K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Tiến quân ca” cùng với lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam suốt gần 70 năm qua. Bài viết sau đây sẽ phần nào giúp các bạn hiểu thêm về nguồn gốc, cũng như giá trị lịch sử của Quốc ca, Quốc kỳ nước ta.

Nhạc sĩ Văn Cao đã sống những năm cuối đời tại một căn gác nhỏ trên phố Yết Kiêu, Hà Nội. Tại đây, người thân của ông vẫn đang lưu giữ những kỷ vật về người nhạc sĩ tài hoa, trong đó có bài “Tiến quân ca” được cất giữ như một báu vật của gia đình.

Tham gia Việt Minh, nhiệm vụ của Văn Cao là viết một ca khúc để cổ vũ tinh thần cho đội quân cách mạng. Và “Tiến quân ca” đã ra đời vào năm 1944 và được in trên báo Độc lập do chính tác giả tự khắc bản nhạc lên phiến đá để in báo. Ngày 13/8/1945 trước khi Tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhạc sĩ Văn Thao - Con trai cả của cố nhạc sĩ Văn Cao kể lại: “Ông đã nhìn thấy năm đó là năm nạn đói người chết rất nhiều, hàng ngày những xe bò đi thu nhặt xác chết và ông có một cảm xúc, một sự khơi dậy trong tình cảm, lòng căm thù vì sao mà lại có những cái cảnh này xảy ra trên đất nước mình. Vì thế, ông nghĩ là phải có một bài hát nào đó thúc giục chúng ta đứng lên”.

Còn tại một căn nhà nhỏ khác ở xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam cũng đang lưu giữ kỷ vật về một con người - ông Nguyễn Hữu Tiến, người được cho là tác giả của lá cờ đỏ sao vàng. Kỷ vật ấy là bức tranh ông Tiến phác thảo lá cờ do nhạc sỹ Văn Cao vẽ tặng.

Bà Nguyễn Thị Xu - Con gái liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến ngậm ngùi: “Khi còn đang hoạt động thì bố tôi vẽ ra mẫu cờ Tổ quốc nên bị bắt tù đầy. Rồi cụ mất lúc tôi hãy còn bé nên không gặp bố lần nào nữa. Ông Văn Cao và ông Sơn Tùng cũng về 1, 2 lần và mang cái ảnh cụ tôi vẽ ra lá cờ Tổ quốc”.

68 năm trước, ngày 17/8/1945, Tiến quân ca được cất lên giữa biển người cùng lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn lần đầu tiên xuất hiện trước cửa nhà hát lớn khi diễn ra cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh, để rồi và 2 ngày sau đó (ngày Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội), Tiến quân ca cùng cả rừng cờ đỏ xuống đường vào cái ngày đã đi vào lịch sử với tên gọi “Cách mạng tháng Tám”.

Ngày 2/9/1945, Tiến quân ca cùng cờ đỏ sao vàng hãnh diện tung bay trong ngày Bác Hồ bố cáo trước toàn thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hơn một năm sau, trong Điều 3 của bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh và Quốc ca là bài Tiến quân ca.

PGS.TS. Phạm Xanh - Nhà nghiên cứu Lịch sử cho biết: “Màu đỏ của lá cờ là màu của cách mạng. Chúng ta giành lấy nền độc lập và giữ nền độc lập bằng máu của nhiều thế hệ dân tộc chúng ta. Ngôi sao vàng là màu của chủng tộc, chủng tộc da vàng, còn 5 cánh của ngôi sao là tựu chung cho sự đoàn kết của dân tộc của 5 lớp người: sĩ, nông, công, thương, binh. Và sự quy tụ đó là của khối đại đoàn kết dân tộc. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 1 năm 1946 trước đó có một số phần tử muốn thay Quốc kỳ nhưng cụ Hồ đã nói một lời kiên quyết trong kỳ họp thứ 2 đó rằng quyền đó không phải là quyền của Quốc hội mà là quyền của 25 triệu người dân Việt Nam. Chỉ khi 25 triệu người dân Việt Nam quyết định thay lá cờ, thay quốc ca thì Quốc hội mới có quyền thay”.

