K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."(Ngữ văn 6-...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."

(Ngữ văn 6- tập 2, trang 19)

Câu 1: Đoạn văn trích trọng văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật của ban bản mà em vừa tìm được ở phần I: Đọc - hiểu

Câu 2: Tả lại cảnh bão lụt khủng khiếp ở quê em hoặc em được xem trên truyền hình.

0

I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài

- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
  • O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
  • Cỏ dại (hồi ký, 1944)
  • Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
  • Tự truyện (1978)
  • Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
  • Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
  • Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
  • Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...

II. Giới thiệu về Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.

- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.
  • Phần 4. Còn lại. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

3. Tóm tắt

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Xem thêm tại Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tổng kết:

  • Nội dung: Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tác muốn gửi gắm bài học ý nghĩa: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.
  • Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa…

1.Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

-

Sự nghiệp sáng tác

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

2.Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.Năm 1941

Thể loại:tiểu thuyết đồng thoại- loại truyện dành cho thiếu nhi.

Tốm tắt:Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3.Có vì truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật”

Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau..........Những dòng sông rộng lớn ngàn thướcTrùng điệp một màu xanh lá đước Đước thân cao vút, rễ ngang mìnhTrổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!..........Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau(Ngữ văn 6- tập 2, trang 23)Câu 1: Đoạn thơ trên...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau

..........

Những dòng sông rộng lớn ngàn thước

Trùng điệp một màu xanh lá đước

 

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

..........

Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau


(Ngữ văn 6- tập 2, trang 23)

Câu 1: Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2? Văn bản ấy được trích ra từ tác phẩm nào? Thể loại?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nếu tác dụng:

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

Câu 4: Hình ảnh "Dòng sông rộng hơn ngàn thước" gợi cho em liên tưởng tới dòng sông nào? Trong văn bản em vừa tìm được, dòng sông ấy được miêu tả như thế nào?

Câu 5: Tìm, xác định kiểu và sắp xếp vào mô hình các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về vùng đất được nói đến trong đoạn thơ nói trên

Câu 2: Hãy miêu tả người thầy/ cô mà em kính mến

0
10 tháng 10 2018

Có một lão nông dắt lừa đi mua đồ. Trên đường đi về, vì quá mệt nên lão đã chọn một góc cây xanh, tán rộng để chợp mắt đôi chút. Lúc lão ngủ, con lừa bị ai đó dắt đi mất. Tỉnh dậy, lão vô cùng bàng hoàng và vội vàng chạy đi tìm ngay.

Trên đường đi tìm con lừa, lão gặp một cậu bé. Lão hỏi:

- Này cháu, cháu có thấy con lừa của ta đâu không?

- Có phải con lừa bị mù 1 mắt bên trái, què một chân bên phải và đang chở lúa phải không ạ?

- Đúng, đúng là nó. Thế cháu nhìn thấy nó ở đâu?

- Cháu không nhìn thấy nó ở đâu cả

- Vừa tả con lừa kỹ càng thế mà bảo không thấy hả? Con lừa của ta đâu? Mang ngay ra đây cho ta.

- Ơ kìa, cháu đã bảo cháu không biết cơ mà. Tại sao ông không hỏi ai mà cứ hỏi cháu.

- Ở đây chỉ có mình tao với mày, không hỏi mày thì tao hỏi ai? Con lừa của ta đâu

- Cháu không biết, cháu đã nói là cháu không biết cơ mà

- A, cái thằng này dám láo. Dám đùa giỡn ta hả? Đã trộm cắp lại còn ngoan cố.

Nhất quyết đổ cho cậu bé tội ăn cắp lừa, lão nông tức giận lôi cậu bé lên gặp quan tòa và đòi kiện. Trước mặt quan tòa, lão nông kể lể sự tình cùng những lập luận của mình. Quan tòa nghe có đôi chút băn khoăn, hỏi cậu bé:

- Này cậu bé, sao cháu lại trộm lừa của ông ta?

- Cháu không ăn trộm, thậm chí, cháu còn chưa hề nhìn thấy lừa khi cháu gặp ông ấy.

- Không trông thấy sao cháu tả tỉ mỉ thế?

Vì cháu nhìn thấy dấu chân của một con lừa nhưng dấu chân trái khác với chân phải nên cháu biết con lừa đang đi khập khiễng. Cháu biết con lừa bị mù mắt trái vì đám cỏ bên phải bị ăn sạch còn đám cỏ bên trái thì không. Và con lừa này có lẽ đang chở lúa mì vì trên đường còn vương vãi đầy hạt.

Nghe những lập luận của cậu bé, vị quan tòa gật gù tỏ vẻ hài lòng. Sau đó, ra lệnh cho quân lính giam lão nông lại nhưng vì lão nông biết lỗi và van vỉ xin tha nên quan tòa mủn lòng đồng ý.

10 tháng 10 2018

Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu ông cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, nhưng tuy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn người ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe nó hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công, bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều tin là tai vạ. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày. Em liền bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo việc đó.
– Ðã ăn thì còn lo liệu thế nào? Ðừng có làm dại mà mất đầu đó con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Ðến hoàng cung, con bảo cha đứng ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào, phán hỏi:
– Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
– Tâu đức vua – em bé đáp – mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua phán:
– Muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
– Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!
Vua cười bảo:
– Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?
Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu chú bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới cho một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Phiền ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Ðể dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan nhìn nhau. Không trả lời được câu đó oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu v.v… Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu, bao nhiêu ông Trạng và các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi một viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Và khi nghe nói xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…
Rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, lật đật trở về tâu vua. Vua và các quan triều thần nghe nói thì mừng lắm. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Rồi đó, vua phong cho em bé làm Trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.

29 tháng 8 2018

 PHẦN I : VĂN BẢN 
    I. TRUYỆN DÂN GIAN:
       1. Một số khái niệm của thể loại truyện dân gian :
  a. Truyền thuyết :Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  b. Truyện cổ tích :Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : 
  - Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,….);
  - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
  - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;
  - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động như con người).
   Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
  c. Truyện ngụ ngôn :Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  d. Truyện cười :Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
     2. Bảng tổng kết các truyện dân gian đã học: 
stt    Tên văn bản    Thể loại    Nội dung chính    
1    CON RỒNG CHÁU TIÊN    
Truyền thuyết     Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.    
2    

THÁNH GIÓNG    

Truyền thuyết     Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.    
3    
SƠN TINH, THỦY TINH    
Truyền thuyết      - Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt 
  - Sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai 
  - Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.    

4    
THẠCH SANH    
Truyện cổ tích      Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.    

5    
EM BÉ THÔNG MINH    
Truyện cổ tích      Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.    
6    
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG    
Truyện ngụ ngôn       Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.    
7    THẦY BÓI XEM VOI    Truyện ngụ ngôn       Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta : Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.    
8    
TREO BIỂN    
Truyện cười       Truyện có ý phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.    
    II.TRUYỆN TRUNG ĐẠI:
Bảng tổng kết các truyện trung đại đã học: 
 
stt    Tên văn bản    Tác giả    Nội dung chính    
1    CON HỔ CÓ NGHĨA ( ĐT )    Truyện trung đại, Vũ Trinh, Lan trì kiến văn lục.    Truyện thuộc loại hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.    
2    

MẸ HIỀN DẠY CON ( ĐT )    Truyện trung đại, trích Liệt nữ truyện của Trung Quốc    Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;
- Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.    
3    Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.    Truyện trung đại,  Hồ Nguyên Trừng ( 1374 -1446 )       Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.    

  PHẦN II : TIẾNG VIỆT
    I. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
    - Từ đơn : chỉ gồm một tiếng.
    - Từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng.
    - Sơ đồ cấu tạo từ TV :





   

   2. Bài tập :
    2.1/ Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới : 
    Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào ?
    b. Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc.
    c. Tìm thêm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
     Gợi ý :
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép
    b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc : cội nguồn, gốc gác, … 
    c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc : ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu, … 
    2.2/ Tìm từ láy :
         Gợi ý :
        a. Tả tiếng cười : khanh khách, ha hả, hô hố, hì hì, …
        b. Tả tiếng nói : ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, lầu bầu, …
        c. Tả dáng điệu : lom khom, lả lướt, nghênh ngang, …
    2.3/ Xác định từ trong câu cho sẵn.
         Gợi ý :
    - Thần/dạy/ dân/ cách /trồng trọt,/ chăn nuôi /và/ cách/ ăn ở.
    - Từ /đấy,/nước/ ta /chăm /nghề /trồng trọt,/ chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày/ Tết/ làm / bánh chưng, /bánh giầy.
    II. TỪ MƯỢN :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ thuần Việt : là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.( VD : ăn, học, đi, ngủ,…)
    - Từ mượn : là do chúng ta vay mượn từ của tiếng nước ngoài:
     + Từ mượn tiếng Hán : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,…
     + Từ mượn ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét,…
  2. Bài tập: 
    2.1/ Xác định từ mượn trong câu:
      a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
     b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
     c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.
    2.2/ Kể một số từ mượn mà em biết :
         Gợi ý :
        a. Hán Việt : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,… 
        b. Ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét, …
            - Đơn vị đo lường : mét, lít, kí lô gam, …
            - Tên bộ phận xe đạp : ghi đông, líp, sên, …
            - Tên một số đồ vật : cát sét, ti vi, vi ô lông, …
    III. NGHĨA CỦA TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
    - Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
    - Cách giải thích nghĩa của tư :
      + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị ;
      + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
   2. Bài tập :
    2.1. Đọc các chú thích trong các văn bản đã học.
    2.2. Giải thích nghĩa của các từ:
         Gợi ý :
            - học tập : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
            - học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
            - học hỏi : tìm tòi, hỏi han để học tập.
            - học hành : học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn.
            - trung bình : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
            - trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật, …
            - trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
     - giếng : hố đào sâu vào lòng đất thẳng đứng để lấy nước.
     - rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.
     - hèn nhát : không dũng cảm, thiếu can đảm, đáng khinh bỉ.
    2.3 Xem các bài tập ở SGK trang 36.
    IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
    - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa :
     + Nghĩa gốc : là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sơ để hình thành các nghĩa khác.
     + Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
   2. Bài tập : 
    2.1/ Tìm từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra từ chuyển nghĩa của chúng :
         Gợi ý :
            - chân : chân bàn, chân núi, chân trời, chân đê, …
            - tai : tai ấm, tai nấm,… 
    2.2/ Tìm từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo chỉ bộ phận cơ thể người :
         Gợi ý : lá phổi, quả tim, …
    2.3/ Một số hiện tượng chuyển nghĩa:
       a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động : 
    - cái cưa  cưa gỗ
    - hộp sơn sơn cửa
    - cái bào bào gỗ
       b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị :
    - bó lúa một bó lúa
    - nắm cơm một nắm cơm
    V. CÁC LỖI DÙNG TỪ : 
    - Lỗi lặp từ ;
    - Lỗi lẫn lộn các từ gần âm ;
     Bài tập : Xác định lỗi dùng từ, nguyên nhân, cách chữa ;
        a. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. ( lặp từ )
        b. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        c. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        d. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn Lan. ( lặp từ )
        e. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. ( lặp từ )
        g. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên. ( lặp từ )
        h. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. ( lẫn lộn các từ gần âm )

