Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bài 1: đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
a] con chim sơn ca hót líu lo chào ngày mới `->` con chim sơn ca hót líu lo làm gì ?
b] cô bé xé mỗi cánh hoa thành nhiều cánh hoa nhỏ `->` Ai đã xé mỗi cánh hoa thành nhiều cánh hoa nhỏ ?
c] bước sang tuổi mới, cô bé thấy mình như lớn hẳn lên `->` Khi nào cô bé thấy mình như lớn hẳn lên ?
d] nắng chiếu từng vạt vàng ruộm trên mái nhà nghiêng nghiêng `->` Nắng chiếu từng vạt vàng ruộm ở đâu ?
e] dòng sông lung linh như một đường trăng dát vàng
`->` Dòng sông như thế nào ?
a.Con chim sơn ca làm gì?
b.Ai xé mỗi cánh hoa thành nhiều cánh hoa nhỏ?
c.Khi nào, cô bé thấy mình như lớn hẳn lên?
d.Nắng chiếu từng vạt vàng ruộm ở đâu?
e.Dòng sông như thế nào?
- Tên bài đọc “Con nuôi”. Đề cao sự nuôi dưỡng của gia đình với trẻ em.
- Em thấy yêu gia đình hơn và trân trọng tình cảm gia đình.
Nội dung chính: Bài thơ thể hiện cảm xúc của người chị ngày em vào Đội.
Tham khao:
Tren 1 xe buyt no,co mot anh thanh nien ngoi up mat vao tay.Thay vay,1 ba cu ngoi ben canh hoi:
-Cau bi dau dau a ? Co can dau gio khong?
Anh thanh nien tra loi:
-Da khong,chi la chau khong no nhin phu nu va nguoi gia phai dung thoi a.
a. Viết đoạn văn kể về tiết học em yêu thích
Trong các môn học, em thích nhất là mĩ thuật. Môn mĩ thuật sẽ được học vào tiết hai, buổi sáng thứ ba và thứ năm hàng tuần. Cứ đến giờ học, em lại cảm thấy vô cùng háo hức. Thầy giáo dạy mĩ thuật đã dạy chúng em cách vẽ tranh, tô màu. Em thích nhất là được vẽ những bức tranh về cây cối, hoa lá. Sau mỗi tiết học, chúng em thường đem tranh của mình ra để khoe với các bạn khác. Mỗi tiết mĩ thuật thật là vui vẻ, bổ ích.
b. Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em
Sau bữa cơm, bố và em ngồi ở phòng khách xem đá bóng và ăn hoa quả. Bỗng có điện thoại của bố quay sang tới. Em bắt máy ngay. Bố hỏi:
- Dạo này con học tốt chứ Nam?
Em vừa cười vừa vui vẻ trả lời:
- Dạ, thưa bố, con học vẫn tốt ạ, hôm qua, cô trả bài kiểm tra cuối kì con được tận 5 con điểm 10 ạ.
Bên đầu dây bên kia bố nói:
- Vậy thì chắc chắn, kì này Nam của bố đạt học sinh giỏi rồi?
Em nhanh nhảu đáp:
- Dạ tất nhiên rồi bố. Điểm của con đứng thứ hai lớp, chỉ sau mỗi bạn lớp trưởng thôi ạ!
Bố nói giọng hài lòng và nhắc nhở em:
- Tốt lắm con trai, hai chúng ta cùng cố gắng giống ông nội con nhé. Chúng ta sẽ là những con người có ích cho xã hội.
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.
Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói :
- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Ni-ki-ta thắc mắc :
- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?
Bà mỉm cười :
- Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả nhũng con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
Theo GIÉT-XTÉP
b)
Em thích được vẽ
Về luật lệ giao thông
Trên ngã tư đường phố
Em vẽ cái đèn đỏ
Báo mọi người không đi
Em vẽ cái đèn vàng
Cho mọi người chuẩn bị
Em vẽ cái đèn xanh
Cho mọi người cùng bước
Em nhớ lời cô dạy
Khi qua ngã tư đường
Em chỉ được sang đường
Khi đèn xanh bật sáng.
Tác giả: Trần Thị Mai (Lai Châu)
- Bài thơ nói về đèn đường gia thông.
- Em thích hình ảnh cô dạy sang đường khi đèn xanh bật sáng vì đây là một điều rất đúng và cần thiết
Em thích nhất là trò nhảy dây. Em thường chơi theo nhóm khoảng 4-5 người. Khi tham gia cần có dụng cụ là dây nhảy.
- Cách chơi: Oẳn tù tì chọn ra 2 bạn thua cuộc để cầm dây thun. Hai bạn đó sẽ đứng căng dây cho các bạn nhảy, từng bạn chơi lần lượt dùng cổ chân khéo léo ngoắc chéo vào dây rồi trả lại vị trí cũ, (ngoắc 1 chân rồi đến 2 chân vào dây, thực hiện động tác nhảy cả người vào trong dây, lộn chéo dây, nhảy trở lại vị trí cũ) ... Nhảy hết động tác theo quy ước chung thì được nghỉ ra ngoài để chờ nhảy ở mức cao hơn
Trò chơi cứ như vậy theo mức dây từ thấp đến cao, động tác cũng từ đơn giản đến phức tạp theo chiều cao của dây và theo quy ước riêng của từng nhóm
Độ cao và độ mở rộng (to) của dây tăng dần như sau: Cổ chân, 2 cổ chân, bắp chân, 2 bắp chân, đầu gối, 2 đầu gối, đùi, 2 đùi, hông, ngực, nách.
Luật chơi:
Hai bạn đứng căng dây phải ở đúng vị trí quy định và phải đứng im, không dịch chuyển trong khi các bạn khác đang nhảy. Người nhảy dây trong quá trình nhảy mà sai động tác hoặc không ngoắc được vào dây thì mất quyền nhảy, phải vào thay thế một trong hai bạn đang đứng căng dây.
Một khoảng sân vừa đủ và sạch sẽ là nơi các bé có thể thỏa sức chơi nhảy dây cao su rồi. Dù trò chơi này không còn phổ biến như xưa, nhưng nó đã để lại cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng những ký ức đẹp về sợi dây thun của tuổi thơ.
Em thường mat-xa cho mắt, đánh răng sau bữa cơm, chải tóc mỗi ngày.
Tóc em dài ngang lưng màu đen. Hằng ngày em chải tóc 2 lần, em luôn giữ mái tóc mượt để không bị gãy và xơ tóc. Em rất thích mái tóc của mình.
bài làm:
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, bóc lột nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa quyết tâm bắt quân giặc phải đền nợ nước, trả thù nhà. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
chucbanhoctot
#tranhuyentuanh