K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2018

Leonardo di ser Piero da Vinci (phát âm tiếng Ý: [leoˈnardo da ˈvintʃi] phát âm (trợ giúp·chi tiết); phiên âm tiếng Việt phổ biến là Lê-ô-na đờ Vanh-xi theo cách đọc của tiếng Pháp) (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 - tại Anchiano, Ý, mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên.

Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên gọi của thành phố Vinci là nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì "da Vinci" có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là "Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci". Ông là tác giả của những bức hoạ nổi tiếng như bức Mona Lisa, bức Bữa ăn tối cuối cùng.

Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học và bút ký.

Mục lục

  [ẩn] 

  • 1Cuộc đời
    • 1.1Thời thơ ấu, 1452-1466
    • 1.2Làm trong xưởng vẽ Verrocchio, 1466–76
    • 1.3Milano
    • 1.4Florence
    • 1.5Milano
    • 1.6Florence
    • 1.7Pháp
  • 2Một số tác phẩm
  • 3Chú thích
  • 4Tham khảo
  • 5Xem thêm
  • 6Liên kết ngoài

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Thời thơ ấu, 1452-1466[sửa | sửa mã nguồn]

Photo of a building of rough stone with small windows, surrounded by olive trees.

Căn nhà của Leonardo thuở nhỏ tại Anchiano

Pen drawing of a landscape with mountains, a river in a deep valley, and a small castle.

Bức họa sớm nhất của Leonardo, Thung lũng Arno (1473), Uffizi

Leonardo sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 (lịch cũ), "lúc 3 giờ khi màn đêm buông xuống"[nb 1] ở thị trấn Vinci vùng Tuscan, thuộc thung lũng hạ lưu sông Arno vùng lãnh thổ thuộc quyền cai trị của Medici-cộng hòa Florence.[2] Leonardo là người con ngoài giá thú của công chứng viên Ser Piero (lúc bấy giờ 25 tuổi) và người con gái nông dân 22 tuổi Catarina.[1][3][nb 2] Leonardo không có họ trong ngữ cảnh hiện đại, "da Vinci" chỉ đơn giản là "từ Vinci": tên khai sinh đầy đủ của ông là "Lionardo di ser Piero da Vinci", nghĩa là "Leonardo, (con trai) của (Mes)Ser Piero đến từ Vinci".[2]

Quan hệ của Catarina với Ser Piero dường như chấm dứt ngay sau khi bà sinh người con trai. Sau đó ít lâu bà kết hôn với người chủ một lò gốm, Accattabriga di Píaero del Vacca từ Vinci, và có thêm 5 người con. Sau khi chia tay với Catarina, Ser Piero nhận nuôi dưỡng Leonardo. Ông kết hôn 4 lần, có thêm 9 người con trai và 2 người con gái với hai người vợ cuối của ông. Ser Piero là công chứng viên của nhiều gia đình danh tiếng trong thành phố và là người thành công trong nghề nghiệp. Thân chủ của ông bao gồm không những gia đình Medici mà còn gồm cả chính phủ thành phố (signoria) hay hội đồng quốc gia.

Làm trong xưởng vẽ Verrocchio, 1466–76[sửa | sửa mã nguồn]

Leonardo lớn lên trong gia đình của cha ông và sống phần lớn thời gian thời thiếu niên tại thành phố Firenze. Trong số những đam mê của ông, Leonardo yêu thích nhất là âm nhạc, vẽ và tạo hình. Ser Piero đã chọn Andrea del Verrocchio làm thầy của Leonardo khi Verrochio nhận ra tài năng về nghệ thuật của Leonardo.

Mặc dầu không phải là một tài năng phát minh hay sáng tạo lớn trong nghệ thuật đương thời ở Firenze nhưng Verocchio cũng là một nghệ nhân hàng đầu trong nghề kim hoàn, điêu khắc và trong hội họa. Đặc biệt ông là một người thầy tài năng. Leonardo làm việc nhiều năm (khoảng 1470-1477) trong xưởng vẽ của ông cùng với Lorenzo di Credi và Pietro Perugino.

Năm 1476 ông bị buộc tội cùng với 3 người đàn ông khác đã có quan hệ tình dục với một người đàn ông làm mẫu 17 tuổi, Jacopo Saltarelli, là một người đàn ông mại dâm được nhiều người biết. Sau 2 tháng trong tù ông được tuyên bố vô tội vì không có người làm chứng.