        i. Có một số bạn còn bàng quang với lớp. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        k. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như : ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình ; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái, …( lẫn lộn các từ gần âm )
     Gợi ý
        a. Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
        b. Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan Viện bảo tàng của tỉnh.
        c. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc. 
        d. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. 
        e. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
        g. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
        h. Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
        i. Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
        k. Vùng này còn khá nhiều hủ tục như : ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình ; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái, …
    - Dùng từ không đúng nghĩa 
     Bài tập :
    1. Chỉ ra các lỗi và sửa chữa
        a. Mặc dù còn một số yếu  điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
        b. Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
        c. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của người nông dân.
        d. Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
        e. Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
        f. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
     Gợi ý
a.    yếu  điểm điểm yếu ( nhược điểm )
b.    đề bạt  bầu
c.    chứng thực  chứng kiến
d.    tống  tung
e.    thực thà  thành khẩn ; bao biện  ngụy biện
f.    tinh tú  tinh túy
    2. Gạch dưới cách kết hợp đúng :
        a. bản ( tuyên ngôn ) - bảng ( tuyên ngôn ) ;
        b. ( tương lai ) sáng lạng - ( tương lai ) xán lạn ;
        c. bôn ba ( hải ngoại ) - buôn ba ( hải ngoại ) ;
        d. ( bức tranh ) thủy mặc - ( bức tranh ) thủy mạc ;
        đ. ( nói năng ) tùy tiện - ( nói năng ) tự tiện.
    VI. DANH TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
    1.1 Đặc điểm của danh từ : 
     + Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, …
     + Kết hợp với từ chỉ số lượng phía trước, các từ này, đó, kia, ấy,… ở phía sau.
     + Chức vụ điển hình trong câu là làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
    1.2. Các loại danh từ :
·    Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật : chim, cá, mây, hoa, nước, bàn, ghế,….
·    Danh từ riêng : là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,… Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Ví dụ : - Phạm Văn Đồng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm ( tên người, địa lí Việt Nam)
     - Pu-skin, Mai-cơn Giắc-xơn, Pa-ri, Mác-xcơ-va (tên người, địa lí nước ngoài) 
         - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa( tên cơ quan, tổ chức, … )
   2. Bài tập : 
    2.1/ Tìm danh từ chung và danh từ riêng :
  “ Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
 Danh từ chung : Ngày xưa, miền,  đất, nước, rồng, con trai,  thần, tên
 Danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ,  Long Nữ, Lạc Long Quân
    2.2/ Một số danh từ riêng trong các câu sau quên viết hoa, hãy viết lại cho đúng :
    Ai đi Nam Bộ
    Tiền giang, hậu giang  Tiền Giang, Hậu Giang
    Ai vô thành phố              Thành phố
            Hồ Chí Minh
                    Rực rỡ tên vàng.
    Ai về thăm bưng biền đồng tháp  Đồng Tháp
    Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp  Pháp
    Nơi chôn rau cắt rốn của ta !
    Ai đi Nam – Ngãi, Bình – Phú, khánh hòa  Khánh Hòa
    Ai vô phan rang, phan thiết  Phan Rang, Phan Thiết
    Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc   Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc  
    Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung  Trung
    Ai về với quê hương ta tha thiết
    Sông hương, bến hải, cửa Tùng …  Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng
    Ai vô đó với đồng bào, đồng chí
    Nói với Nửa – Việt nam yêu quý  Việt Nam
    Rằng : nước ta là của chúng ta
    Nước việt nam dân chủ cộng hòa !  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    VII. CỤM DANH TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
·    Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
    Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ , nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
·    Cấu tạo của cụm danh từ : 
Phần trước
( Từ chỉ số lượng )    Phần trung tâm
(Danh từ )    Phần sau
Đặc điểm, vị trí của sự vật    
VD : tất cả /những    em học sinh    chăm ngoan ấy    
   2. Bài tâp: 
    2.1. Tìm cụm danh từ trong các câu : 
     a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
     b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại .
     c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
    2.2. Điền cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ.
Phần trước
( Từ chỉ số lượng )    Phần trung tâm
(Danh từ )    Phần sau
Đặc điểm, vị trí của sự vật    
một
một 
một    người chồng
lưỡi búa
con yêu tinh     thật xứng đáng
của cha để lại
ở trên núi, có nhiều phép lạ    

