá nhân.

Chỉ khi con người đã lĩnh hội tri thức và vận dụng nó một cách thuần thục vào đời sống thì việc học tập đó mới thực sự là có ý nghĩa: "học để làm". Thực hành bằng chính sức lực của mình sẽ giúp con người kiểm tra được mức độ hiểu biết của bản thân. Không phải bất kì ai học giỏi là sẽ làm tốt. Khi các đề án, dự thảo của những giáo sư, tiến sĩ không được áp dụng vào thực tế thì đó chỉ là những lí thuyết xuông. Những thứ ấy trở nên vô giá trị khi chỉ được lưu giữ trong bảo tàng, trong thư viện như một kỉ niệm lịch sử. Bởi việc học và hành phải đi liền với nhau mới mang lại kết quả cao. "Học để biết" sẽ giúp cho "học để làm" được thuần thục và tránh được những sai sót không đáng có trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tế.

Mặc dù không được học tập một cách bài bản như những giáo sư hay tiến sĩ, song những người nông dân lại biết vận dụng một cách sáng tạo những gì họ chứng kiến và họ hiểu rõ mục đích , cái mà họ thực sự cần trong đời sống sản xuất. Họ học trên chính ruộng đồng, trên những luống cày, họ học bằng chính mồ hôi và nước mắt. Họ đúc rút từ quá trình lao động và tự đi tìm kiếm những giải pháp giúp cho cuộc sống đỡ vất vả, khó khăn, để sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn công sức hơn. Nhà khoa học Lương Định Của đã tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt cho những người nông dân. Không những vậy ông còn là người biết áp dụng những gì đã nghiên cứu vào đời sống thực tại. Trong một lần đi trên đường, ông nhìn thấy bà con cấy dưới ruộng ông đã khuyên mọi người cấy ngửa tay cho nhanh và cây lúa sẽ nhanh bén rễ. Mọi người tưởng rằng đó chỉ là những lí thuyết xuông nên đã mời ông xuống cấy thi. Nhà khoa học nhận lời, bước xuống ô tô rồi ông xuống ruộng và cấy. Ông cấy thi với một chị cấy nhanh nhất ở đó. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ông đã bỏ xa chị kia, ông không chỉ cấy rất nhanh mà còn rất thẳng. Từ đó bà con đều khâm phục ông bởi ông không chỉ là nhà khoa học giỏi mà hơn thế nữa ông còn biết áp dụng những điều đó vào trong thực tế một cách thành thạo. Ông thực sự đã trở thành tấm gương cho việc "học để làm" để người khác học tập.

Khi đã học để biết và áp dụng được những điều đó vào trong thực tế cũng là lúc con người phải học cách chung sống với cộng đồng. "Học để chung sống" là cách con người điều hòa các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày và điều đó chỉ thực hiện được khi mỗi cá nhân biết lắng nghe và thấu hiểu cùng mọi người. "Học để chung sống" thực sự thành công khi bạn có khả năng làm cho người khác hiểu, tôn trọng mình. Chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh của nhân vật Giăng Van-giăng trong tiểu thuyết "Những người cùng khổ" với câu nói nổi tiếng: "Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau". Chính tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của Giăng Van-giăng dành cho Cô-dét và Ma-ri-úyt đã khiến cho Gia-ve - một gã thanh tra cảnh sát độc đoán, lần đầu tiên cảm thấy mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử. Không chỉ vậy, tình cảm cao quý ấy của ông đã giúp cho Phăng-tin, một người mẹ nghèo thất lạc con, được ra đi trong sự yên bình và thanh thản. Bằng ánh sáng của tình yêu thương Giăng Van-giăng đã đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Giăng Van-giăng là hiện thân cao đẹp nhất của lẽ sống tình thương, của sự chung sống hết mình vì cộng đồng, vì người khác. Chính vì vậy, tác giả Huy-gô đã tạo cho tiểu thuyết sức sống mạnh mẽ vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.

