Câu 7. (1.0 điểm) Tìm hai danh...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TẬP ĐỌC: Thư gửi các học sinhCác em học sinh,Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung...
Đọc tiếp

TẬP ĐỌC: Thư gửi các học sinh

Thư gửi các học sinh

Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?

Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Chào các em thân yêu.

Hồ Chí Minh

 

Chú thích:

- Đây là thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9 năm 1945.

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976.

- Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- 80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.

- Cơ đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước, giang sơn.

- Hoàn cầu: thế giới.

- Kiến thiết: xây dựng.

- Các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới.

2. Nội dung bài thư gửi các học sinh

Nội dung chính: Bài đọc là bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau khi đất nước giành được chủ quyền. Bác nhắc nhở các bạn học sinh về sự hi sinh của nhiều người mới có nền độc lập, các bạn cần cố gắng học tập vì tương lai đất nước nằm trong tay các bạn.

Cách đọc

Đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bức thư của Bác Hồ, cho tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với Việt Nam.

Giải thích từ ngữ:

- Ngày tựu trường: ngày học sinh trở lại trường để bắt đầu vào năm học

 

- Đồng bào: nghĩa đen là sinh ra cùng trong một bọc, nghĩa thường dùng là cùng trong một nước.

- Nô lệ: bị mất quyền tự do, quyền làm chủ, bị kẻ khác thống trị, áp bức.

>> Tham khảo luyện tập: Trắc nghiệm bài Thư gửi các học sinh

3. Hướng dẫn soạn bài - Tập đọc lớp 5: Thư gửi các học sinh

Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

Gợi ý

Hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... Vậy các em nghĩ sao? và chỉ ra điều đặc biệt.

Trả lời:

So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:

- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.

- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

Gợi ý: Hãy đọc đoạn: Trong năm học tới đây. .. đến hết, tìm ra nhiệm vụ của toàn dân sau Cách mạng tháng Tám.

Trả lời:

Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm sao cho nước ta theo kịp được các nước khác trên thế giới..

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?

Hãy đọc đoạn: Trong năm học tới đây ... đến hết và nêu trách nhiệm của học sinh.

Trả lời:

Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

 

Hoặc có thể trả lời

Trong công cuộc kiến thiết đất nước, học sinh phải cố gắng, chuyên cần học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy đưa bạn để lớn lên sẽ xây dựng đất nước, với dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Câu 4 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5)

Học thuộc lòng đoạn thư từ Sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Trả lời:

Học sinh tự học.

>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 5: Nghe - viết: Việt Nam thân yêu

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 và Lý thuyết Tiếng Việt lớp 5: Tập đọc - Thư gửi các học sinh. Các dạng lời giải theo phân môn: Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn được VnDoc cập nhật lời giải thường xuyên.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 theo chuẩn kiến thức kỹ năng mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

 

1
14 tháng 11 2021

câu 1:

- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.

- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

Trả lời:

Toàn dân xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?

Trả lời:

Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

4 tháng 11 2024

Bày đặt elizabeth đồ đó^^
 

25 tháng 4 2018

a + b + c + d) tổ quốc = giang sơn = Việt Nam = đất nước = sơn hà = non sông

Chúc bạn học tốt

25 tháng 4 2018

ok thanks

5 tháng 3 2020

a) Từ đồng nghĩa: Đất nước, Tổ Quốc
b) Từ đồng nghĩa: Gan dạ, anh dũng, dũng cảm

Có đề bài 

tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc...

b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời...

 Bài làm

a) Có các từ đồng nghĩa là : Đất nước = non sông = quê hương = xứ sở = tổ quốc

b)Có các từ đồng nghĩa là : dũng cảm = gan dạ = anh dũng

12 tháng 9 2018

1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.

Trả lời:

a. Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông.

b. Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.

2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.

Trả lời:

Những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương.

3. Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.

Trả lời:

Những từ chứa tiếng quốc: ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ, quốc phòng, quốc tế, quốc sử, quốc dân.

4. Đặt câu với một trong những từ dưới đây:

a) Quê hương

b) Quê mẹ

c) Quê cha đất tổ

d) Nơi chôn rau cắt rốn

Trả lời:

a) Quê hương: Quê hương em ở thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố sầm uất và náo nhiệt.

b) Quê mẹ: Quê mẹ em ở Bạc Liêu.

c) Quê cha đất tổ: Cho dù đi đâu, về đâu chúng ta cũng phải nhớ về quê cha, đất tổ.

d) Nơi chôn rau cắt rốn: Cha tôi luôn ao ước được thêm một lần về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.

 

1. Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông.

    Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.

2.  Đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương....

3.  Ái quốc, quốc gia, quốc ca, quốc khánh, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ, quốc phòng, quốc tế, quốc sử, quốc dân....

4. 

a) Quê hương: Quê hương em ở thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố sầm uất và náo nhiệt.

b) Quê mẹ: Quê mẹ em ở Bạc Liêu.

c) Quê cha đất tổ: Cho dù đi đâu, về đâu chúng ta cũng phải nhớ về quê cha, đất tổ.

d) Nơi chôn rau cắt rốn: Cha tôi luôn ao ước được thêm một lần về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.