Và sau khi đất nước được thống nhất, mặc dù trong các bản Hiến pháp năm 1959 và 1980 chỉ quy định rõ Quốc kỳ mà không quy định rõ về Quốc ca, nhưng trong phiên họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất vào năm 1976, nhạc và lời của bài Tiến quân ca vẫn được Quốc hội quyết định là Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

68 năm kể từ ngày nước Việt Nam có Quốc ca và Quốc kỳ, bài Tiến quân ca và lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với dặm đường trường chinh dân tộc Việt Nam. Và gần đây, dù có một vài ý kiến đề nghị thay đổi lời của bài Quốc ca, nhưng lời của bài Tiến quân ca thúc giục người Việt Nam tiến lên vì Tổ quốc và lá cờ đỏ sao vàng “in máu chiến thắng mang hồn nước” vẫn tiếp tục được quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giống như bản Hiến pháp hiện hành.   
28 tháng 1 2018

-Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòavà sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương.

-Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

20 tháng 1 2017

Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.[1] Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết.[2] Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.[3]

20 tháng 1 2017

Thời tiền Pháp thuộc

Quốc kỳ là lá cờ đại biểu cho chủ quyền quốc gia, xuất hiện trước tiên ở các quốc gia chủ quyền phương Tây cận đại. Trước thế kỷ 16 không tồn tại khái niệm "quốc gia dân tộc" và "chủ quyền", do đó không có quốc kỳ tượng trưng cho quốc gia chủ quyền dân tộc. Thời bấy giờ, cờ của hoàng gia hoặc hoàng đế được coi là biểu tượng chung của cả quốc gia đó.

Ai trong chúng ta cũng đã từng được hát Quốc ca dưới lá cờ đỏ sao vàng và với mỗi người dân Việt Nam, chào cờ và hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc. Trong một ngày lễ đặc biệt, ngày độc lập, tự do của mỗi người dân Việt, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị thời đại của Quốc ca, Quốc kỳ vẫn luôn tỏa sáng, thể hiện khát vọng, niềm tin yêu hòa bình, hướng tới tương lai của dân tộc Việt Nam.

Lắng đọng trong tim mỗi người, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay cùng nhịp quân hành hùng tráng đã thắp lên tình cảm thiêng liêng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong tim mỗi người Việt Nam.

Năm 1941, người chiến sỹ cách mạng Nguyễn Hữu Tiến đã có những phác họa đầu tiên hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam, lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của năm tầng lớp nhân dân Việt Nam. Và đến năm 1944, Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao ra đời với âm nhạc hào hùng đã cổ vũ tinh thần cho đội quân cách mạng Việt Nam lúc đó.

Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân tại Tân Trào đã quyết định Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có sao vàng năm cánh, chọn bài "Tiến quân ca" làm Quốc ca - một sự lựa chọn mang tính lịch sử của dân tộc.

PGS.TS Phạm Ngọc Anh - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: "Trong quốc dân Đại hội Tân Trào chúng ta chọn Quốc kỳ, Quốc ca là sự lựa chọn thể hiện truyền thống của dân tộc Việt Nam, thứ hai thể hiện tầm nhìn lâu dài của Đảng, của Bác Hồ chúng ta. Sự lựa chọn Quốc kỳ, Quốc ca không phải là sự lựa chọn trong thời điểm nhất định bởi vì Quốc kỳ, Quốc ca là những gì mang tính thiêng liêng, nó thể hiện chủ quyền, mong muốn, khát vọng, tâm nguyện, ý muốn của cả dân tộc".

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 rồi đến những năm kháng chiến trường chinh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay cùng với giai điệu hào hùng của Quốc ca Việt Nam đã cổ vũ tinh thần để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam làm nên những chiến thắng vẻ vang, đưa non sông thu về một mối.

70 năm qua, âm vang của bài Tiến quân ca, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng vẫn đang và mãi là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: "Khi trông thấy lá cờ đỏ sao vàng, Việt Nam muôn người như một, phải nói là có một cái cảm tưởng hết sức thiêng liêng và đấy chính là sự hội tụ sức mạnh của dân tộc".

Thiếu tướng Vũ Quang Đạo - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự cho biết: "Chính lá cờ đỏ sao vàng và bài Tiến quân ca ấy, nội dung của nó, giai điêu của nó, màu sắc của nó đã phản ánh toàn thể ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta và có lẽ vì vậy suốt 70 năm qua, lá cờ đỏ sao vàng và Tiến quân ca đã trở thành ngọn cờ, trở thành lời ca thúc giục quân và dân ta dành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến và cho đến hiện nay, trong bảo vệ xây dựng Tổ quốc ".

Dù ở đâu, là địa đầu Tổ quốc hay giữa ngàn khơi sóng gió, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay giữa bầu trời xanh thẳm. Chúng ta, mỗi người con đất Việt hát chung một câu hát, hai tiếng Tổ quốc thiêng liêng- đó là niềm tự hào dân tộc, niềm tin yêu Tổ quốc.

^^ Mình trả lời đại thui có j sai thì mong bn thông cảm ^^

8 tháng 2 2017

Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 nǎm và người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.

Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".

Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".

Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".

Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."

Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...

Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.

29 tháng 1 2018

Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 nǎm và người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.

Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".

Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".

Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".

Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."

Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...

Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.

Những tia nắng dịu mát của buổi bình minh như theo em vào đến trường. Hôm nay là ngày thứ hai, mới sáng sớm mà học sinh tụ tập đầy cả sân trường để chuẩn bị làm lễ chào cờ. Lúc này sân trường nhộn nhịp hẳn lên

Tiếng cười nói râm ran. Trước dãy lớp gần nơi làm lễ, các bạn trực nhật đang sắp xếp lại các dãy bàn ghế thầy cô đến ngồi dự lễ. Giữa sân là một cột cờ thẳng cao khoảng mười thước được sơn trắng. So với những ngày trong tuần, hôm nay sân trường trở nên sạch sẽ hơn, có lẽ bác bảo vệ đã chuẩn bị quét từ sáng sớm.

Bỗng một hồi trống vang lên, không ai bảo ai, tất cả học sinh đều chạy ngay đến chỗ lớp mình để xếp hàng ngay ngắn. Bạn lớp trưởng đứng ra chỉ huy. Sân trường bớt đi phần ồn ào và dường như rộng hẳn ra. Hàng ngũ thẳng tắp trông chẳng khác nào một doanh trại đang tập hợp binh lính thật nghiêm túc và trật tự. Các lớp trưởng đến báo cáo về sĩ số của lớp mình. Trong lúc này, thầy cô lần lượt đến ngồi vào các dãy ghế. Hôm nay thầy cô nào cũng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên sau một ngày chủ nhật nghỉ ngơi thoải mái. Những tà áo dài đủ màu sắc thật thướt tha của các cô như tô điểm thêm cho buổi lễ sinh động hơn, đẹp mắt hơn. Rồi một tiếng hô: “Nghiêm” thật to của bạn chỉ huy liên đội khiến tất cả trở nên im lặng. Tất cả hướng về phía cột cờ, buổi lễ chào cờ bắt đầu. Lá quốc kỳ được kéo lên bay phần phật trong gió. Tiếng hát của bài quốc ca trầm hùng bay cao bay xa khiến em tưởng như tiếng bước chân dồn dập của đoàn quân ta ngày nào thật oai hùng tiến ra mặt trận. Trên đỉnh cột cờ lá Quốc kỳ đang lượn mình theo gió, dưới sân trường bài Quốc ca hùng tráng đang hòa vào không gian. Tất cả học sinh hát thật to, hát thật say sưa bằng tất cả trái tim, tất cả tấm lòng theo lời ca tiếng hát ấy. Dường như trong lời ca tiếng hát ấy em hình dung được nỗi nhọc nhằn gian lao cũng như những hy sinh mất mát của các anh chiến sĩ đã ngã xuống tô thắm cho màu cờ thêm đỏ. Chiến tích của các anh hùng liệt sĩ đã quyện trong lời ca thắm vào lá Quốc kỳ.

Bài Quốc ca chấm dứt, thầy hiệu trưởng có vài lời nhận xét và nhắc nhở học sinh. Trong bầu không khí thật yên tĩnh, tiếng thầy vang lên nghe thật rõ và ấm áp làm sao ấy. Lời dặn dò như một người cha ân cần giáo dục con cái. Chúng em như uống từng lời giáo huấn ấy, dặn lòng cố thực hiện thật tốt những điều thầy đã phổ biến. Một cơn gió thoảng qua, những chiếc lá me, lá phượng li ti bay bay rơi nhẹ trên tóc của học sinh đang ngồi dưới sân. Đây đó trên cành vài con chim đùa giỡn hót líu lo. Dường như chúng muốn chia sẻ niềm vui với chúng em được thầy hiệu trưởng khen lớp có kỷ luật tốt và học tốt nhất trong tuần vừa qua.