Quá trình học tập diễn ra một cách liên tục và lâu dài vì thế đòi hỏi người học phải không ngừng tích lũy kiến thức, làm mới bản thân, và đặc biệt là không bao giờ được bằng lòng với những gì mà mình đã biết. "Học để tự khẳng định mình" là cách con người khẳng định bản thân với chính mình, mới có thể khẳng định mình với mọi người. Khi con người tự khẳng định được mình thì mới được mọi người công nhận, ngưỡng mộ, tôn trọng nhân cách của mình. Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã mang về vinh quang cho đất nước Việt Nam khi nhận giải thưởng Field về toán học tại Ấn Độ. Đây là giải thưởng cao quý nhất dành cho toán học thế giới. Trước khi giành được giải thưởng này, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới. Song để khẳng định chính mình với bản thân, với cộng đồng giáo sư vẫn không ngừng học tập và để mang về vinh quang cho Tổ quốc như ngày hôm nay. Mục đích là ngọn đèn chỉ đường cho những việc làm, hành động cho con người. Chỉ khi có mục đích rõ ràng mọi người mới có thể tránh được những thiếu sót, sai lầm, điều chỉnh hành vi của thân. Việc học cũng như vậy, khi con người xác định được mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu cho sự thành công của con đường học vấn.

Ở trên đời có nhiều người đi học, nhưng ít người biết học cho thành tài là do họ thiếu hoặc vẫn chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn. Do không xác định được mục tiêu học tập nên những người này dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ngán với việc học, với họ học chỉ mang tính chất chống đối. Tác hại của việc không xác định được mục tiêu học tập đã dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Đó là hành vi quay cóp, sử dụng tài liệu trong thi cử hay cách sống buông thả của một bộ phận học sinh, sinh viên gây ra những tệ nạn xã hội hiện nay. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, khi đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần đến những thanh niên tri thức, giàu hiểu biết về khoa học-kĩ thuật. Họ đang không làm đúng với bổn phận của công dân. Qua đó, ta lại càng thấy được vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn mà UNESCO đã đề xướng.

Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường tôi càng thấu hiểu vai trò của cách xác định mục đích học tập đúng đắn. Chỉ khi có được điều này ta mới có thể xác định phương pháp và cách thức học tốt nhất để mang lại hiệu quả học tập cao. Những bạn chưa xác định được mục đích học tập thì thường chán nản, bỏ bê việc học điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của họ sau này.

Tục ngữ Nga có câu: "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Con người được đi học sẽ mở mang thêm hiểu biết làm giàu thêm tri thức nhân loại. Nên để cho việc học có hiệu quả cao thì mỗi người cần xác định cho mình một mục đích học tập đúng đắn có thể như UNESCO đã đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

5 tháng 10 2018

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

Mục đích học tập mà UNESCO để ra không chỉ phù hợp với thời đại mà luôn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết: "học đế biết”. Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con số rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nên tảng cơ bản nhất ây đã dần hình thành nên một hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không bằng tay quen”. Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví đụ dễ thấy rằng cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn” suốt ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi, xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luvện bản thân.

Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên chúng ta ko nên nghiêng phiên diện một phía: "học" quan trọng hơn "hành" quan trọng hơn mà cần biết điều hòa kết hợp giữa hai yêu tố đó. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền đề quan trọng. Để hoàn thành công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động hai chiều giữa "học” và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là hai mặt của quá trình.

Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đích học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. Một bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nhiệm vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chi là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kim hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.

Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định hướng học tập dễ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như một cái thang dài vô tận, bước qua một bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!

12 tháng 3 2019

anh chị suy nghĩ gì về câu nói "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"


Đề này đâu khó. Kiếm sẵn nguyên 1 bài làm gì. Bạn động não đi ! Mình chỉ phân tích cho bạn dễ hiểu. Bài này bạn không nói nó thuộc dạng văn gì? Nghị luận xã hội hay văn học. Nếu xã hội thì nêu dẫn chứng các nhà khoa học, bác học thành công trên thế giới. Còn văn học thì trích những câu nói của Bác Hồ về việc học, kiếm thêm những danh ngôn thế giới nói về kiến thức con người.

Dàn ý nghị luận về câu ngạn ngữ "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"

A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghi luận:

  • Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia).
  • Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.

B. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

* Giải thích thuật ngữ "hạt giống":Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.

  • Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng "học tập là hạt giống của kiến thức":
  • Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công.

* Vì sao Học tập là hạt giống của kiến thức

  • Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội...
  • Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.
    • DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp...
  • Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình.
    • Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.
    • DC: Bill Gtes – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.

* Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc:

  • Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.
  • Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.
  • Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.
  • DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh.

= > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình - kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.

b. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn:

  • Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.
  • Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.
  • Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.

C. Kết bài

  • Khẳng định lại vai trò của học tập.
  • Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.

Nghị luận về câu ngạn ngữ “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

 

Bài làm

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ý nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.

Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với nhận thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.

13 tháng 12 2018

Cậu đọc học để lsmf gì học cho ai ik

9 tháng 5 2019

-giữ gìn vệ sinh nơi công cộng

-có ý thức xây dựng xã hội xanh xạch đẹp

-vệ sinh lớp học ,trường học sạch sẽ

-tuyên truyền,phê phán những hành vi ko có ý thức bảo vệ môi trường

hok tốt

kt

9 tháng 5 2019

1, không vứt rắc bừa bãi

2, trong thêm nhiều loại cây xanh

3,hạn chế sử dụng túi nilon

4,bảo vệ nguồn nước để nước trong sạch

31 tháng 10 2021

TL:

hok thôi bạn

cố gắng hok chứ ko có bí kip

xin tích

31 tháng 10 2021

HỌC HÀNH CHĂM CHỈ THÔI BẠN EH

20 tháng 3 2020

Câu 1: 

Học sinh phải biết xác định mục đích học tập đúng đắn vì:

-Mục đích học tập đúng đắn chắc chắn sẽ giúp mình học tập tốt hơn

-Mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn về kiến thức và nhân cách con người

-Mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp mình trở thành có ích hơn cho xã hội, cho cộng đồng

Nguồn: Google

1: Hồng là 1 học sinh ngoan có tinh thần vượt khó và ham học hỏi, tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng hồng vẫn " luôn vượt khó để họctập"

Điều đó đã nói lên phẩm chất đáng quý mà bao học sinh nên có - một tấm gương đáng để noi theo

2: Thái đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của 1 học sinh và 1 người con - điều đó dẫn đến kết cục " lưu ban " của Thái - ảnh hưởng đến tương lai sau này ,ảnh hưởng đến gia đình , cộng đồng và xã hội - là hành vi đáng để loại bỏ

Mọi người đọc thông tin này nhé :Trong thời gian vừa qua, OLM đã hỗ trợ được rất nhiều các thầy cô giáo và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh của mình. Chúng tôi nhận được sự động viên, khích lệ, cảm ơn từ các thầy cô mọi miền đất nước. Chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi liên quan đến việc giao bài cho học sinh, theo dõi quá...
Đọc tiếp

Mọi người đọc thông tin này nhé :

Trong thời gian vừa qua, OLM đã hỗ trợ được rất nhiều các thầy cô giáo và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến cho học sinh của mình. Chúng tôi nhận được sự động viên, khích lệ, cảm ơn từ các thầy cô mọi miền đất nước. Chúng tôi cũng nhận được các câu hỏi liên quan đến việc giao bài cho học sinh, theo dõi quá trình học ở nhà của các con, giao bài các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân, Tin học, Công nghệ, v.v.  Sau đây là các câu hỏi mà được nhiều thầy cô quan tâm nhất.

------

Câu 1: Tôi muốn có tài khoản giáo viên để tạo lớp học, để quản lý và giao bài cho học sinh thì làm thế nào?

Trả lời: Để có tài khoản giáo viên, Quý thầy cô cần đăng kí một tài khoản trên trang OLM. Sau khi đã có tài khoản, Quý thầy cô điền số điện thoại vào form đăng kí trong đường link dưới đây để nâng cấp lên tài khoản giáo viên.

   https://olm.vn/dk-giao-vien

   

Sau khi có tài khoản giáo viên, Quý thầy cô tạo lớp học, tạo các tài khoản học sinh, giao bài theo hướng dẫn ở đường link sau (phần hướng dẫn cho giáo viên):

       https://olm.vn/chu-de/tao-va-quan-ly-lop-hoc-1824/

------

Câu 2:  Trên OLM chỉ có nội dung các môn Toán, Ngữ Văn - Tiếng Việt, Tiếng Anh. Vậy đối với các môn khác thì lấy học liệu ở đâu để giao bài cho học sinh?

Trả lời:  Trên OLM đã có sẵn các nội dung các môn Toán, Tiếng Việt - Ngữ Văn, Tiếng Anh. Các thầy cô có thể sử dụng các nội dung này giao cho các con làm. Tuy nhiên, nếu không muốn sử dụng học liệu có sẵn trên OLM, hoặc đối với các thầy cô dạy môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, v.v. thì Quý thầy cô có thể tự tạo học liệu của mình, sau đó giao bài cho các con. Học liệu có thể là bài tập trắc nghiệm và tự luận, đề kiểm tra, video, pdf. Các thầy cô chú ý nếu giao bài tập trắc nghiệm hoặc đề kiểm tra trắc nghiệm, máy sẽ chấm tự động cho các thầy cô. Dưới đây video hướng dẫn các thầy cô tự tạo học liệu của riêng mình và giao bài cho học sinh.

    

------

Câu 3Tôi muốn sử dụng OLM cho tất cả các lớp học của trường thì làm thế nào?

Trả lời: Việc dạy và học kết hợp giữa phương thức truyền thống với phương thức trực tuyến đã được khẳng định đem lại hiệu quả rõ rệt. Rất nhiều trường đang tổ chức cho học sinh học trực tuyến trên OLM dưới sự quản lý và giám sát của giáo viên, của ban giám hiệu và phụ huynh. Để đảm bảo uy tín và thương hiệu của các trường, OLM cần kiểm soát nghiêm ngặt việc tạo tài khoản quản trị trường. Các trường phổ thông xin liên hệ trực tiếp số điện thoại/zalo 0915343532 để được hỗ trợ.

Dưới đây là video giới thiệu các chức năng tổng thể liên quan đến giáo viên, nhà trường:

 

------

Ban Quản trị OLM - Trung tâm Khoa học Tính toán

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.  

------

Xem thêm:

Hướng dẫn sử dụng OLM

1
7 tháng 9 2023

????????????????///

 

4 tháng 3 2016

 

Lập dàn ý :

Mở bài : Đôi Mắt tự kể về mình và chủ nhân của mình ( tên , địa chỉ , đặc điểm )

 Thân bài : Đôi Mắt tự tóm tắt về mình :

+ Hồi nhỏ tôi là một Đôi Mắt đẹp ,to,sáng long lanh.

+ Kể về việc làm : Nhìn , học bài , đọc bài , làm bài , xem T.V .

+ Hồi nhỏ, được cậu chủ yêu quý,chăm sóc cẩn thận .Ngoài những giờ học,những ngày cuối tuần được cậu chủ cho đi chơi :công viên,xem xiếc,xem phim ...bổ ích và lành mạnh ⇒⇒Tôi ngày càng trở nên tinh nhanh,linh hoạt . 

⇒⇒Rất được mọi người yêu quý , ngưỡng mộ.

+Khi lên cấp 2:Đôi Mắt kể về sự thay đổi của cậu chủ: Siêng năng ⇒⇒ Lười biếng,ham chơi, lười học ,theo bạn bè xấu.

+ Đôi Mắt luôn phải chứng kiến những cuộc chơi vô bổ , đánh lộn.

+ Những trò chơi điện tử.

⇒⇒Đôi Mắt trở nên lờ đờ,mệt mỏi,căng thẳng,không còn nhanh nhẹn như trước nữa.

+Đôi Mắt cận thị khiến cho việc học của cậu chủ giảm sút ...

+Đôi Mắt được bố mẹ cậu chủ đưa đi chữa bệnh ⇒⇒Đôi Mắt vui ⇒⇒nhanh chóng hồi phục .