    VIII. SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    a. Số từ : là những từ chỉ số lượng và thứ tự vật. Khi biểu thị số lượng vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự vật, số từ đứng sau danh từ.
    Ví dụ : - hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, … ( số lượng )
         - Hùng Vương thứ sáu, canh bốn, canh năm,…( số thứ tự )
    b. Lượng từ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật, có hai nhóm :
        + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : tất cả, hết thảy, ….
        + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối : những, các, mọi, từng, hàng,…
   2. Bài tập :
    2.1. Tìm số từ và xác định ý nghĩa của số từ :
            KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
        Một canh…hai canh…lại ba canh,
        Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
        Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, 
        Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.     
                            ( Hồ Chí Minh )
 Một canh…hai canh…lại ba canh
 năm cánh                    chỉ số lượng của sự vật
 Canh bốn, canh năm : chỉ thứ tự vật
    2.2 Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào ?
        Con đi trăm núi ngàn khe
        Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
     trăm, ngàn, muôn : chỉ số lượng nhiều, rất nhiều ( lượng từ )
    2.3. Xác định lượng từ trong các câu:
a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi…
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
    IX. CHỈ TỪ : 
    1. Lí thuyết :
    - Chỉ từ : là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định  vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.( ví dụ: ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia,…)
    - Hoạt động của chỉ từ trong câu : chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ : - Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi.( phụ ngữ của cụm danh từ )
            - Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.( trạng ngữ trong câu )
            - Đấy vàng, đây cũng đồng đen
    Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.            ( chủ ngữ trong câu )
    2. Bài tập : 
    2.1. Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy:
Vd : Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
    - Chỉ từ : nay ;
    - Ý nghĩa : chỉ thời gian ;
    - Chức vụ : trạng ngữ trong câu.
2.2. Thay cụm từ trong câu bằng chỉ từ thích hợp. ( Bài tập SGK trang 138 )
X. ĐỘNG TỪ –CỤM ĐỘNG TỪ :
1.    Lí thuyết :
a. Đặc điểm của động từ : 
  - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. ( Vd: ăn, học, đi, …)
  - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,…để tạo thành cụm động từ.
  - Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ.
b. Các loại động từ chính :
 - Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm ): Vd : dám, toan, định,…
 - Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm), có hai loại :
    + Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì ?) Vd: đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng,…
    + Động từ chỉ trạng thái ( trả lời các câu hỏi Làm sao ?, Thế nào ?) Vd: buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, yêu, vui,…
c. Cụm động từ :
 - Cụm động từ : là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Vd: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
- Cấu tạo của cụm động từ :

Phần trước    Phần trung tâm
( Động từ )    Phần sau    
Cũng/còn/đang/chưa           tìm    được/ngay/câu trả lời    
      2. Bài tập : 
    2.1. Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới .
    2.2. Tìm cụm động từ trong các câu sau:
    a. Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà .
    b. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
    c. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
    2.3. Điền cụm động từ vào mô hình cụm động từ. ( Chú ý động từ chính làm trung tâm ).

Phần trước    Phần trung tâm
( Động từ )    Phần sau    
còn đang





    đùa nghịch 
yêu thương 
muốn kén 
đành tìm 

có 
đi hỏi     ở sau nhà
Mị Nương hết mực
cho con một người chồng thật xứng đáng
cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
ý kiến của em bé thông minh nọ    

    XI. TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ : 
1.    Lí thuyết : 
    a. Đặc điểm của tính từ :
    - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sừ vật, hành động, trạng thái ;
    - Tính từ có thể kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,…để tạo thành cụm tính từ ( hạn chế kết hợp với hãy, đừng, chớ )
    - Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu.
    b. Các loại tính từ : 
-    Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ : rất, lắm, quá, khá, hơi,…).Vd: đẹp, xấu, cao, thấp, vàng, xanh, đỏ,…
-    Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với từ chỉ mức độ ).Vd: vàng hoe, vàng ối, vàng lịm, vàng tươi,…
c. Cụm tính từ : 
-    Là loại tổ hợp từ do tính từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
-    Mô hình cụm tính từ : 
Phần trước    Phần trung tâm
( Tính từ )    Phần sau    
vẫn/còn/đang    trẻ    như một thanh niên    
    2. Bài tập : 
    2.1. Xác định tính từ trong các câu đã cho :
  - Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
  - Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm . Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
    2.2. Tìm cụm tính từ trong câu cho sẵn :
a. Nó sun sun như con đỉa.
    b. Nó chần chẫn như cái đòn càn.
    c. Nó bè bè như cái quạt thóc.
    d. Nó sừng sững như cái cột đình.
    đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
    2.3. Bài tập 2,3,4 trang 156
  PHẦN III : TẬP LÀM VĂN  
     I. LÍ THUYẾT :
      1. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt : 
·    Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
·    Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
·    Sáu kiểu văn bản thường gặp : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính- công vụ.
  2. Văn bản tự sự : 
   a. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết  thúc, thể hiện một ý nghĩa.
   b. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự : 
  c.Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự : 
- Chủ đề : là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
- Dàn bài : gồm có ba phần
    + Phần mở bài : giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;
    + Phần thân bài : kể diễn biến của sự việc;
    + Phần kết bài : kể kết cục của sự việc.
  d. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự :
  đ. Lời văn, đoạn văn tự sự : 
  e. Ngôi kể trong văn tự sự : 
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
    + Ngôi kể thứ nhất : khi tự xưng là tôi 
    + Ngôi kể thứ ba : khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi.
g. Thứ tự kể trong văn tự sự : 
- Thứ tự tự nhiên : việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
- Kể ngược : đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để cho nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó.
h. Kể chuyện đời thường:  Chỉ phạm vi đời sống thường nhật, hằng ngày.
    i. Kể chuyện tưởng tượng : Là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
II. PHẦN BÀI TẬP : 
    a. Kể truyện có sẵn :
- Đề 1 : Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
- Đề 2 : Kể lại một truyện đã biết ( truyền thuyết, cổ tích ) bằng lời văn của em .
·    Lưu ý : Tập kể các truyện đã học 
+ Truyền thuyết : Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Cổ tích : Thạch Sanh ; Em bé thông minh 
+ Truyện ngụ ngôn : Ếch ngồi đáy giếng ; Thầy bói xem voi
+ Truyện cười : Treo biển 
+ Truyện trung đại : Thầy thuốc giỏi tốt nhất ở tấm lòng
    b. Kể chuyện đời thường :
    - Đề 1 : Kể về một việc tốt mà em đã làm.
    - Đề 2 : Kể về một lần em mắc lỗi ( bỏ học, nói dối, không làm bài,…).
    - Đề 3 : Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
    - Đề 4 : Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
    - Đề 5 : Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
    - Đề 6 : Kể về một kỉ niệm đáng nhớ( được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…) 
    - Đề 7 : Kể về những đổi mới ở quê em ( có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,…) 
    - Đề 8 : Kể về thầy giáo ( cô giáo ) của em ( người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập ).
    - Đề 9 : Kể về một người thân của em ( ông bà, bố mẹ, anh chị, …)
    c. Kể chuyện tưởng tượng :
    - Đề 1 : Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,…
    - Đề 2 : Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
    - Đề 3 : Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó mà em biết .

PHẦN I : VĂN BẢN 
    I. TRUYỆN DÂN GIAN:
       1. Một số khái niệm của thể loại truyện dân gian :
  a. Truyền thuyết :Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  b. Truyện cổ tích :Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : 
  - Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,….);
  - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
  - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;
  - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động như con người).
   Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
  c. Truyện ngụ ngôn :Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  d. Truyện cười :Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
     2. Bảng tổng kết các truyện dân gian đã học: 
stt    Tên văn bản    Thể loại    Nội dung chính    
1    CON RỒNG CHÁU TIÊN    
Truyền thuyết     Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.    
2    

THÁNH GIÓNG    

Truyền thuyết     Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.    
3    
SƠN TINH, THỦY TINH    
Truyền thuyết      - Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt 
  - Sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai 
  - Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.    

4    
THẠCH SANH    
Truyện cổ tích      Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.    

5    
EM BÉ THÔNG MINH    
Truyện cổ tích      Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.    
6    
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG    
Truyện ngụ ngôn       Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.    
7    THẦY BÓI XEM VOI    Truyện ngụ ngôn       Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta : Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.    
8    
TREO BIỂN    
Truyện cười       Truyện có ý phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.    
    II.TRUYỆN TRUNG ĐẠI:
Bảng tổng kết các truyện trung đại đã học: 
 
stt    Tên văn bản    Tác giả    Nội dung chính    
1    CON HỔ CÓ NGHĨA ( ĐT )    Truyện trung đại, Vũ Trinh, Lan trì kiến văn lục.    Truyện thuộc loại hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.    
2    

MẸ HIỀN DẠY CON ( ĐT )    Truyện trung đại, trích Liệt nữ truyện của Trung Quốc    Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;
- Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.    
3    Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.    Truyện trung đại,  Hồ Nguyên Trừng ( 1374 -1446 )       Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.    