Chẳng bao lâu ông đã học hết tất cả những gì Verrocchio có thể dạy hay là còn nhiều hơn thế nữa, nếu như có thể tin vào những câu chuyện thường được kể lại về các hình ảnh hay tượng được cho là do những người học trò của Verrocchio sáng tác. Giorgio Vasari, kiến trúc sư, họa sĩ và cũng là một nhà tiên phong trong số những người biên niên sử nghệ thuật cùng thời với Leonardo cũng đã tường thuật tương tự.

Một trong những bức tranh đầu tiên của Leonardo: Thánh mẫu Benois (1478)

Bức tranh Rửa tội Christi do Verrocchio phác thảo cho các nhà tu của Vallombrosa hiện có thể được xem tại Viện hàn lâm Firenze. Theo Vasari thì thiên thần quỳ bên trái là do Leonardo thêm vào. Khi Verrocchio nhìn thấy, ông đã nhận ra được tính nghệ thuật hơn hẳn so với phần còn lại của chính tác phẩm của ông và người ta kể rằng từ đấy ông tuyên bố vĩnh viễn từ bỏ hội họa. Bức tranh được vẽ nguyên thủy bằng màu keo (tempera) này đã bị vẽ dầu chồng lên nhiều lần nên việc kết luận có sơ sở hiện nay là rất khó khăn. Một số ý kiến đáng tin cậy thiên về việc công nhận không những có bàn tay của Leonardo trên khuôn mặt của thiên thần mà còn trong nhiều phần về y phục và phong cảnh phía sau mang tính đặc trưng và có thể nhận thấy được trong các tác phẩm khác của ông. Tác phẩm này được hoàn thành vào khoảng năm 1470, khi Leonardo 18 tuổi.

Vào khoảng năm 1472 tên của ông có trong danh sách của phường hội họa sĩ thành phố Firenze. Ông sống và làm việc tại đây thêm 10 hay 11 năm và cho đến năm 1477 vẫn còn được gọi là học trò của Verrocchio. Thế nhưng trong năm này dường như ông đã được Lorenzo de Medicinâng đỡ và làm việc như là một nghệ sĩ độc lập dưới sự bảo trợ của Lorenzo de Medici từ 1482 cho đến 1483.

Thông qua lời giới thiệu của Lorenzo de Medici cho công tước Ludovico Sforza (1452-1508, cầm quyền tại Milano từ 1494-1499), người muốn đặt một tượng đài kỵ sĩ tôn vinh Francesco I Sforza (1450-1466), người khởi đầu cho triều đại Sforza tại Milano thay cho triều đại Visconti (1281-1447), Leonardo rời Firenze đến Milano vào khoảng năm 1483.

Milano[sửa | sửa mã nguồn]

Bữa ăn tối cuối cùng

Bằng chứng đầu tiên được ghi lại cho thời gian làm việc của Leonardo tại Milano được xác định là năm 1487. Một vài nhà viết tiểu sử phỏng đoán là thời gian từ 1483 đến 1487 hay ít nhất là một phần của thời gian này được dùng cho những chuyến đi du lịch phương Đông, thế nhưng từ tất cả những người cùng thời với Leonardo đều không để lại một dấu vết nào về chuyến đi của Leonardo về phương Đông.

Trong những năm đầu tiên sau khi tiếm quyền, Ludovico bị tấn công dữ dội, đặc biệt là từ những người theo phái của chị dâu của ông, Bona của Savoie, mẹ của công tước trẻ tuổi Gian Galeazzo Sforza (1476-1494), người cầm quyền chính thống và cũng là cháu của vị công tước này. Để chống lại những tấn công này, Ludovico đã dùng hằng loạt thi sĩ và nghệ sĩ thông qua các diễn văn công cộng, kịch nghệ, hình ảnh và khẩu hiệu để ca ngợi sự sáng suốt và tính tốt đẹp của sự giám hộ đồng thời truyền bá tính xấu xa của những người chống lại ông. Các ghi chép và dự án trong những bản viết tay của Leonardo là bằng chứng cho thấy ông cũng thuộc về số người nghệ sĩ này. Nhiều bức vẽ phác thảo như vậy hiện nay đang nằm trong Christ Church tại Oxford, một bức phác thảo vẽ một nữ phù thủy có sừng hay nữ quỷ đang xua chó tấn công Milano. Bức phác thảo này gần như chắc chắn ám chỉ việc người của nữ công tước Bona ám sát Ludovico không thành vào năm 1484.