 

13 tháng 10 2021

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã.

Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi.

Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay.

Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.

^HT^

12 tháng 6 2019
  • Bromwich, Rachel (2006). Trioedd Ynys Prydein: The Triads of the Island of Britain. University Of Wales Press. ISBN 0-7083-1386-8.
  • Geoffrey of Monmouth; Thorpe, Lewis (1988). The History of the Kings of Britain. New York: Penguin. ISBN 0-14-044170-0.
  • Lacy, Norris J. (ed.) (1991). The New Arthurian Encyclopedia. New York: Garland. ISBN 0-8240-4377-4.
  • Loomis, Roger S. (1959). "Arthurian Influence on Sport and Spectacle". Arthurian Literature in the Middle Ages. Oxford.
  • Padel, O. J. (2000). Arthur in Medieval Welsh Literature. University of Wales Press. ISBN 0-7083-1689-1.
  • Rouse, Robert; and Cory Rushton (2005). The Medieval Quest for Arthur. Tempus, Stroud. ISBN 0-7524-3343-1.
  • Thomas, Charles (1953). “Folklore from a Northern Henge Monument”. Folklore 64 (3): 427–429. JSTOR 1256826. doi:10.1080/0015587x.1953.9717383.
  • Timeless Myths - Knights of the Round Table
  • The 14th Century Round Table in Winchester, Hampshire, UK

Thể loại: 

~Hok tốt~

Sorry nhưng mik ko hiểu lắm ạ 

Mong bạn k ah 

Suốt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân ta phải sống trong cảnh khát khao mơ ước mong có được một cuộc sống hạnh phúc, tự do. Vì thế chúng ta có thể hình dung niềm hạnh phúc sẽ lớn dần mức nào khi nước Đại Việt ta có được chủ quyền, có tự do và độc lập. Lịch sử đã ghi danh thế nhưng trong văn học, phải đợi đến gần một trăm năm sau đó, khi bài thơ Nam Quốc sơn hà ra đời, chúng ta mới có một tuyên ngôn chính thức về chủ quyền và ý chí tự lực tự cường của dân tộc chúng ta. Bài thơ từ đó đến nay đã vang vang suốt hàng ngàn năm lịch sử:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ hại hư

Nguyên bài thơ được coi là của tướng quân Lý Thường Kiệt, một người con vĩ đại của đất Thăng Long. Thế nhưng cho đến ngày nay, câu trả lời cho câu hỏi tác giả bài thơ là ai vẫn đang còn bỏ ngỏ. Chỉ biết rằng bài thơ ra đời khi cuộc giao tranh giữa quân ta với quân đội của Tống triều đang ác liệt. Bài thơ được ngân lên trong ngôi đình của Trương Hống và Trương Hát vì thế mà nó trở thành lời hịch khích lệ lòng quân quyết tiến để tiêu diệt giặc thù.

Bài thơ mở đầu trang trọng và vô cùng đanh thép:

Núi sông nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Câu thơ khẳng định một chân lý không thể đổi thay “Sông núi nước Nam" là nơi Vua nam ở. Chữ cư ở trong nguyên bản không chỉ hiểu là ở mà còn phải biểu là vua Nam có quyền làm chủ trên chính mảnh đất này. Nam đế cũng chẳng thua kém gì Bắc đế. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập, có chủ quyền. Và mỗi người phải có trách nhiệm gìn giữ non sông. Hơn thế nữa, chủ quyền của sông núi nước Nam còn được thiên thư định phận rõ ràng. Nó là một chân lý khách quan, trên đã thuận ý trời dưới lại hợp lòng người vì thế mà không ai có thể thay đổi được, Hai câu thơ là lời tuyên ngôn đanh thép khẳng định ý chí, niềm tin về độc lập chủ quyền và về tinh thần tự cường dân tộc của nước Đại Việt chúng ta.

Có thể nói hai câu thơ đầu đã tiếp thêm lòng căm thù và ý chí quyết tâm cho lời tuyên ngôn tiếp theo:

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ

Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". .Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền. Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương.

Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

9 tháng 10 2018

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

giúp mk, mk đang cần gấp

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

20 tháng 12 2018

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Bài làm

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng! Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

# Chúc bạn học tốt #