  PHẦN II : TIẾNG VIỆT
    I. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
    - Từ đơn : chỉ gồm một tiếng.
    - Từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng.
    - Sơ đồ cấu tạo từ TV :





   

   2. Bài tập :
    2.1/ Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới : 
    Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào ?
    b. Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc.
    c. Tìm thêm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
     Gợi ý :
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép
    b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc : cội nguồn, gốc gác, … 
    c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc : ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu, … 
    2.2/ Tìm từ láy :
         Gợi ý :
        a. Tả tiếng cười : khanh khách, ha hả, hô hố, hì hì, …
        b. Tả tiếng nói : ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, lầu bầu, …
        c. Tả dáng điệu : lom khom, lả lướt, nghênh ngang, …
    2.3/ Xác định từ trong câu cho sẵn.
         Gợi ý :
    - Thần/dạy/ dân/ cách /trồng trọt,/ chăn nuôi /và/ cách/ ăn ở.
    - Từ /đấy,/nước/ ta /chăm /nghề /trồng trọt,/ chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày/ Tết/ làm / bánh chưng, /bánh giầy.
    II. TỪ MƯỢN :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ thuần Việt : là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.( VD : ăn, học, đi, ngủ,…)
    - Từ mượn : là do chúng ta vay mượn từ của tiếng nước ngoài:
     + Từ mượn tiếng Hán : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,…
     + Từ mượn ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét,…
  2. Bài tập: 
    2.1/ Xác định từ mượn trong câu:
      a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
     b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
     c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.
    2.2/ Kể một số từ mượn mà em biết :
         Gợi ý :
        a. Hán Việt : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,… 
        b. Ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét, …
            - Đơn vị đo lường : mét, lít, kí lô gam, …
            - Tên bộ phận xe đạp : ghi đông, líp, sên, …
            - Tên một số đồ vật : cát sét, ti vi, vi ô lông, …
    III. NGHĨA CỦA TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
    - Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
    - Cách giải thích nghĩa của tư :
      + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị ;
      + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
   2. Bài tập :
    2.1. Đọc các chú thích trong các văn bản đã học.
    2.2. Giải thích nghĩa của các từ:
         Gợi ý :
            - học tập : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
            - học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
            - học hỏi : tìm tòi, hỏi han để học tập.
            - học hành : học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn.
            - trung bình : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
            - trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật, …
            - trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
     - giếng : hố đào sâu vào lòng đất thẳng đứng để lấy nước.
     - rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.
     - hèn nhát : không dũng cảm, thiếu can đảm, đáng khinh bỉ.
    2.3 Xem các bài tập ở SGK trang 36.
    IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
    - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa :
     + Nghĩa gốc : là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sơ để hình thành các nghĩa khác.
     + Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
   2. Bài tập : 
    2.1/ Tìm từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra từ chuyển nghĩa của chúng :
         Gợi ý :
            - chân : chân bàn, chân núi, chân trời, chân đê, …
            - tai : tai ấm, tai nấm,… 
    2.2/ Tìm từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo chỉ bộ phận cơ thể người :
         Gợi ý : lá phổi, quả tim, …
    2.3/ Một số hiện tượng chuyển nghĩa:
       a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động : 
    - cái cưa  cưa gỗ
    - hộp sơn sơn cửa
    - cái bào bào gỗ
       b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị :
    - bó lúa một bó lúa
    - nắm cơm một nắm cơm
    V. CÁC LỖI DÙNG TỪ : 
    - Lỗi lặp từ ;
    - Lỗi lẫn lộn các từ gần âm ;
     Bài tập : Xác định lỗi dùng từ, nguyên nhân, cách chữa ;
        a. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. ( lặp từ )
        b. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        c. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        d. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn Lan. ( lặp từ )
        e. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. ( lặp từ )
        g. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên. ( lặp từ )
        h. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. ( lẫn lộn các từ gần âm )