Dịch hạch tại Milano trong thời gian 1484-1485 là dịp cho Leonardo trình nhiều dự án của ông lên Ludovico nhằm chia lại thành phố và tái xây dựng theo các nguyên tắc vệ sinh tốt hơn. Thời gian 1485-1486 dường như cũng là thời gian khởi đầu cho kế hoạch làm đẹp và củng cố pháo đài của ông, mặc dầu không được toại nguyện. Sau đó là các kế hoạch và mô hình của ông trong dịp thi đua được công bố giữa các kiến trúc sư người Ý và người Đức để hoàn thành nhà thờ lớn của Milano. Văn kiện trả tiền cho ông vẫn còn tồn tại nằm trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1487 đến tháng 5 năm 1490. Cuối cùng thì không một dự án nào được tiến hành.

Bức tượng kỵ sĩ cao 7 mét, nhiệm vụ chính của Leonardo khi đến Milano được hoàn thành vào cuối năm 1493, vào lúc người do hoàng đế Maximilian I cử đến hộ tống cô dâu Bianca Maria Sforza về làm lễ cưới. Theo tường thuật thời bấy giờ thì đây là một công trình vĩ đại, nhưng các tường thuật này lại thiếu chính xác đến mức không thể kết luận được là tượng đài này phù hợp với phác thảo nào trong số nhiều bản vẽ phác thảo còn tồn tại cho đến ngày nay.

Trong khoảng thời gian từ 1495 đến 1497 Leonardo vẽ một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông, bức bích họa Bữa ăn tối cuối cùng trong nhà thờ Santa Maria delle Grazie, theo yêu cầu của Ludovico Sforza. Năm 1980 nhà thờ cùng với bức tranh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vua Louis XII của Pháp, sau khi chiếm được Milano, đã đích thân đến tận nhà thờ để chiêm ngưỡng bức tranh và đã hỏi là có thể tháo gỡ ra khỏi tường nhằm mang về Pháp. Hai tháng sau khi vua Louis XII chiếm Milano, trong tháng 12 năm 1499, Leonardo cùng người bạn là Luca Pacioli rời thành phố Milano.

Florence[sửa | sửa mã nguồn]

Mona Lisa

Leonardo và Luca Pacioli dừng chân tại Mantua, nơi Leonardo được nữ công tước Isabella Gonzage tiếp đón nồng hậu. Khi nghe tin Ludovico kết cuộc đã bị lật đổ, hai người bạn từ bỏ kế hoạch trở về Milano và tiếp tục đi đến Firenze, thành phố đang bị sức ép từ nhiều vấn đề nội bộ và từ cuộc chiến tranh chống lại Pisa không có kết quả. Tại đây Leonardo nhận vẽ một bức tranh thờ cho nhà thờ Annunziata. Filippino Lippi, người thật ra đã nhận lời yêu cầu vẽ, đã nhường lại cho Leonardo. Mãi đến tháng 4 năm 1501 Leonardo mới hoàn thành bản phác thảo trên giấy. Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi cho bản vẽ trên giấy, Leonardo đã không hoàn thành bức tranh này và các tu sĩ Annunziata cuối cùng lại phải chuyển lời yêu cầu đến Filippino Lippi.

Trong mùa xuân năm 1502 ông bất ngờ về làm việc cho công tước Cesare Borgia. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 1502 cho đến tháng 3 năm 1503 Leonardo, với tư cách là kĩ sư quân sự có quyền cao nhất, đã đi du hành qua một phần lớn miền trung nước Ý. Hai tháng sau khi Vito Luzza, một người dưới quyền của Cesare và là bạn của Leonardo, bị Cesare giết chết, Leonardo trở về Firenze. Ông đã để lại rất nhiều ghi chú và bản vẽ có ghi ngày tháng cũng như 6 tấm bản đồ lớn do ông tự vẽ bao gồm các vùng đất Maremma, Toscana và Umbria.