+ Cậu chủ nhận ra sai lầm ⇒⇒sửa lỗi bằng cách nào ? ⇒⇒kết quả của quá trình sửa lỗi . 

Kết bài : Kể mong muốn ,ước nguyện của Đôi Mắt.

 

4 tháng 3 2016

 

 Trường học có phòng hội nghị 3D, sân bay trực thăng, nhà hàng 8 sao - đó là tưởng tượng của một nam sinh trong bài kiểm tra văn.

Với đề bài: "Viết thư gửi tôi 20 năm sau", Lương Trọng Nghĩa (học sinh lớp 10A2, trường THPT Anh-xtanh, Hà Nội) đã sáng tác một bài văn thú vị và hài hước.

Mở đầu bài làm là hình ảnh của lễ buổi khai giảng năm 2034, chàng trai này tưởng tượng khi đó mình đã trở thành hiệu trưởng của chính nơi đang theo học.

Đây còn là thời điểm khánh thành ngôi trường mới chuẩn quốc tế hoành tráng với phòng hội nghị công nghệ 3D sức chứa 15.000 người, học sinh giáo viên được trang bị iPad 16, hệ thống nhà hàng 8 sao, nóc tòa nhà còn có sân đỗ trực thăng...

Đặc biệt, nhân dịp này, vị hiệu trưởng mới đã đọc lại bức thư của chính mình viết cách đây 20 năm nêu lý do vì sao từ một nam sinh lười học lại có thể đạt được thành công như ngày hôm nay.

Với ngôn ngữ hài hước, trí tưởng tưởng phong phú, bài văn khiến người đọc không khỏi bật cười.

Bài kiểm tra văn 'bá đạo' của học sinh lớp 10
Nhiều ý, chữ to nên bài văn này dài tới 8 mặt giấy.

Nguyên văn bài làm độc đáo này:

"Xin chào các bạn học sinh trường THPT Quốc tế Einstein!

 Xin tự giới thiệu, tên tôi là Lương Trọng Nghĩa, hiệu trưởng mới của trường chúng ta, thay thầy Đào Tuấn Đạt nghỉ dạy về quê dưỡng già và lấy vợ. Tuy thầy tuổi đã cao nhưng vài bộ phận vẫn như ngày nào, nhất là đôi chân nhanh nhẹn, sức khỏe dẻo dai, vì thế hôm nay chúng ta vinh dự được đón thầy trong buổi lễ khai giảng long trọng và đầy ý nghĩa này (vỗ tay).

Các bạn học sinh thân mến! Như các bạn đã biết, cách đây 10 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học theo chuẩn quốc tế của nhà trường, thầy Đạt đã cho khởi công xây dựng cơ sở mới ngay tại địa chỉ 102 Thái Thịnh, trước là một khu chung cư cao cấp. Ngày hôm nay, chúng ta vui mừng có mặt tại đây trong lễ khai giảng năm học mới, cũng chính là ngày cắt băng khánh thành ngôi trường THPT số một châu Á hiện nay.

Nơi chúng ta đang có mặt là phòng hội nghị đa chức năng với sức chứa hơn 15.000 người, hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng công nghệ 3D khiến các bạn dù ngồi xa tít ở góc phòng vẫn có thể nghe giọng tôi rất rõ, thậm chí thấy được nốt ruồi phía trên lông mày phải của tôi 3 cm!

19 tầng tiếp theo của tòa nhà này bao gồm các phòng học, mỗi phòng có 2 hệ thống máy chiếu cảm ứng, bàn giáo viên và học sinh được bố trí iPad 16 đời mới nhất, Wifi phủ sóng tới tận phố Thái Hà, ngoài ra còn có khu ký túc xá cho các bạn du học sinh đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Cu Ba, …

Tầng 21 tới tầng 25 là hệ thống nhà hàng 8 sao, khu giải trí với những trò chơi vận động tay chân và trí tuệ, bể bơi ngoài trời, thư viện, sân đỗ cho trực thăng. Tất cả những cơ sở vật chất tuyệt vời đó một lần nữa khẳng định mức độ đầu tư khổng lồ với tâm huyết lớn lao mà thầy Đạt đã dành cho học sinh THPT Einstein nói riêng và nền giáo dục toàn cầu nói chung.