20 tháng 7 2020

Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

20 tháng 7 2020

Sally thank you 

14 tháng 7 2018

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

          ~~~~~hok tốt ,, k mk nha !!!!!!##$$$>>>>33333

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 3A/ KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (1,5 điểm)Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 - ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn...
Đọc tiếp

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 3

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (1,5 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 - ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu).

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (3,5 điểm)

2.1. Đọc thầm bài văn sau:

Chợ nổi Cà Mau

Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi.

Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.

Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh thao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà…

Giữa chợ nổi Cà mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.

Theo NGUYỄN NGỌC TƯ

2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

1/ Chợ họp vào lúc nào trong ngày? (0,5đ)

a/ Vào buổi chiều.

b/ Vào lúc bình minh lên.

c/ Vào buổi trưa.

d/ Vào tất cả các buổi trong ngày.

2/ Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu? (0,5đ)

a/ Họp trên bờ sông.

b/ Họp trên ghe, ở giữa sông.

c/ Họp ở siêu thị trên bờ sông.

d/ Họp trên ghe, ở giữa biển.

3/ Người đi chợ mua bán những gì? (0,5đ)

a/ rau, trái cây.

b/ hoa, rau, trái cây.

c/ rau, quả, gà vịt, tôm cá.

d/ tất cả các mặt hàng.

4/ Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì? (0,25đ)

a/ Để trang trí ghe cho đẹp.

b/ Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng.

c/ Để treo hàng hóa cho chủ ghe khỏi phải tất bật bày biện.

d/ Để giăng mùng trên mui ghe cho trẻ ngủ vùi, ngủ nướng.

5/ Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0,25đ)

a/ Cái chân vịt gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.

b/ Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.

c/ Thấy một dãy ghe dập dờn xao động trên cả mặt sông.

6/ Đoạn 2 của bài văn tả cảnh gì? (0,25đ)

a/ Tả cảnh sông nước Cà Mau.

b/ Tả cảnh chợ nổi Cà Mau buổi sáng mai.

c/ Tả những dãy thuyền ghe trên sông Gành Hào.

7/ Câu đầu đoạn 2,3 có tác dụng gì trong mỗi đoạn và trong cả bài? (0,25đ)

a/ Chỉ có tác dụng mở đoạn.

b/ Chỉ có tác dụng liên kết các đoạn.

c/ Có tác dụng mở đoạn, nêu ý khái quát và liên kết các đoạn.

8/ Hai từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: (0,5đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

9/ Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (0,5đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

1
4 tháng 11 2018

2.2 .

1) . b

2) . b

3) . d

4) . b

5) . b

6) . b

7 ) . c

8 ) . giang sơn , sơn hà

9 ) . Mọi người đang bàn về buổi văn nghệ ngày 20 tháng 11 .

       Chiếc bàn mẹ mới mua cho em được làm bằng gỗ lim rất đẹp .

# Love yourself #

a.Thuộc chủ đề Việt Nam - Tổ quốc em.

b.Thuộc chủ đề Cánh chim hòa bình.

c. Thuộc chủ đề Con người với thiên nhiên.

Còn phần gạch bỏ thì mình không biết.

1. Tìm những từ có tiếng quốc ( với nghĩa là nước )2. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây :a) quê hương : ............................................................b) quê mẹ : ...................................................................c) quê cha đất tổ : ..............................................................d) nơi chôn rau cắt rốn : .................................................................................M :...
Đọc tiếp

1. Tìm những từ có tiếng quốc ( với nghĩa là nước )

2. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây :

a) quê hương : ............................................................

b) quê mẹ : ...................................................................

c) quê cha đất tổ : ..............................................................

d) nơi chôn rau cắt rốn : .................................................................................

M : Dù đi đâu xa, những người dân quê tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê cha đất tổ của mình

3. Chọn thành ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

                       ( non sông gấm vóc, quê cha đất tổ )

a) Dù đi đến phương trời nào chúng tôi vẫn nhớ về ...............................

b) Là người Việt Nam, ai chẳng tự hào về ....................................................

4. Ghi lại phần vần của những tiếng được in đậm trong các câu sau :

Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu Khoa thi năm 1247, lúc vừa 13 tuổi 

......................................................................................................................

- Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương : 36 tiến sĩ

........................................................................................................................ 

2
3 tháng 12 2019

1. quốc ca, quốc kì, quốc hiệu, Tổ quốc

2. Đặt câu

- Mảnh đất quê hương đầy nắng và gió đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi khoáng đạt, trẻ trung.

- Hè nào tôi cũng háo hức được về thăm quê mẹ.

- Những người con xa xứ luôn mang trong tim dáng hình quê cha đất tổ.

- Nơi chôn rau cắt rốn là nơi không thể nào quên.

3. a. quê cha đất tổ

b. non sông gấm vóc

4.  Phần vần của các từ lần lượt là:

Trạng nguyên: ang - uyên

Nguyễn Hiền: uyên - iên

Khoa thi: oa-i

làng Mộ Trạch: ang-ô-ach

huyện Bình Giang: uyên-inh-ang

10 tháng 8 2020

đón chào tử thần