        i. Có một số bạn còn bàng quang với lớp. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        k. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như : ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình ; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái, …( lẫn lộn các từ gần âm )
     Gợi ý
        a. Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
        b. Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan Viện bảo tàng của tỉnh.
        c. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc. 
        d. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. 
        e. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
        g. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
        h. Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
        i. Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
        k. Vùng này còn khá nhiều hủ tục như : ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình ; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái, …
    - Dùng từ không đúng nghĩa 
     Bài tập :
    1. Chỉ ra các lỗi và sửa chữa
        a. Mặc dù còn một số yếu  điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
        b. Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
        c. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của người nông dân.
        d. Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
        e. Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
        f. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
     Gợi ý
a.    yếu  điểm điểm yếu ( nhược điểm )
b.    đề bạt  bầu
c.    chứng thực  chứng kiến
d.    tống  tung
e.    thực thà  thành khẩn ; bao biện  ngụy biện
f.    tinh tú  tinh túy
    2. Gạch dưới cách kết hợp đúng :
        a. bản ( tuyên ngôn ) - bảng ( tuyên ngôn ) ;
        b. ( tương lai ) sáng lạng - ( tương lai ) xán lạn ;
        c. bôn ba ( hải ngoại ) - buôn ba ( hải ngoại ) ;
        d. ( bức tranh ) thủy mặc - ( bức tranh ) thủy mạc ;
        đ. ( nói năng ) tùy tiện - ( nói năng ) tự tiện.
    VI. DANH TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
    1.1 Đặc điểm của danh từ : 
     + Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, …
     + Kết hợp với từ chỉ số lượng phía trước, các từ này, đó, kia, ấy,… ở phía sau.
     + Chức vụ điển hình trong câu là làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
    1.2. Các loại danh từ :
·    Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật : chim, cá, mây, hoa, nước, bàn, ghế,….
·    Danh từ riêng : là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,… Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Ví dụ : - Phạm Văn Đồng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm ( tên người, địa lí Việt Nam)
     - Pu-skin, Mai-cơn Giắc-xơn, Pa-ri, Mác-xcơ-va (tên người, địa lí nước ngoài) 
         - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa( tên cơ quan, tổ chức, … )
   2. Bài tập : 
    2.1/ Tìm danh từ chung và danh từ riêng :
  “ Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
 Danh từ chung : Ngày xưa, miền,  đất, nước, rồng, con trai,  thần, tên
 Danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ,  Long Nữ, Lạc Long Quân
    2.2/ Một số danh từ riêng trong các câu sau quên viết hoa, hãy viết lại cho đúng :
    Ai đi Nam Bộ
    Tiền giang, hậu giang  Tiền Giang, Hậu Giang
    Ai vô thành phố              Thành phố
            Hồ Chí Minh
                    Rực rỡ tên vàng.
    Ai về thăm bưng biền đồng tháp  Đồng Tháp
    Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp  Pháp
    Nơi chôn rau cắt rốn của ta !
    Ai đi Nam – Ngãi, Bình – Phú, khánh hòa  Khánh Hòa
    Ai vô phan rang, phan thiết  Phan Rang, Phan Thiết
    Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc   Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc  
    Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung  Trung
    Ai về với quê hương ta tha thiết
    Sông hương, bến hải, cửa Tùng …  Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng
    Ai vô đó với đồng bào, đồng chí
    Nói với Nửa – Việt nam yêu quý  Việt Nam
    Rằng : nước ta là của chúng ta
    Nước việt nam dân chủ cộng hòa !  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    VII. CỤM DANH TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
·    Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
    Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ , nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
·    Cấu tạo của cụm danh từ : 
Phần trước
( Từ chỉ số lượng )    Phần trung tâm
(Danh từ )    Phần sau
Đặc điểm, vị trí của sự vật    
VD : tất cả /những    em học sinh    chăm ngoan ấy    
   2. Bài tâp: 
    2.1. Tìm cụm danh từ trong các câu : 
     a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
     b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại .
     c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
    2.2. Điền cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ.
Phần trước
( Từ chỉ số lượng )    Phần trung tâm
(Danh từ )    Phần sau
Đặc điểm, vị trí của sự vật    
một
một 
một    người chồng
lưỡi búa
con yêu tinh     thật xứng đáng
của cha để lại
ở trên núi, có nhiều phép lạ    

    VIII. SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    a. Số từ : là những từ chỉ số lượng và thứ tự vật. Khi biểu thị số lượng vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự vật, số từ đứng sau danh từ.
    Ví dụ : - hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, … ( số lượng )
         - Hùng Vương thứ sáu, canh bốn, canh năm,…( số thứ tự )
    b. Lượng từ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật, có hai nhóm :
        + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : tất cả, hết thảy, ….
        + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối : những, các, mọi, từng, hàng,…
   2. Bài tập :
    2.1. Tìm số từ và xác định ý nghĩa của số từ :
            KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
        Một canh…hai canh…lại ba canh,
        Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
        Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, 
        Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.     
                            ( Hồ Chí Minh )
 Một canh…hai canh…lại ba canh
 năm cánh                    chỉ số lượng của sự vật
 Canh bốn, canh năm : chỉ thứ tự vật
    2.2 Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào ?
        Con đi trăm núi ngàn khe
        Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
     trăm, ngàn, muôn : chỉ số lượng nhiều, rất nhiều ( lượng từ )
    2.3. Xác định lượng từ trong các câu:
a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi…
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
    IX. CHỈ TỪ : 
    1. Lí thuyết :
    - Chỉ từ : là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định  vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.( ví dụ: ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia,…)
    - Hoạt động của chỉ từ trong câu : chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ : - Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi.( phụ ngữ của cụm danh từ )
            - Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.( trạng ngữ trong câu )
            - Đấy vàng, đây cũng đồng đen
    Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.            ( chủ ngữ trong câu )
    2. Bài tập : 
    2.1. Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy:
Vd : Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
    - Chỉ từ : nay ;
    - Ý nghĩa : chỉ thời gian ;
    - Chức vụ : trạng ngữ trong câu.
2.2. Thay cụm từ trong câu bằng chỉ từ thích hợp. ( Bài tập SGK trang 138 )
X. ĐỘNG TỪ –CỤM ĐỘNG TỪ :
1.    Lí thuyết :
a. Đặc điểm của động từ : 
  - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. ( Vd: ăn, học, đi, …)
  - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,…để tạo thành cụm động từ.
  - Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ.
b. Các loại động từ chính :
 - Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm ): Vd : dám, toan, định,…
 - Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm), có hai loại :
    + Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì ?) Vd: đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng,…
    + Động từ chỉ trạng thái ( trả lời các câu hỏi Làm sao ?, Thế nào ?) Vd: buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, yêu, vui,…
c. Cụm động từ :
 - Cụm động từ : là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Vd: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
- Cấu tạo của cụm động từ :