Tôi tin rằng khi lựa chọn tôi làm hiệu trưởng, thầy Đạt đã đặt vào tay tôi một viên ngọc quý và một trách nhiệm nặng nề. Tại đây, em xin hứa với thầy, tôi xin hứa với tất cả các bạn học sinh thân yêu, tôi sẽ cố hết sức mình để tiếp nối sự nghiệp giáo dục mà thầy Đạt đã theo đuổi bằng tất cả tâm huyết của những năm tháng tuổi trẻ.

Những thành tựu mà thầy Đạt và tất cả các thầy cô giáo khác đã gây dựng sẽ được lưu truyền mãi mãi tại nhà truyền thống của trường tại cơ sở cũ - 106 Thái Thịnh. Đó là nơi đã gắn bó với những ngày đầu thành lập trường, là bước đầu tiên xây dựng nên danh tiếng của trường THPT Quốc tế Einstein ngày hôm nay (vỗ tay).

Trong quá trình sửa sang nhà truyền thống, đội xây dựng đến từ Mỹ đào được một hiện vật hết sức kỳ lạ dưới gốc cây sấu. Đó là một chiếc lọ thủy tinh, bên trong chứa bức thư giấy đã úa vàng vì nhuốm màu năm tháng. Thư đề năm 2014, tức là cách đây tròn 20 năm. Xin phép các bạn cho tôi được đọc toàn văn bức thư đầy tâm sự này. Bức thư có nội dung như sau:

“Chỉ có một từ: ức chế!

Lúc đăng ký vào trường này, mẹ bảo cố học cho xong cấp 3 rồi mẹ cho đi du học. Mẹ cũng bảo chả cần học hành gì nhiều, tới lớp cho quen mặt bạn rồi đến giờ kiểm tra hỏi bài nó là xong, cố không để đúp chứ chả cần giỏi. Mẹ còn bảo đi học không gây sự với ai, cũng đừng để bạn bè nó đánh mình, cứ yên ổn mà qua ngày thôi.

Tin mẹ sái cổ, cứ đến giờ học thì lết xác tới lớp ngủ, hết giờ về đi chơi điện tử, trà chanh chém gió, anh em bạn bè thoải mái tự do, ai ngờ một ngày tình cờ phải ngồi cong lưng dưới gốc cây chép phạt vì nghe lời mẹ.

5 môn thi giữa kỳ được 9 rưỡi, cao thế còn gì, lại còn có tên trong top 10 từ dưới lên trên, mấy ông thầy còn định “cải thiện chất lượng học” bằng cách gì nữa đây, nhồi nhét, học lại, đã thế còn có cái kiểu phạt xong bắt cảm ơn. Đúng là đặc sản mỗi trường này có.

Đúng lúc đang chổng mông chờ thầy “hành hình” thì cái con bé đấy nó đi ngang qua lớp. Sớm không đến, muộn không đến, ngay “giờ cao điểm” lại vác cái mặt mốc nghênh ngang lượn qua lượn lại. Mà nó lượn thì cứ lượn, việc gì phải dòm vào lớp người ta. Mà dòm thấy cảnh chướng mắt thì thôi, việc gì nó phải cười khẩy.

17 năm hít thở trên cuộc đời này, chưa bao giờ nhục đến thế.

Chịu nhục xong còn phải đứng lên khoanh tay, cúi đầu cảm ơn thầy đã xát muối vào trái tim em.

Tiền hết, tình tan, đời tàn, mẹ mắng.

Đã thế nhớ, từ mai anh sẽ học hành chăm chỉ tử tế, anh sẽ học đại học đàng hoàng. Sau anh làm giáo viên, anh sẽ “hành hạ" bọn học sinh cho bõ tức. Biết đâu 20 năm nữa, bác Đạt về quê chăn vịt, anh lên làm hiệu trưởng trường này.