Trở về Firenze, ông được ủy nhiệm vẽ một bức bích họa trang trí cho một trong những bức tường của đại sảnh nhà hội đồng thành phố. Michelangelo được trao nhiệm vụ vẽ một bức bích họa khác cũng trong cùng căn phòng. Ông hoàn thành phác thảo trên giấy trong vòng 2 năm (1504-1505) nhưng do có nhiều khó khăn về kĩ thuật trong lúc vẽ trên tường nên bức bích họa không được hoàn thành.

Trong thời gian này (1503-1506), theo một số nguồn khác là 1510-1515, Leonardo hoàn thành bức họa Mona Lisa (hay còn gọi là La Gioconda) mà theo Vasari thì đây là bức chân dung của Lisa del Giocondo, vợ của một người buôn bán tơ lụa tại Firenze. Lúc đương thời Leonardo đã không thể rời bức tranh, ông mang bức họa này đi theo trên khắp các chặn đường đời sau đó. Sau khi Leonardo qua đời, vua François I của Pháp đã mua bức tranh này với giá là 4.000 đồng Florin vàng. Người ta nói là cho đến ngày nay chưa có ai có thể sao chép lại được nụ cười trong bức tranh này.

Milano[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mùa xuân 1506, Leonardo chấp nhận lời mời khẩn thiết của Charles d'Amboise, thống đốc vùng Lombardia của vua Pháp, trở về lại Milano. Vua Pháp Louis XII gửi tin yêu cầu Leonardo hãy đợi ông đến Milano vì ông đã xem được một bức tranh Đức Mẹ nhỏ của Leonardo ở Pháp và hy vọng sẽ nhận được từ Leonardo các tác phẩm như vậy và ngoài ra có thể là một bức chân dung.

Hình vẽ của Leonardo: Một bào thai trong tử cung, khoảng 1510-1512

Tháng 9 cùng năm ông phải trở về Firenze vì việc riêng tư không vui. Cha Leonardo qua đời vào năm 1504 dường như không để lại di chúc. Sau đó Leonardo đã có tranh tụng với 7 người em trai cùng cha khác mẹ về việc thừa kế gia tài của cha ông và sau đó là của một người chú bác. Việc kiện tụng kéo dài nhiều năm và bắt buộc Leonardo phải nhiều lần tạm ngưng công việc ở Milano để về Firenze, mặc dù đã có nhiều thư của Charles d'Ambois, vua Louis XII, của những người thân quen và đỡ đầu có thế lực khác để thúc đẩy sớm kết thúc việc kiện tụng này. Trong một bức thư gửi Charles d'Amboise vào năm 1511, Leonardo đã nhắc đến việc kiện tụng sẽ sắp chấm dứt và viết về hai bức tranh Đức Mẹ mà ông sẽ mang về Milano. Người ta tin rằng một trong 2 bức tranh đó là bức Madonna Litta mà hiện nay một bản sao được trưng bày trong Viện bảo tàng Hermitage (Cung điện mùa Đông).

Vào tháng 5 năm 1507 vua Louis XII đến Milano và Leonardo chính thức chuyển sang phục vụ cho Louis XII với chức danh là họa sĩ triều đình và kĩ sư. Theo những ghi chép còn tồn tại, trong thời gian 7 năm Leonardo ở tại Milano (1506-1513) ông làm việc rất ít trong lãnh vực hội họa và kiến trúc. Ông đã cùng nghiên cứu về giải phẫu học với giáo sư Marcantonio della Torre. Bức chân dung tự họa bằng phấn đỏ hiện đang ở trong Biblioteca Reale tại Torino có thể được vẽ vào khoảng thời gian này khi ông gần 60 tuổi.

Florence[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1512 triều đại Sforza trở lại nắm quyền lực ở Milano với công tước đầu tiên - Maximilian Sforza (1512-1515). Chỉ trong vòng vài tháng sau đó Leonardo và các học trò của ông rời Milano đi đến Florence phục vụ cho gia đình Medici. Nhờ ảnh hưởng của Giuliano de Medici (1453-1478), một người bạn của Leonardo và là người em trai trẻ tuổi nhất của giáo hoàng, Leonardo được cư ngụ trong Tòa thánh Vaan và có một xưởng vẽ riêng. Theo các nguồn tài liệu đáng tin cậy còn tồn tại trong thời gian này Leonardo chỉ vẽ hai bức tranh panel nhỏ cho một viên chức trong tòa thánh. Qua nhiều công trình nghiên cứu về giải phẫu học Leonardo đã khám phá ra chứng xơ cứng động mạch ở người già. Thế nhưng các ghi chép của ông về đề tài này chưa từng được công bố và đã mất tích hằng trăm năm trước khi tái xuất hiện. Sau khi ở tại Roma gần 2 năm Leonardo chấp nhận lời mời của vua François I của Pháp đi đến nước Pháp.

Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian hơn 2 năm còn lại của cuộc đời Leonardo sống trong lâu đài Clos Lucé gần Amboise. Ông đã vẽ nhiều bức tranh như Leda và thiên nga (hiện chỉ còn lại bản sao), phiên bản thứ hai của bức tranh Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Leonardo mất ngày 2 tháng 5 năm 1519.

Trong suốt cuộc đời của Leonardo, tài năng sáng tạo đặc biệt của ông và cũng như tất cả các khía cạnh khác của cuộc sống của ông, luôn thu hút sự tò mò của người khác [4]. Một trong những khía cạnh của ông là tôn trọng cuộc sống, thể hiện bằng việc ăn chay trường trên cơ sở đạo đức Kitô giáo và thói quen của ông, theo Vasari, mua lồng chim và thả chúng tự do [5][6]

Leonardo đã có nhiều bạn bè là người nổi tiếng trong các lĩnh vực của họ hoặc có ý nghĩa lịch sử, bao gồm các nhà toán học Luca Pacioli, mà ông đã cộng tác trong một cuốn sách trong thời 1490, cũng như Franchinus Gaffurius và Isabella d'Este. Leonardo không có quan hệ gần gũi với phụ nữ, ngoại trừ tình bạn của ông với hai chị em nhà Este, Beatrice và Isabella [7]. Ông đã vẽ một bức chân dung của cô trên cuộc hành trình xuyên qua Mantua, bây giờ bức tranh này bị thất lạc.

Ngoài tình bạn, Leonardo giữ bí mật cuộc sống riêng tư của mình. Cuộc sống tình dục của ông đã là chủ đề bị phân tích, châm biếm, và đầu cơ. Xu hướng này bắt đầu vào giữa thế kỷ 16 và đã được hồi sinh trong thế kỷ 19 và 20, đáng chú ý nhất qua Sigmund Freud [8]. Mối quan hệ thân mật nhất của ông có lẽ với các học trò của mình Salai và Melzi. Melzi, khi viết thư để thông báo cho anh em của Leonardo về cái chết của ông, đã mô tả cảm xúc của Leonardo cho học sinh của mình là cả hai yêu thương và đam mê. Nó đã được khẳng định từ thế kỷ 16 rằng các mối quan hệ này có thể có tính chất tình dục hoặc khiêu dâm. Hồ sơ của tòa án năm 1476, khi ông được 24 tuổi, cho thấy Leonardo và ba người đàn ông trẻ khác bị buộc tội trong một sự cố liên quan đến một mại dâm nam nổi tiếng, nhưng nghi vấn buộc tội đã bị bác bỏ vì thiếu bằng chứng [9]. Kể từ đó ngày càng có nhiều giả thuyết viết về khuynh hướng đồng tính luyến ái giả định và vai trò của nó trong nghệ thuật của ông, đặc biệt là trong một số bản vẽ khiêu dâm.

Lê-ô-nác-đô là người con ngoài giá thú của công viên Ser Piero.

21 tháng 10 2020

tìm các chữ số a,b biết a785b chia hết cho 3 và a-b=5

2 tháng 5 2019

a) Câu trên là câu ghép.

b) Cặp QHT thích hợp:

         Mặc dù tôi đã trưởng tuuhành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua các phố phường, thì tôi vẫn nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Nhưng mà tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ......

c) 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi :

        Bùi  ngùi, đau xót

21 tháng 6 2021

Bài của mk nè:

Cô vid ra đây, ta không sợ

Rửa tay đầy đủ, không thờ ơ

Ra đường khẩu trang, tránh tụ tập

Nhà nhà không bệnh, xã hội vui

Từ Hàn Nhật Trung, không giấu bệnh

Một người không khỏe, cả nhà toang.

Cách ly dich bệnh, điều cần thiết

Về nhà vui khỏe, nhà hân hoan.

21 tháng 6 2021

Tôi biết các chiến binh áo trắng trẻ, già

Thức gần trăm giờ để bắt con virus

Cùng nhân loại trị con bệnh ác

Cho an lành trái đất tươi xuân.

4 tháng 6 2021

theo mình là nghĩa chuyển. vì " đi " ở đây ta hiểu là "trải qua"

4 tháng 6 2021

nghĩa chuyển

từ đi có nghĩa là "đi" trải qua

2 tháng 6 2018

  Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng , ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.   Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội.   Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.   Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.   Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.   Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.   Bài làm 2: Tuổi trẻ và tương lai đất nước ( văn nghị luận ) 2 21:37 - 09/04/2014  IiI Ngốc Tinh Nghịch IiI Chưa có chủ đề Người Việt nam thường nói: “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc”. Vấn đề truyền thống là mạch ngầm trong lòng dân tộc, là sức sống diệu kì trong hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Cha ông ta trao cho con cháu ngọn lửa thiêng liêng của nền văn hóa, văn hiến và hơn ai hết tuổi trẻ của thế hệ hôm nay phải có sứ mệnh thắp sáng hơn, đưa ngọn lửa thiêng liêng ấy đến đài vinh quang trong tương lai.  Thời kì nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy, tuổi trẻ là nguồn tài nguyên vô giá và là nhân vật chính tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc, cho dân tộc. Tuổi trẻ là thế hệ măng đã sắp thành tre, là những con người đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận thức vị trí của mình trong cuộc đời đối với chính mình và xã hội.  Tuổi trẻ của đất nước hôm nay là , là bạn, là những anh chị hơn mình tuổi tác đang có mặt trong các giảng đường Đại học, Cao đẳng, đang hoạt động bằng tâm huyết của mình để cống hiến nhiều nhất sức trẻ với sự đam mê, hăng say, nhiệt tình bốc lửa.  Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục đích rất cụ thể. Thời kì chống Pháp, chống Mĩ, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống, đem lại độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, hàng triệu Thanh niên Việt Nam cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác là phải: “Học tập tốt, lao động tốt”. Hơn bao giờ hết chúng ta cần suy ngẫm tới những lời nói vàng ngọc xuất phát tự đáy lòng của Bác trong “Thư gửi học sinh Việt Nam” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.  “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm Châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”.  Ngay những ngày đầu mở nước, Bác đã quan tâm diệt giặc ***. Bác coi loại giặc này còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Với kinh nghiệm từng trãi, với việc chứng kiến nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới Bác đã hiểu rằng:  “Một dân tộc dốt nát, dân trí thấp thì trước sau cũng chỉ là nô lệ cho thế lực bên ngoài”.  Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói tới việc học hành. Tuy nhiên, có người coi chuyện học hành như một việc khổ sai. Việc học là sự thúc ép của cha mẹ, của thầy cô. Việc học không tự giác đã dẫn tới lười biếng, cẩu thả. Chính mình tự đầu độc mình bằng…học. Người ta coi học tập là ngày hội, thì một số người coi học tập là nỗi nhọc nhằn phải chịu đựng. Kiến thức các bộ môn cứ y như cỏ rơm mà con người phải nhai lại vậy.  Có người coi chuyện học tập, chuyện thi cử chỉ là hình thức. Bởi họ cần bằng cấp không cần kiến thức. Có bằng cấp họ lại được “sắp”, “xếp” vào những vị trí như mong muốn của bản thân, thậm chí theo như ý của các ông bố, bà mẹ. Vị trí của họ sớm đã được xác định nên dẫn tới một bộ phận thanh niên không đem hết tài sức để phấn đấu. Thật nguy hại cho lối học cơ hội này bởi lối học đó sẽ tạo nên những nhân cách cơ hội, phương cách làm giàu “kiểu chụp dật may rủi” chúng chẳng những không đưa nước ta sánh vai với các cường quốc mà ngược lại chúng làm dân tộc ta tụt hậu, lụn bại…  Thời đại của tri thức, của khoa học công nghệ. Ai nắm được tri thức công nghệ, người ấy sẽ nắm chiếc đũa thần để tạo bước đi thần diệu cho đất nước. Nhiệm vụ của tuổi trẻ phải có chiếc đũa thần ấy. Bất cứ ai ở tuổi ăn học, phải tạo mọi điều kiện, tiếp cận với tri thức. Chỉ có tri thức dồi dào, đạo đức nhân tâm trong sáng, khát vọng sống, lao động cống hiến mãnh liệt trong tầng lớp tuổi trẻ thì tương lai của dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang.  Tuổi trẻ Việt Nam không phải không có nhân tài. Nhưng tất cả tuổi trẻ Việt Nam phải biết hóa thân cho “dáng hình xứ sở”. Mọi người phải là anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân ngày nào.  “Đoàn vệ quốc quân một ngày ra đi  Nào có sá chi đâu ngày trở về  Ra đi ra đi bảo tồn sông núi…”  Chúng ta phải học tập với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Phải coi chuyện học tập hằng ngày của chúng ta là những chiến công. Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thanh niên ta hiện nay cần phải lập những Điện Biên Phủ mới để đưa đất nước bước vào kỉ nguyên huy hoàng, ấm no, hạnh phúc…  “Thành công là do 99% tài năng và 1% may mắn”. Tôi, bạn và những người lắng nghe dòng tâm sự này hãy cố gắng nỗ lực hết mình để Việt Nam mãi trường tồn với thời thời gian,vĩnh cửu trên thế giới.    Bài làm 3: Nghị luận Tuổi trẻ và tương lai đất nước Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ với tương lai đất nước. "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Vâng, tuổi trẻ là chặng đời con người có thể có những đóng góp lớn lao nhất cho xã hội. Vì sao vậy? Bởi lẽ, tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp bao ước mơ, hoài bão. Tuổi trẻ là tuổi năng động và sáng tạo. Tuổi trẻ cũng là tuổi có sức bật mạnh hơn hết thảy. Với tất cả những phẩm chất tinh tuý ấy, không bàn cãi gì nữa, thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, sẽ là nguồn động lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng một đất nước phát triển và giàu mạnh. Song, để có thể sống và đóng góp một cách trọn vẹn, viên mãn nhất cho đất nước, tuổi trẻ cũng cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để tiến vào tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình.  Tuổi trẻ ấy không ai khác chính là chúng ta, thế hệ học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy, chúng ta phải chuẩn bị những gì cho hàng trang đi vào tương lai? Thiết nghĩ, trước hết chúng ta phải là những con người có đọc dức tốt, có nhân cách cao đẹp. Đồng thời, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao tri thức, hiểu biết, trí tuệ nhằm đem tài năng của mình phục vụ cho Tổ quốc. Nghĩa là, mỗi người phải phần đấu để trở thành con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài. Lời Bác dạy vẫn còn đó: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.  Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại, trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật. Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của chúng ta. Lời nhắn nhủ của Bác đặt trong hoàn cảnh hiện nay càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, của hoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ không chấp nhận những ai bằng lòng với những gì mình đang có.Điều đó cũng có nghĩ làm không chịu học, không ham học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu. Chắc chắn, sứ mệnh của những chủ nhân tương lai sẽ không phải là chúng ta. Điều này quả là ngoài ý muốn của những ai biết yêu Tổ quốc, giống nòi, biết tự hào với truyền thống cao đẹp của "con Hồng cháu Lạc". Vậy chúng ta phải học tập như thế nà để có thể đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó? Thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò chủ nhân tương lai đất nước. Không ngừng học tập và học hỏi, học với tất cả sự nhiệt tình và niềm say mê khám phá không ngừng để tiếp cận chân lí của tri thức nhân loại. Xác định rõ mục tiêu học tập vinh quang ấy, mỗi học sinh phải xem những tấm gương hiếu học, những gương mặt tài năng trẻ không chỉ là niềm tự hào của tuổi trẻ chúng ta mà còn là cái đích vươn lên của mỗi con người. Trau dồi kiến thức, học đến đâu chắc đến đó; kết hợp học với hành, lí thuyết gắn với thực nghiệm để có kích thích sáng tạp; tìm tòi cái mới. Và tất nhiên, không bao giờ quên ý thức trau dồi trở thành con người toàn diện cả tài và đức. Bởi chỉ thực sự có tài và có đức thì mới mong đóng góp được nhiều cho đất nước, cho dân tộc. Bác mong các cháu ma khôn lớn Nối gót ông cha bước kịp mình. (Tố Hữu) Lời Bác dạy và mong ước tha thiết của Người sẽ mãi là lẽ sống đẹp của mỗi chúng ta, hôm nay và mai sau. Bạn, tôi và tất cả chúng ta chắc chắn sẽ là những chủ nhân xứng đáng của đất nước. Và, tất nhiên phải bắt đầu ngay từ bây giờ, những gì cần thiết nhất để hoàn thành sứ mệnh của tương lai.

 

2 tháng 6 2018

Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội với rất nhiều cơ hội và thử thách mới, em thực sự cảm thấy xúc động và tự hào trước truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông .Hình tượng người lính trong các trang văn đã để lại ấn tượng không thể phai mờ trong lòng độc giả nhiều thế hệ.

Là thanh niên -những người chủ nhân  tương lai của đất nước- chúng em nhận thấy mình cần phải góp một phần nhỏ để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh. Đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu đẹp. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên trước hết cần sống có lí tưởng, có hoài bão. Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc,lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, hạnh phúc. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng sẽ hướng dẫn đường cho chúng ta vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.

Có một nhà văn Pháp đã từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói đó khuyên chúng ta sống phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại. Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? chúng ta nên hiểu sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế nào?

Trước hết, ta cần phải nỗ lực học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Đồng thời, chúng ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.
Bởi vậy các bạn trẻ hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi.

Nhưng hiện nay,một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”,”Nước đến chân mới nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời gian cho học tập, giải trí, nhưng không ít bạn dùng thời gian vào những việc vô bổ. Phải chăng tuổi trẻ ngày nay khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì dần trở nên ích kỷ hơn, chỉ biết nghĩ cho riêng mình.Và mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình.Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra quanh mình. Hiện nay không ít bạn trẻ đắm chìm trong Game online, Facebook và thế giới ảo mà quên đi nhiệm vụ học tập, sống xa rời thực tế. Trên thực tế, không ít bạn trẻ chỉ lo vun vén cho bản thân mà quên đi nghĩa vụ đối với đất nước, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tất cả những bạn thanh niên có lối sống như thế đều đáng phê phán.

Tóm lại,thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp,sống vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng.

Bản thân em cũng nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia nghĩa vụ quân sự, và khi tổ quốc cần cũng sẽ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương.

Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại: “Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí “.
 

5 tháng 6 2021

Nghĩa chuyển nha bạn!

~Chúc bạn học tốt!~

5 tháng 6 2021

vì sao . nói hợp lí vào 

a,Xác định từ loại của các từ : thời gian,trôi nhanh,nhanh,tôi,trưởng thành,thanh niên,xe máy,phóng,vù vù,qua,phố phường,thì,tôi,nhớ,kỉ niệm,thời,ấu thơ,tôi,nhớ,về,bà,sự thương yêu,của,bà,và,lòng,tôi,ngậm ngùi,thương nhớ.

- Từ ghép : thời gian ; trôi nhanh ; trưởng thành ; thanh niên ; xe máy ; phố phường ; kỉ niệm ; ấu thơ ; thương nhớ

- Từ láy : vù vù ; ngậm ngùi ;

- Từ đơn : nhanh ; qua ; tôi ; thì ; nhớ ; thời ; về ; bà ; của ; và ; lòng ;

b,Tìm từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi : bùi ngùi ; chua xót ...

c,Câu 2,3 là câu ghép

d,Tìm cặp QHT thích hợp đẻ viết lại câu 2 thành câu ghép chính phụ

Mặc dù tôi đã trưởng thành,đã là một thanh niên,đã có công ăn việc làm,đã có xe máy,đã phóng vù vù qua khắp phố phường thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ, nhưng tôi cứ nhớ mãi về bà,về sự thương nhớ...

 

Nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con. Chính lời ru của mẹ đãchắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và nghị lức để con bay cao, bay xa. Mẹ chínhlà động lực, là cuộc sống của con.