Phần trước    Phần trung tâm
( Động từ )    Phần sau    
Cũng/còn/đang/chưa           tìm    được/ngay/câu trả lời    
      2. Bài tập : 
    2.1. Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới .
    2.2. Tìm cụm động từ trong các câu sau:
    a. Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà .
    b. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
    c. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
    2.3. Điền cụm động từ vào mô hình cụm động từ. ( Chú ý động từ chính làm trung tâm ).

Phần trước    Phần trung tâm
( Động từ )    Phần sau    
còn đang





    đùa nghịch 
yêu thương 
muốn kén 
đành tìm 

có 
đi hỏi     ở sau nhà
Mị Nương hết mực
cho con một người chồng thật xứng đáng
cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
ý kiến của em bé thông minh nọ    

    XI. TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ : 
1.    Lí thuyết : 
    a. Đặc điểm của tính từ :
    - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sừ vật, hành động, trạng thái ;
    - Tính từ có thể kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,…để tạo thành cụm tính từ ( hạn chế kết hợp với hãy, đừng, chớ )
    - Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu.
    b. Các loại tính từ : 
-    Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ : rất, lắm, quá, khá, hơi,…).Vd: đẹp, xấu, cao, thấp, vàng, xanh, đỏ,…
-    Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với từ chỉ mức độ ).Vd: vàng hoe, vàng ối, vàng lịm, vàng tươi,…
c. Cụm tính từ : 
-    Là loại tổ hợp từ do tính từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
-    Mô hình cụm tính từ : 
Phần trước    Phần trung tâm
( Tính từ )    Phần sau    
vẫn/còn/đang    trẻ    như một thanh niên    
    2. Bài tập : 
    2.1. Xác định tính từ trong các câu đã cho :
  - Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
  - Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm . Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
    2.2. Tìm cụm tính từ trong câu cho sẵn :
a. Nó sun sun như con đỉa.
    b. Nó chần chẫn như cái đòn càn.
    c. Nó bè bè như cái quạt thóc.
    d. Nó sừng sững như cái cột đình.
    đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
    2.3. Bài tập 2,3,4 trang 156
  PHẦN III : TẬP LÀM VĂN  
     I. LÍ THUYẾT :
      1. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt : 
·    Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
·    Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
·    Sáu kiểu văn bản thường gặp : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính- công vụ.
  2. Văn bản tự sự : 
   a. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết  thúc, thể hiện một ý nghĩa.
   b. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự : 
  c.Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự : 
- Chủ đề : là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
- Dàn bài : gồm có ba phần
    + Phần mở bài : giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;
    + Phần thân bài : kể diễn biến của sự việc;
    + Phần kết bài : kể kết cục của sự việc.
  d. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự :
  đ. Lời văn, đoạn văn tự sự : 
  e. Ngôi kể trong văn tự sự : 
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
    + Ngôi kể thứ nhất : khi tự xưng là tôi 
    + Ngôi kể thứ ba : khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi.
g. Thứ tự kể trong văn tự sự : 
- Thứ tự tự nhiên : việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
- Kể ngược : đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để cho nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó.
h. Kể chuyện đời thường:  Chỉ phạm vi đời sống thường nhật, hằng ngày.
    i. Kể chuyện tưởng tượng : Là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
II. PHẦN BÀI TẬP : 
    a. Kể truyện có sẵn :
- Đề 1 : Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
- Đề 2 : Kể lại một truyện đã biết ( truyền thuyết, cổ tích ) bằng lời văn của em .
·    Lưu ý : Tập kể các truyện đã học 
+ Truyền thuyết : Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Cổ tích : Thạch Sanh ; Em bé thông minh 
+ Truyện ngụ ngôn : Ếch ngồi đáy giếng ; Thầy bói xem voi
+ Truyện cười : Treo biển 
+ Truyện trung đại : Thầy thuốc giỏi tốt nhất ở tấm lòng
    b. Kể chuyện đời thường :
    - Đề 1 : Kể về một việc tốt mà em đã làm.
    - Đề 2 : Kể về một lần em mắc lỗi ( bỏ học, nói dối, không làm bài,…).
    - Đề 3 : Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
    - Đề 4 : Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
    - Đề 5 : Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
    - Đề 6 : Kể về một kỉ niệm đáng nhớ( được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…) 
    - Đề 7 : Kể về những đổi mới ở quê em ( có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,…) 
    - Đề 8 : Kể về thầy giáo ( cô giáo ) của em ( người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập ).
    - Đề 9 : Kể về một người thân của em ( ông bà, bố mẹ, anh chị, …)
    c. Kể chuyện tưởng tượng :
    - Đề 1 : Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,…
    - Đề 2 : Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
    - Đề 3 : Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó mà em biết .