K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, trang 203)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Em hãy giải thích nghĩa của từ thơm1 và thơm2 trong câu: Thị thơm thị giấu người thơm. (1,0 điểm)

Câu 3. Cho biết tên hai truyện cổ mà tác giả gợi lên từ hai câu: Thị thơm thì giấu người thơm và Đẽo cày theo ý người ta. (0,5 điểm)

Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ: (1,0 điểm)

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1. (2.0 điểm)

Em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam để thấy được đó là: Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa qua đoạn trích sau từ Truyện Kiều:

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

Mai cốt cách thuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoàn trang,

Mây thua nước tóc thuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hại.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bạc ngữ ân,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

(Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD 2005, trang 81)

0
PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:       Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa       Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm       Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì lại gặp người tiên độ trì      ...
Đọc tiếp
PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
      Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
      Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
      Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì lại gặp người tiên độ trì
      …Thị thơm(1) thì giấu người thơm(2)
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
       Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
       Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, trang 203).

 

 
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì ? (0,5 điểm)
Câu 2. Em hãy giải thích nghĩa của từ thơm(1) và thơm(2) trong câu: Thị thơm(1) thì giấu người thơm(2). (1,0 điểm).
Câu 3. Cho biết tên hai truyện cổ mà tác giả gợi lên từ hai câu: Thị thơm thì giấu người thơm và Đẽo cày theo ý người ta. (0,5 điểm)
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ: (1,0 điểm)
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
19
3 tháng 6 2021
Rất dễ thôi
3 tháng 6 2021
Bạn tự làm đi nhé
Đọc trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi bên dướiLần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ...
Đọc tiếp

Đọc trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi bên dưới

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ

bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một

vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách,

họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

1. Giải nghĩa từ "phong cách" trong tiêu đề của văn bản này. Giải thích vì sao văn bản Phong cách Hồ Chí Minh lại

được xem là văn bản nhật dụng? (1,0 điểm)

2. Ghi lại trong đoạn văn trên các từ thuộc trường từ vựng truyện cổ tích và trường từ vựng giản dị. Việc sử dụng

đan xen hai trường từ vựng này trong đoạn văn mang lại hiệu quả gì? (1,0 điểm)

3. Hiện nay, nhiều bạn trẻ thiếu hiểu biết và cũng không tha thiết với những giá trị văn hoá truyền thống: từ trang

phục, nghệ thuật đến lịch sử của dân tộc. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình

về hiện tượng trên.(3,0 điểm)

4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng nói về lối sống giản dị của Bác Hồ. Cho biết

tên tác giả. (0,5 điểm)

 

Giúp mình với ạ!!!!!

0
BÀI TẬP VĂNÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VĂN

ÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách

2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

a/ Nội dung câu văn nói gì?

b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu nào?

c/ Thực trạng việc đọc sách của người Việt Nam hiện nay ra sao?

d/ Ngày đọc sách Việt Nam là ngày nào? Nhà nước ta lấy ngày đó làm ngày đọc sách có ý nghĩa gì?

3.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

4. Nhân vật coi sách là bạn là nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? Tình yêu sách đã giúp những gì cho nhân vật ấy trong cuộc sống?

5. Ghi lại những câu nói liên quan đến sách và việc đọc sách.

6. Từ văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.


1
16 tháng 5 2021
A, Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. B, Phép liên kết câu được sử dụng trong phần cuối văn bản là phép nối C, Nội dung văn bản nói về đại dịch Covid-19 và giải pháp giúp con người sống chậm, lắng nghe mọi thứ xung quanh hơn D, Theo em thì giữa 3 việc : Lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên đều có lợi ích chung của nó. Giúp con người sống chậm hơn, cảm nhận, thấu hiểu,giúp đỡ mọi người. Hơn thế,nó còn chúng ta thấy được sự đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của con người.
PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải...
Đọc tiếp
PHẢN II: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Điều gì phải thì cổ làm cho kì được, đã là một việc phải nhỏ. Điều gỉ trải, thì hết siêu tránh, dù là một điều trái nhỏ Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đùng đẳn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phật bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chỉ khí hãng hải và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực (Trích Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh - NXB Chính trị Quốc gia) Câu 1 (0,5 điểm): Đối tượng hưởng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích? Câu 3 (0,75 điểm): Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Câu 4 (1,75 điểm) Em hiểu nội dung lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được nêu trong đoạn trích ở phần đọc - hiểu văn bản: -Điều gì phải thì cố làm cho kì được, đủ là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức trảnh, đủ là một điều trái nhỏ.” như thế nào? Lời dạy đỗ có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ? (hãy trả lời bằng một đoạn văn diễn dịch tử (10-15 câu)?
0
Câu 1 (1,5 điểm)“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB...
Đọc tiếp

Câu 1 (1,5 điểm)

Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015, tr.96)

1. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

Câu 2 (2,5 điểm)

Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 đến 12 câu về chủ đề: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam.

Câu 3 (6,0 điểm)

Cùng bày tỏ về lẽ sống, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải thì ước nguyện làm “Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời”, còn trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương lại dặn con: “Con ơi tuy thô sơ da thịt / Lên đường / Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con”. Em có suy nghĩ gì về những lẽ sống được thể hiện qua những câu thơ trê

1
10 tháng 5 2016

Mọi người giúp mk với

 

Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể...
Đọc tiếp

Bài 1(5.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

                                                                        (Trích “Mây và sóng”, R.Ta-go)

Câu 1. Đoạn thơ trên có mấy cuộc đối thoại? Đó là cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào? (1.0 điểm)

Câu 2. Hãy xác định 02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ (1.0 điểm)

Câu 3. Tìm 01 câu thơ chứa hàm ý và cho biết hàm ý đó là gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Phân tích ý nghĩa triết lí của câu thơ: (1.0 điểm)

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Câu 5. Từ ý nghĩa bài thơ, hãy chia sẻ về một bài học mà em tâm đắc nhất (1.0 điểm)

Bài 2. (5.0 điểm) Viết đoạn văn (15-20 dòng), phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

-   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

-   Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1)         

Giups được câu nào thì giúp mình với ạ T.T MÌNH CẦN GẤP LẮM

0
Ai giúp mình bài này với ạ!Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:Mỗi nghề có một lời ruDở hay thầy cũng chọn ru khúc nàyLời ru của gió màu mây Con sông của mẹ đường cày của cha Bắt đầu cái tuổi lên ba Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! Thầy không ru đủ nghìn câu Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời Tuổi thơ em...
Đọc tiếp

Ai giúp mình bài này với ạ!

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm.    (Trích Lời ru của thầy, Đoàn Vị Thượng)

 Câu 1. Xảc định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

 Câu 2. Bằng “lời ru” của mình, người thầy trong bài thơ mong muốn gợi lên những đìều gì trong tâm hồn học trò?

 Câu 3. Chi ra và nêu hiệu quả của biện phảp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tuổi thơ em có một thời/Ươ'c mơ thì rộng như trời, ngàn năm”

 Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ cùa em về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ “Thầy không ru đủ nghìn câulBiểt con chữ cũng đứng sau cuộc đời”.

 

0
Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi)