Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ cho riêng mình, ai cũng muốn lớn lên sẽ làm được những việc có ích cho bản thân và xã hội. Để đạt được ước mơ, chúng ta phải học tập, rèn luyện mọi kỹ năng để có những thành công.
Tuy nhiên, hiện nay một số bạn lại lơ là việc học tập, chỉ biết ước mơ mà không chịu cố gắng để đạt được ước mơ. Các bạn hiện còn rất trẻ, nếu không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Thật vậy, cuộc sống ngày càng tiên tiến và hiện đại nên luôn cần những người tài, có tri thức. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, từ một bác sỹ, kỹ sư, thầy cô giáo hay cả những người thợ, công nhân và nông dân, muốn làm được đều phải có tri thức. Bạn đừng nghĩ một người nông dân chỉ biết cày cấy, cuốc đất làm ruộng hay một người công nhân chỉ biết khuân vác, làm những việc dựa vào sức lực là có thể tồn tại được. Nếu không có tri thức, bạn sẽ bị lệ thuộc vào kẻ khác, bị cuộc sống xô đẩy mà sẽ không tìm được những gì mình mong muốn. Do đó mà lúc nào bạn cũng thấy mình bị đối xử bất công và sống trong khổ sở.
Lịch sử cho thấy, hầu hết những người có tri thức luôn được tôn trọng và đề cao. Họ là những người làm được nhiều việc lớn cho xã hội. Ngay từ xưa, các vị anh hùng lãnh đạo chống ngoại xâm cho dân tộc như: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ...tất cả đều là những người chịu khó học tập từ nhỏ, lớn lên có tri thức, có tài mới làm được những việc lớn, lập các chiến công vĩ đại nên để lại tiếng thơm muôn đời cho con cháu...Hay ngày nay, chỉ những học sinh siêng năng học giỏi sau này mới có thể có những phát minh cho nhân loại, làm việc lớn cho đời. Nếu đọc tiểu sử của những người như vậy bạn sẽ thấy tất cả họ đều là những người cần cù học tập chịu khó ngay từ lúc còn trẻ.
Nước ta ngày xưa sống trong xã hội phong kiến, nhà nước không quan tâm đầu tư giáo dục, không quan tâm nâng cao dân trí nên hầu hết người dân không có tri thức. Đất nước do vậy mà nghèo nàn, lạc hậu. Những người dân nghèo khổ lại phải chịu sự tác động, chi phối của cuộc sống và bị xã hội vùi dập nhưng chỉ biết than thân, trách phận mà không biết làm thế nào để thoát khỏi số phận long đong ấy. Đặc biệt, đối với người phụ nữ, họ không được học hành nên việc họ bị áp bức, trà đạp là chuyện tất yếu. Chỉ những người phụ nữ có hiểu biết, có tri thức thì mới ý thức được thân phận, cuộc đời mình. Họ tìm được cho mình con đường đi đúng. Ngày xưa, Hai bà Trưng đã đứng lên dựng cờ khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Xuân Hương dù bị xã hội đùn đẩy nhưng bà vẫn ý thức dược thân phận của mình. Họ làm được điều đó cũng chỉ là do họ có tri thức. Vậy nên muốn có cuộc sống như ý muốn, không gì khác ngoài bạn phải có tri thức. Mà muốn có tri thức lạ phải học ngay lúc sớm nhất có thể.
Có thể tuổi trẻ bạn ham chơi, bởi theo bạn có nhiều thứ lôi cuốn hấp dẫn hơn việc học nhiều. Bạn cho rằng những trò chơi điện tử trên máy tính, những cuộc đi chơi với bạn bè...là những việc lí thú hơn cả vì chúng mang lại cho bạn nhiều niềm vui thích, hứng khởi hơn là ngồi vào bàn học với đống sách vở nhàm chán. Thế nhưng bạn ơi! Hãy nghĩ lại! đừng chỉ nhìn thấy những lợi ích, thú vui trước mắt mà quên đi những ước mơ, hoài bão sau này đang chờ bạn thực hiện. Nếu bạn không học, bạn sẽ nhanh chóng tạo ra cho mình một lỗ hổng lớn về kiến thức mà khó bù đắp lại được. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản việc học. Điều đó là cực kỳ nguy hiểm cho tương lai của bạn. Có thể tuổi trẻ còn dài nhưng thời gian trôi đi không trở lại, bạn sẽ không làm được việc của ngày hôm nay nếu ngày hôm nay trôi qua. Đời người chẳng bao lâu, nếu không học thì sau này bạn sẽ không còn cơ hội học tập nữa. Đừng để sau này hối hận và cất lên những trường khúc: "Giá như ngày trước mình...". Tất cả không trở lại bạn ạ.
Vậy nên, chúng ta phải học, học để biến những ước mơ của mình thành sự thật. Phải chịu khó và hi sinh những thú vui không có lợi cho việc học. Bởi chỉ có học thì mai này lớn lên mới đủ khả năng làm được những việc có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội và tương lai sẽ rộng mở với chúng ta. Bây giờ vẫn chưa là muộn, tất cả đều có thể, hãy chăm chỉ học tập và chúng ta sẽ làm được điều mình muốn!
Cách ăn mặc của học sinh ngày nay vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận rằng, phù hợp nhất khi tới trường có lẽ chỉ có bộ đồng phục mà thôi. Ngoài vẻ đẹp giản dị, thường mang màu trắng tựa như sự hồn nhiên, trong trắng phù hợp với lứa tuổi học trò, bộ đồng phục còn xóa nhòa đi ranh giới giữa giàu nghèo, sang hèn, khiến cho mọi người đều hòa đồng, bình đẳng như nhau. Không chỉ vậy, mỗi khi nhìn thấy tấm phù hiệu trên tay áo, chắc hẳn bạn còn thấy gắn bó, tự hào về ngôi trường của mình nữa đúng không? Ấy thế mà, nhiều bạn lại coi đồng phục chỉ là bắt buộc, không tự giác mặc dẫn tới vi phạm nội quy. Tệ hơn nữa, có bạn lại cố gắng “cách tân” bộ đồng phục như mang cạp trễ, quần bó, áo chẽn,... làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của bộ trang phục này. Không chỉ vậy, ngoài giờ học, nhiều bạn còn chạy theo các mốt hàng hiệu. Mỗi khi xã hội theo một trào lưu mới thì bạn cũng diện một bộ cánh mới cho phù hợp với “thị trường”.
Nhưng các bạn đâu biết rằng, quan niệm đẹp của lứa tuổi chúng ta đâu chỉ dựa vào những “mốt” đó. Mặc đồ là phải phù hợp với lứa tuổi, ví dụ như tuổi chúng ta nên mặc những bộ đồ giản dị, kín đáo, lịch sự, thể hiện mình là người có giáo dục. Hay nếu đến đám tang, liệu bạn nên mặc đồ sẫm, tối hay sặc sỡ? Đó là sự phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đấy! Còn một yếu tốkhác cũng ảnh hưởng tới quan niệm đẹp chính là điều kiện gia đình. Nếu bố mẹ bạn chỉ có thu nhập trung bình, có lẽ bạn nên hướng tới vẻ đẹp tiện dụng, giản dị mà giá cả phải chăng, thay vì những bộ đồ lộng lẫy mà giá cả chục triệu đồng.
Vậy đua đòi theo mốt nọ, mốt kia có hại gì mà chúng ta phải tránh? Mốt thời trang thường có giá khá cao, lại thường xuyên thay đổi, nếu muốn cập nhật thì bố mẹ bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền không nhỏ để thỏa mãn sở thích vô tận đó. Ngoài ra, bạn cũng phải dành nhiều thời gian ngoài cửa hiệu để chọn đồ nữa chứ. Mà thời gian dành cho thời trang nhiều thì dĩ nhiên thời gian dành cho học tập sẽ ít đi. Khi đó, nếu kết quả học tập của bạn sa sút thì cũng không có gì khó hiểu. Không chỉ vậy, bạn còn đánh mất sự yêu thương và tôn trọng của người khác nữa. Thật là những hộ lụy khôn lường!
Thế thì chắc hẳn phải có nguyên nhân gì đó mới khiến các bạn từ bỏ nhiều thứ như vậy để đến với thời trang nhỉ? Xin thưa, phần lớn là do quan niệm sai lầm của chính các bạn, rằng phải ăn mặc theo mốt mới được coi là sành điệu, là đẳng cấp. Cũng có thể đó là do sự nuông chiều thái quá của các bậc phụ huynh, cái gì cũng đáp ứng khiến cho con em mình trở thành quen... Và còn nhiều lí do khác nữa mà các bạn nên xem lại bản thân mình đi nhé!
Chính Pi-e Các-đanh. Nhà tạo mốt nối tiếng của thủ đô Pa-ri nước Pháp, đã khẳng định: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ thói đỏng đảnh của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội [...]. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới thượng lưu quý tộc”. Bên cạnh đó, ngoài vẻ đẹp của trang phục bề ngoài là quần áo, thì hơn hết thảy các thứ trang sức ngọc ngà khác chính là vẻ đẹp của phẩm hạnh và trí tưệ. Nếu quần áo đẹp mà trí tuệ trống rỗng, tâm hồn khô khan thì chắc chắn sẽ không nhận được sự đánh giá xứng đáng từ người khác đâu, tôi cam đoan là như vậy đấy!
Không thể phủ nhận rằng, trang phục sẽ giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người chúng ta. Nhưng trước khi lựa chọn một bộ trang phục nào, khoác lên mình bộ cánh mới nào, các bạn đừng quên tự nhắc nhở mình rằng: trang phục và văn hóa luôn song hành và có quan hệ mật thiết với nhau, các bạn nhé!
Bài văn nghị luận về câu tục ngữ: Học,học nữa, học mãi.
Bài làm
Học tập có vai trò quan trong đối với chúng ta, đặc biệt là giới trẻ hiện nay thì học tập là một yếu tố bắt buộc không thể thiếu. Nó còn là quyền và nghĩa vụ của mỗi chúng ta, là chìa khóa giúp chúng ta bước tới con đường thành công. Và Lê- Nin đã từng có một câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Vậy việc học là gì? Học là một quá trình tìm hiểu, tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng để tăng thêm hiểu biết cho bản thân. Học ở đây không chỉ đơn thuần là đến trường học với thầy cô và bạn bè. Mà việc học của chúng ta đã đươc trang bị từ khi còn rất nhỏ. Lúc đó, bố mẹ đã dạy ta học đi, học nói, học ăn, học cách nói năng với người lớn, học nói lời cảm ơn, lời xin lỗi... Đến khi đến tuổi phải đến trường, chúng ta được bước vào thế giới kỳ diệu. Nơi đó, chúng ta có sự dạy dỗ tận tình từ thầy cô giúp ta được trang bị kiến thức đầy đủ, có niềm vui bên bạn bè.Ta được học rất nhiều điều hay và bổ ích và được học một cách toàn diện. Ngoài ra ta còn học được rất nhiều từ bạn bè và những người xung quanh
Học nữa là học từ trình độ này lên đến trình độ khác. Người ham học luôn muốn nâng cao trình độ của mình. Và con người sẽ trưởng thành sau mỗi trình độ, được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội. ta sẽ học từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, cũng như việc học từ lớp 1 đến lớp 12 rồi lên cao đẳng, đại học. Việc học sẽ không bị ngắt quãng mà nó nối với nhau để không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ.
Học mãi là học liên tục suốt cuộc đời. Người ham học hỏi sẽ không bao giờ thỏa mãn với chính mình mà chỉ chăm chỉ học suốt cuộc đời, không giới hạn tuổi tác. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã sử dụng phép tăng cấp và nó cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.
Không đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này rồi chúng ta sẽ trỏ thành một tầng lớp lạc hậu trong xã hội ngày nay. Nó sẽ dẫn đến kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh hơn. Bác Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”.
Ngày xưa, ông cha ta rất nghèo nàn nhưng vẫn luôn muốn được học hỏi và rất coi trọng việc học. Như ông Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nên không có đèn học, khi đêm đến ông phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn. Hay Bác Hồ đã tự học rất nhiều thứ ngôn ngữ và Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Trạng Nồi cũng là một chàng mưu sinh nhà nghèo. Chàng không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.
Ở vùng sâu, vùng xa rất nhiều bạn học sinh nghèo khó vẵn chăm chỉ cố gắng học giỏi dù nhà nghèo khó và đường tới trường rất xa. Dù vậy, có một số bạn gia đình có điều kiện nhưng vẫn các bạn ấy không chú tâm đến việc học, Thậm chí, khi đến trường, còn cúp tiết, trốn học... Hay một số bạn chạy đua với điểm số mặc dù mình không nắm chắc kiến thức, học vì bị ép buộc...
Việc học ngày nay là một việc rất cần thiết. Vì vậy, chúng ta cũng cần tích cực học tập chăm chỉ, có nghị lực và ý chí quyết tâm. Ta còn phải tìm thấy niềm say mê ở việc học, tìm thấy sự lý thú và đa dạng của việc học. Chúng ta cũng cần có những phương pháp học tập đạt hiệu quả. Ngoài ra học còn phải đi đôi với hành, say mê, hứng thú, sáng tạo ra những cái mà mình vận dụng từ kiến thức mình học để nhớ được lâu hơn.
Việc học rất quan trọng đới với mỗi chúng ta. Nên chúng ta cần phải học tập, thực hiện theo lời khuyên của Lê-Nin: Học, học nữa, học mãi. Đó là một lời khuyên rất hữu ích đối với mỗi chúng ta mà của bậc nhân tài thế giới đã gữi gắm.
Bể học mênh mông tựa đất trời
Khuyên con gắng học chớ ham chơi
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu về lòng biết ơn. Nêu nhận định, suy nghĩ cá nhân về vấn đề này (phẩm chất đẹp, đáng quý, cần thiết,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích khái niệm:
Lòng biết ơn là gì? Sự ghi nhận, cảm kích trước những điều tốt đẹp mà bản thân được nhận từ những cá nhân hay tổ chức, đoàn thể nào đó.
Biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn:
-Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ (tri ân công ơn sinh thành, thương yêu, nuôi dưỡng và chăm sóc).
-Kính trọng, vân lời thầy cô ( ghi nhớ công ơn dạy dỗ, truyền dạy tri thức).
-Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời.
-Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau...
Vai trò của lòng biết ơn:
-Khẳng định vẻ đẹp trong nhân phẩm của con người.
-Gắn kết, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau.
-Tạo niềm vui, lòng tin và không gây thất vọng cho những người đã chịu vươn tay giúp đỡ.
-Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.
-Khiến xã hội ngày càng hài hòa và phát triển....
Lời khuyên:
-Mỗi người phải có lòng biết ơn, không thể trở thành kẻ trơ trẽn, vô ơn.
-Cần trân trọng, ghi nhớ công ơn dù bản thân nhận được sự giúp đỡ nhiều hay ít.
-Luôn sẵn sàng báo đáp công ơn của những người thi ân cho ta khi bản thân có khả năng.
-Nên có những hành động cụ thể để giúp đỡ, chia sẻ và tri ân....
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại quan điểm về lòng biết ơn (quan trọng, cao đẹp, cần gìn giữ,...). Lời nhắn nhủ.
1 | Chống nạn thất học | Hồ Chí Minh |
2 | Hai biển hồ | |
3 | Học thầy, học bạn | Nguyễn Thanh Tú |
4 | Ích lợi của việc đọc sách | Thành Mĩ |
5 | Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội | Bằng Sơn |
6 | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ Chí Minh |
7 | Học cơ bản mới có thể thành tài lớn | Xuân Yên |
8 | Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Đặng Thai Mai |
9 | Tiếng Việt giàu và đẹp | Phạm Văn Đồng |
10 | Đừng sợ vấp ngã | |
11 | Không sợ sai lầm | Hồng Diễm |
12 | Có hiểu đời mới hiểu văn | Nguyễn Hiến Lê |
13 | Đức tính giản dị của Bác Hồ | Phạm Văn Đồng |
14 | Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc | Phạm Văn Đồng |
15 | Ý nghĩa của văn chương | Hoài Thanh |
16 | Lòng khiêm tốn | Lâm Ngữ Đường |
17 | Lòng nhân đạo | Lâm Ngữ Đường |
18 | Óc phán đoán và óc thẩm mĩ | Nguyễn Hiến Lê |
19 | Tự do và nô lệ | Nghiêm Toản |
# Aeri #
STT | Tên tác phẩm | Tác giả |
1 | Chống nạn thất học | Hồ Chí Minh |
2 | Hai biển hồ | |
3 | Học thầy, học bạn | Nguyễn Thanh Tú |
4 | Ích lợi của việc đọc sách | Thành Mĩ |
5 | Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội | Bằng Sơn |
6 | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ Chí Minh |
7 | Học cơ bản mới có thể thành tài lớn | Xuân Yên |
8 | Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Đặng Thai Mai |
9 | Tiếng Việt giàu và đẹp | Phạm Văn Đồng |
10 | Đừng sợ vấp ngã | |
11 | Không sợ sai lầm | Hồng Diễm |
12 | Có hiểu đời mới hiểu văn | Nguyễn Hiến Lê |
13 | Đức tính giản dị của Bác Hồ | Phạm Văn Đồng |
14 | Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc | Phạm Văn Đồng |
15 | Ý nghĩa của văn chương | Hoài Thanh |
16 | Lòng khiêm tốn | Lâm Ngữ Đường |
17 | Lòng nhân đạo | Lâm Ngữ Đường |
18 | Óc phán đoán và óc thẩm mĩ | Nguyễn Hiến Lê |
19 | Tự do và nô lệ | Nghiêm Toản |
Hok tốt và nhớ k cho mik nhé!!!!!!!!!!!
chuyên văn xuất chiêu:
Trong cuộc đời của mỗi cn , ai cx cần học . trước hết học là gì . học là học . vì sao chúng ta cần phải học . học để biết . chúng ta có thể thấy dc học wuan trọng ntn . vd như anh-tank (Albert Einstein) ông đã cho ra đời một công thức mà cho đến nay con người trên tg chỉ giải thích được chưa đầy 10%;hay tôn mới (Isaac Newton) với định luật bảo toàn năng lượng...etc... qua đấy ta có thể thấy việc học quan trọng đến mức nào. vậy chúng ta cần học tập thật tốt.
xong
Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ông bà, bố mẹ chúng ta thường nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi còn trẻ, chúng ta không được lơ là học tập mà trong suốt cuộc đời chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Muốn tiếp thu được trí thức của nhân loại chỉ có một con đường duy nhất là học, học nữa, học mãi…
Học tập là gì? Học tập là cho ta tri thức, cho ta những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao. Những hiểu biết về vật lí giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộc sống, kiến thức giúp chúng ta sống hòa nhập vào cộng đồng biết cách cư xử có văn hóa, sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Vây nên nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều cái hại cho mình về sau. Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức, không có kiến thức để học tập cao hơn nữa. Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội và sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội sau này. Khi còn trẻ ta có rất nhiều điều kiện để học tập. Bây giờ, khi đầu óc còn thông minh, sáng rõ, còn đang phát triển, có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Kiến thức của nhân loại thì rộng lớn còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước giữa biển cả mênh mông. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não bị kém phát triển. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy khi tuổi trẻ qua đi, cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều. Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn điều kiện để học tập nữa. Những hạn chế đó dần đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Cái ngu dốt lại điều khiến ta đi theo đường vòng, làm cho ta không tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, biến mình trở thành người cổ hủ, lạc hậu và sẽ tự đào thải mình ra khỏi xã hội.
Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Kí. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần học hỏi và học tập chăm chỉ hằng ngày, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút, những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Và thêm nữa là tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Dù nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã học tập chăm chỉ, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng. Ngược trở lại, những người lơ là học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích cho bản thân, cho xã hội mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.
Vậy nên nếu chúng ta lơ là học tập ngay từ bây giờ thì sau này rất dễ trở thành người bất tài, vô dụng, không biết lý lẽ, đúng sai, dễ bị cám dỗ. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm học thật giỏi để khi lớn lên trở thành những công dân có ích, có thể nuôi sống chính bản thân mình, gia đình và phát triển xã hội.
chị tham khảo ạ