Anh sẽ cho học sinh của anh nghỉ cả tuần, chỉ đi học từ thứ 2 đến chủ nhật, mỗi ngày 2 ca, mỗi ca 5 tiếng. Đứa nào đi học muộn anh cho trèo cổng vào thoải mái, mỗi cổng cao 3m, kết hợp tập thể dục với lau chùi cổng trường luôn. Anh sẽ cho học sinh đi chơi xa, tham quan dã ngoại thường xuyên, từ gò Đống Đa đến lăng Bác.

Anh cho chúng nó quyền được điểm kém không giới hạn, cũng không bị phạt, đứa nào tổng 5 môn thi dưới 40 điểm anh để đúp luôn, mà đúp vẫn dốt thì anh gửi tạm ở mẫu giáo Sao Sáng bên kia đường để học lại bảng chữ cái.

Anh cho chúng nó quậy phá yêu đương vô tư, anh bắt được anh hứa không mắng chửi, chỉ nhẹ nhàng chụp lại rồi mời phụ huynh đến đón con về tự giáo dục thôi.

Toàn trường anh phủ sóng Wifi, cơ mà trong giờ học anh tắt Wifi bật máy phá sóng, mấy đứa học sinh tha hồ dùng điện thoại để Pikachu với soi gương.

Giờ học quốc phòng trường anh, không phải lăn lê bò toài tháo lắp súng ống, anh dẫn chúng nó đến Magic Game chơi điện tử bắn zombie, bắn 10 viên hạ được mấy mục tiêu được từng đấy điểm. Thế nào mấy chú học sinh, anh làm thế mấy chú có muốn vào trường anh không? Muốn quá đi chứ.

À thôi, hiệu trưởng tương lai đi dọn nhà vệ sinh vì tội buồn mồm nhai kẹo cao su trong lớp đây, các bạn học sinh thân yêu cố gắng đợi thầy 20 năm nữa nhé”.

(cả trường vỗ tay, hiệu trưởng lấy khăn lau nước mắt )

Vâng, một bức tâm thư gửi tương lai thật xúc động, ngập tràn tính giải trí và thời sự. Tôi tin rằng bạn trẻ đó sau cú vấp bị sỉ nhục đầu đời đã vươn lên, chật vật học xong cấp 3 rồi hoành tráng đỗ đại học Sư phạm, với thành tích xuất sắc anh ấy được thầy Đạt mời về trường đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, cuối cùng cũng đến ngày mon men tới cái ghế hiệu trưởng.

Vâng, chàng trai đầy nghị lực đó chính là tôi, và tôi xin hứa những lời tôi viết trong thư sẽ trở thành sự thật kể từ học kỳ này, cụ thể là sau 5 phút nữa.

Và để khai mạc kỷ nguyên huy hoàng rực rỡ đó, mở ra đế chế của tôi, xin trân trọng kính mời thầy Đào Tuấn Đạt, nguyên hiệu trưởng nhà trường, lên cắt băng khánh thành trụ sở  mới và bấm tiếng chuông bắt đầu giờ học. Sau khi chuông hết reo, tức là 30 giây kể từ khi bấm, em học sinh nào còn chưa vào chuồng ổn định chỗ ngồi sẽ ngay lập tức phải trở về nhà, thu dọn đồ đạc  đến ở trong tầng hầm của trường để rèn luyện đạo đức và tác phong nhanh nhẹn. Xin kính mời thầy.

(Thầy Đạt lò dò chống đầu gối đứng lên. Học sinh vội vàng chạy hết)".

Thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên dạy văn) chia sẻ: “Đây là hoạt động ngoại khóa môn Văn của trường. Đề bài chỉ mang tính chất khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo theo cách riêng của mình chứ không có trong chương trình”.

Đối với bài làm của Lương Trọng Nghĩa, thầy Hùng cho biết nam sinh này tuy không giỏi Văn nhưng tư duy rất sáng tạo. Ngoài ra, do có thời gian chuẩn bị ở nhà nên Nghĩa trau chuốt ngôn từ và diễn đạt khá tốt.

An Hoàng

  •  Facebook
  •  Email
  •  Báo lỗi
  • Đánh giá: