K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2019

giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dường tư tưởng, tình cảm cho con người.

29 tháng 4 2019

 1. Viết 1 bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây.
  2. Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em.
  3. Miêu tả chân dung một người bạn thân.
  4. Phát biểu cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
  5. Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
  6. Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
  7. Tả dòng sông quê em.
  8. Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
  9. Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
  10. Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

29 tháng 4 2019

Tổng hợp : một số đề văn nghị luận lớp 7 :

(1)Giải thích câu tục ngữ ''lá lành đùm lá rách'' ?

(2)Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ''uống nước nhớ nguồn''

(3)Chứng minh rằng nói dối có hại ?

(4)Giải thích câu tục ngữ ''đi một ngày đàng, học một sàng khôn'' ?

(5)Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ''thương người như thể thương thân'' ?

(6)Em hãy chứng minh rằng bảo vệ môi trường là bảo về chính cuộc sống của chúng ta ?

#)Chúc bn học tốt :D

Nếu cần bảo mk mk sẽ chỉ thêm cho :P

11 tháng 1 2019

Ngày xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền dùng vào việc chở hàng. Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm… Không khác gì nhà ở trên đất. Xung quanh chỗ ngồi trang sức bằng gấm vóc. Đồ đùng toàn bằng vàng bạc. Lịch có một người vợ trẻ và đẹp là Mai Thị. Trong những lúc đi buôn bán xa, hắn thường ngờ vợ không thực lòng với mình. Hắn hay xét nét từng li từng tí làm cho nàng tuy sung sướng nhưng cũng rất khổ tâm. Một hôm thuyền của Lịch đậu ở một bãi vắng. Mai thị ngồi trước mũi nhìn ra ngoài. Bỗng có một người đánh giậm ở đâu đến cạnh thuyền xin một miếng trầu. Mai thị thấy người đó đóng khố , mình mẩy lấm láp thì thương hại, hỏi thăm mấy câu rồi lấy mấy miếng trầu trong cơi vàng đem cho. Lịch đang ngủ chợt thức giấc thấy thế, cơn ghen nổi lên đùng đùng. Chờ cho anh đánh giậm đi khỏi, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu Mai thị thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.
Mai thị bơ vơ một mình trên bãi biển. Nàng gặp lại người đánh giậm bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Anh chàng đánh giậm ngẩn ngơ cả người, không hiểu ra làm sao cả. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:
-Hắn bảo tôi dan díu với anh. Œu là số tôi không lấy được kẻ giàu sang, tôi xin lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau. Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào, cuối cùng dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông. Và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.
* * *
Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
-Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không? Chồng đáp gọn lỏn:
-Chả biết.
-Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy.
-Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.
Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng thực và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch chỉ thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống nước và trôi giạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng Mai thị. Từ khi có của, Mai thị bèn xây dựng nhà cửa và sắm ăn sắm mặc cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng chơi bời với người ta để học khôn học khéo hòng mở mặt với đời. Chồng nghe lời, vào xóm gạ chuyện với mọi người để làm quen nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nghèo lại nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi: “Đã chơi được với ai chưa?”. “Chưa”. Mai thị lắc đầu nói một mình rằng: “Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy hôm trời mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!”. Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la toan làm quen với mấy bức tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy tượng phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún lòng về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Mai thị giẫm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn. Không ngờ ngôi đền mà anh chàng đánh giậm đến chơi lại là nơi phát tích của nhà vua. Tự nhiên, sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng, nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y được triệu vào cung chữa bệnh cho thiên tử đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Lập tức triều đình phái quan tỉnh về làm lễ tạ. Pho thượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Quan truyền cho mấy cơ lính dùng đòn dây xúm vào cùng khiêng nhưng rốt cuộc tượng vẫn không hề nhúc nhích. Tin ấy bắn về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai có phép gì dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy Mai thị đi chợ qua đó thấy bảng yết thế, bèn về hỏi chồng:
-Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được? Hắn đáp:
-Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.
-Thế bây giờ có dựng lên được không?
-Làm gì mà chả được! Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được. Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng Mai thị nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ đưa ra xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng. Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đấy, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Mai thị biết vậy liền ra lệnh bắt chủ phải thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Mai thị mỉa mai bảo hắn: Biết rằng anh vẫn đi buôn, Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần. Dù anh buôn bán xa gần, Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây. Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Hắn từ tạ trở về thuyền. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai thị nói là để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai thị thấy vậy lấy làm hối hận. Sau đó nàng đem bao nhiêu tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ. Ngày nay thỉnh thoảng người ta vẫn còn nhặt được một vài đồng tiền đó. Người ta còn có câu hát: Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu.

11 tháng 1 2019

Ngày xửa ngày xưa ở vùng nọ có một người tên là Vạn Lịch làm nghề lái buôn. Công việc buôn bán của hắn rất thuận lợi, mấy năm buôn to bán lớn thu về được không biết bao nhiêu là vàng bạc, của cải. Số tài sản mà hắn có được xếp vào hạng nhất nhì cả nước. Hắn phải có tới trăm chiếc thuyền chuyên dùng để chở hàng hóa. Hắn còn có một chiếc thuyền riêng, chiếc này rất lớn, còn có cả buồng nằm, buồng ăn,… chẳng khác gì một ngôi nhà trên đất liền cả. Hắn còn dùng rất nhiều đồ trang sức làm từ gấm vóc để đặt quanh chỗ ngồi của mình. Đồ dùng thì toàn bằng vàng bằng bạc.

Hơn nữa Lịch còn có người vợ rất trẻ đẹp tên là Mai thị. Mỗi lần phải đi buôn bán ở xa nhà thì hắn thường hay nghi ngờ vợ không thật lòng với mình. Tính hắn lại còn xét nét từng tý một, khiến cho Mai thị tuy rằng có được cuộc sống sung sướng nhưng lại khổ tâm vô cùng.

Đồng tiền vạn lịch thế giới cổ tích

Vào một ngày, thuyền của Vạn Lịch nghỉ tại một bãi vắng. Nàng Mai thị không có việc gì làm bèn ngồi ở trước mũi thuyền mà nhìn ngắm quang cảnh chung quanh. Đột nhiên từ đâu có người đánh giậm đi đến bên cạnh thuyền để xin miếng trầu. Vì thấy người đó chỉ đóng khố, cả người lại lấm láp vô cùng, Mai thị cũng thương hại mà hỏi thăm đôi câu, sau đó cầm cơi vàng của mình, lấy ra mấy miếng trầu đưa cho.

Không ngờ đúng lúc ấy, Lịch vốn ngủ trong buồng lại tỉnh giấc đi ra ngoài, trông thấy vậy thì nổi cơn ghen tuông. Đợi cho người đánh giậm đã đi xa thì hắn ta mới bắt đầu gây gổ với Mai thị, hắn xỉ vả nàng vô cùng thậm tệ. Dù cho Mai thị có nói hết nước hết cái, dù nàng có thề thốt bao nhiêu thì hắn cũng chẳng chịu nghe một lời. Sau đó hắn liền đem xống áo vứt trả cho nàng, sau đó còn vứt cho nàng thêm một thoi vàng cùng một thoi bạc rồi đuổi nàng đi.

Mai thị bị chồng ruồng bỏ, nàng bơ vơ trên bãi biển mà chẳng biết làm sao. Rồi nàng lại gặp người đánh giậm khi nãy, nàng gạt hết nước mắt mà đem sự tình của mình kể lại. Người đánh giậm nghe xong thì ngẩn cả người, cũng chẳng hiểu chuyện gì cả. Lúc biết là anh ta còn chưa cưới vợ, hiện sống một thân một mình, Mai thị liền nói:

– Hắn đã nói tôi với anh dan díu. Âu cũng là do số của tôi không được lấy kẻ giàu sang, vậy tôi xin được lấy anh làm chồng, sau này dù có khổ sở ra sao thì tôi cũng cam chịu. Chúng ta cùng làm ăn mà nuôi nhau.

Nghe Mai thị nói vậy, anh đánh giậm cũng chẳng biết phải từ chối như thế nào, sau cùng thì vẫn phải dẫn nàng về chỗ túp lều cũ dựng bên sông của mình. Và rồi họ trở thành vợ chồng. Ngày ngày thì người chồng vẫn theo nghề cũ, người vợ lại ở nhà mà chăn thêm con gà con vịt. Tuy rằng cuộc sống nghèo khó nhưng lại rất ấm êm, chẳng bao giờ họ có chuyện xô xát cả.

Thời gian như thoi đưa, vèo cái đã ba năm qua. Vào một ngày trời mưa, người chồng rỗi việc nên ở nhà, người vợ ngồi đó vá quần áo. Người chồng ngồi trông đàn gà, thấy chúng cứ thi nhau mà mổ thóc trong thúng, sẵn tiện thấy có thỏi vàng để trong thúng khâu của vợ, hắn cũng chẳng biết đấy là vật gì nên cầm luôn để ném đám gà kia. Không may là ném mạnh quá nên thỏi vàng bay luôn xuống dưới sông. Tiếc của, người vợ trách:

– Ô kìa, người đâu mà lại ngu đần thế chứ! Anh biết vừa nãy đã ném mất cái gì không hả?

Người chồng tỉnh bơ đáp lại:

– Chả biết.

– Trời ạ, đấy là vàng, là thứ quý giá nhất trên đời này đấy.

– Ơ, cái đấy thì thiếu gì chứ. Lần trước đi bắt cá chỗ vũng kia thì tôi nhặt được nhiều lắm, nhưng mà chẳng biết làm gì nên vứt lại rồi.

Giờ thì đến lượt người vợ ngẩn người. Sau đó nàng vội vàng giục chồng mình đi nhặt về. Người chồng cũng nghe lời vợ mà đi, một lúc sau đem về rất nhiều vàng, quả nhiên là vàng thật, hơn nữa, trên mỗi thỏi vàng ấy lại có dấu hiệu đặc biệt của Vạn Lịch.

Hóa ra là từ ngày Vạn Lịch đuổi vợ đi, công việc buôn bán bị thua lỗ nhiều. Trong một lần đi buôn, thuyền không may gặp bão nên bị đắm, tuy là Lịch thoát thân nhưng tất cả của cải, vàng bạc đều chìm hết xuống dưới nước, sau đó thì dạt hết vào đây. Vậy là kho vàng kho bạc ấy của Lịch bây giờ thuộc về vợ chồng của Mai thị.

Kể từ ngày có của ăn của để, Mai thị cho xây nhà dựng cửa đoàng hoàng, cũng mua đồ ăn cái mặc cho chồng tử tế. Vì thấy chồng của mình ngờ nghệch quá nên nàng mới dặn phải năng đi chơi bời cùng mọi người, để mà học thêm cái khôn cái khéo, có vậy mới mong được nở mặt với đời được.

Người chồng cũng răm rắp nghe theo lời vợ dạy, tìm vào trong xóm để bắt chuyện cùng mọi người. Tuy nhiên khi chàng bắt chuyện làm quen thì chẳng có ai quan tâm cả, vì họ chẳng muốn chơi cùng một thằng vừa nghèo lại vừa đần độn nổi tiếng trong vùng. Liên tục mấy hôm hắn chỉ đi không rồi về. Người vợ hỏi:

– Thế đã chơi được với người nào chưa?

– Chưa.

Thấy vậy thì Mai thị cũng chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, nàng thì thầm một mình:

– Người gì mà u mê được thế. Cả mấy ngày trời mà cũng chẳng quen thêm được ai cả. Họa chăng có chơi với phỗng mà thôi!

Người vợ lầm bầm như vậy, nhưng chồng nghe được lại cứ tưởng là vợ đang bảo mình nếu không chơi được với người rồi thì hãy cứ đi chơi cùng với phỗng. Vì vậy hắn liền tìm đến chỗ ngôi đền vắng rất xa xóm làng.

Hắn cứ lân la tới toan làm quen cùng mấy tượng phỗng được đặt ở hai bên của sân đền. Vì thấy mấy bức tượng phỗng này tượng nào tượng nấy đều nhe răng cười, thì hẵn cũng học mà cười theo, sau đó còn quàng vai rồi bá cổ tượng giống như là chơi đùa cùng với người thật vậy.

Không chỉ thế, hắn còn ra chợ mua bún lòng tới để mời phỗng ăn cùng, hắn nhét cho mỗi bức tượng một miếng. Nhưng mà lại chẳng thấy tượng phỗng nói năng gì, hắn tức mình liền xô phỗng ngã lăn từ trên bệ xuống dưới đất, rồi hậm hực bỏ về nhà. Tới khi được vợ hỏi thì hắn cũng thành thực mà kể lại mọi chuyện. Mai thị nghe xong chỉ biết giẫm chân mà kêu trời, sau cũng đành giữ hắn ở nhà để mà dạy khôn.

Có ai ngờ được rằng ngôi đền nơi anh đánh giậm kia đến chơi lại chính là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi tượng phỗng bị anh kia xô đổ thì nhà vua tự nhiên bị đau và bại hẳn nửa người. Danh y khắp nơi được triệu kiến vào trong cung nhưng chẳng người nào đủ cao minh để chữa được bệnh của thiên tử cả.

Có một quan thái bốc liền gieo quẻ rồi báo tin ngôi đền bị động. Vì vậy triều đình lập tức phái quan binh về để làm lễ tạ. Và họ cũng chú ý tới bức tượng phỗng ở sân đền bị đổ kia. Tuy nhiên, lúc mà họ dựng tượng dậy, điều kì lạ đã xảy ra, dù có hàng chục người cùng mó vào nhưng vẫn chẳng thể nâng được. Quan liền cho gọi mấy tên cơ lính tới dùng đòn dây cùng khiêng, ấy vậy mà vẫn chẳng ăn thua, tượng phỗng vẫn chẳng hề nhúc nhích một chút nào.

Tin ấy được truyền về kinh đô khiến cho nhà vua vô cùng lo lắng, vì vậy lập tức hạ lệnh cho hầu cận dán yết bảng thông báo cho tất cả dân chúng trong nước rằng, chỉ cần người nào có thể dựng tượng phỗng lên thì sẽ được hậu thưởng.

Mai thị hôm ấy đi chợ, vô tình đi qua nên trông thấy yết bảng, khi về nhà mới hỏi chồng mình:

– Hôm ấy thì anh làm sao mà đẩy ngã được bức tượng phỗng xuống thế?

Hắn đáp cụt lủn:

– Tôi khẽ đẩy là nó đổ ngay.

– Vậy giờ có dựng nó lên được không?

– Tôi làm gì chả được.

Thế là Mai thị liền dẫn chồng tới giật yết bảng và xin quan cho chồng mình được vào thử nâng tượng. Quả nhiên, anh đánh giậm chỉ mó tay vào là tượng kia đứng được lên ngay.

Cũng kể từ hôm ấy thì nhà vua được khỏi bệnh. Nhà vua rất vui mừng, vì thế nên sai người đem rất nhiều vàng bạc để thưởng cho hai vợ chồng. Nhưng mà họ lại từ chối, chỉ xin được làm chân tuần ty ngay sông Cả mà thôi.

Bởi vì chức tuần ty này chỉ ngồi thu thế, cũng không nhất thiết phải biết chữ nghĩa nên nhà vua cũng ưng thuận. Sau đó vợ chồng Mai thị lập tức tới nhậm chức. Lại sẵn có vàng bạc nên họ liền thuê người xây nhà rất lớn ở ngay cửa sông. Kể từ đó trở đi thì họ cũng nổi tiếng là giàu có một vùng.

Vào một ngày, thuyền buôn của Vạn Lịch phải đi qua đây, Lịch đỗ lại và phái người đi nộp thuế. Biết tin, Mai thị hạ lệnh bắt buộc chủ thuyền phải tự mình đến nộp thuế. Khi vào công đường thì Lịch vô cùng ngạc nhiên vì thấy người đang ngồi trước án kia lại chính là vợ cũ cùng người đánh giậm trước kia. Mai thị liền mỉa mai mà bảo hắn rằng:

– Biết rằng anh vẫn đi buôn,
Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.
Dù anh buôn bán xa gần,
Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

Nghe vợ cũ nói vậy thì Vạn Lịch xấu hổ vô cùng. Hắn liền từ tạ mà trở lại thuyền. Sau đó, vì vừa thẹn lại vừa uất, nghĩ mình chẳng còn tí mặt mũi nào để gặp lại vợ nữa. Đoạn hắn liền lấy giấy mực ra làm kê khai, đem hết của cải của mình ra biếu Mai thị để chuộc lại lỗi lầm xưa, sau đó thì tự tử.

Khi biết tin này thì Mai thị cũng hối hận lắm, nàng vốn chẳng không muốn ép Vạn Lịch tới bước ấy, nhưng ai ngờ đâu. Sau đó nàng liền đem hết số tài sản mà Vạn Lịch để lại cho mình mà tâu xin nhà vua được đúc ra một thứ tiền tên là “Vạn Lịch”, sau đó đem đi phân phát cho người nghèo khổ khắp cả nước.

Ngày nay thì thi thoảng vẫn có người nhặt được vài đồng tiền ấy. Trong dân gian còn truyền nhau câu hát là:

“Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu.”

23 tháng 4 2020

1

trong đời  sống : 

-Giải thích giúp ta  hiểu những điều  chưa biết trong mọi lĩnh vực

-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

Trong văn nghị luận :

- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích

-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người

2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:

B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý

B2:lập dàn bài

B3:viết bài

B4:đọc lại và sửa chữa

3.  Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích. 

MB:-Nêu luận điểm cần giải thích

     - Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)

TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :

nghĩa của từ nghĩa cụm từ nghĩa của cả câu => nghĩa bóng => nghĩa sâu

-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm

-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm 

Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt  luận điểm

KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân

23 tháng 4 2020

II bài tập : 

bài 1 :

Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo

phương pháp giải thích:

+ Nêu định nghĩa 

+Nêu các biểu hiện

+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác

+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo 

1 tháng 5 2019

#)Trả lời :

Nghị luận chững minh : chứng minh cho một vấn đề hay một việc gì đó là đúng hoặc sai

Nghị luận giải thích : Giải thích về một vấn đề nào đó để người đọc, người nghe hiểu

#) ngắn gọn, xúc tích :D

12 tháng 5 2020

Con người ai cũng cần phải học .Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết , nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh , tiến bộ . Xã hội ngày một đi lên theo thời gian , đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao . hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển , sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy . Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già , học những cái mình chưa biết .Vị lãnh tụ vĩ đại Lê – nin đã từng khuyên con cháu rằng : “Học , học nữa , học mãi ”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông .

Học là gì ? Học là tìm hiểu , khám phá những điều mình chưa biết , tích lũy kiến thức , rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết , trình dộ về mọi mặt . Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời . Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người . Học rất đa dạng , học ở khắp mọi nơi , học bất kì lúc nào . Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa , học hết trình độ này đến trình độ khác , học từ thấp tới cao . Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học , tiến sĩ , …Thế nào là học mãi . Học mãi có nghĩa là học liên tục , học đến suốt đời , học cả khi về già . Câu : “Học , học nữa , học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Luôn luôn học hỏi những diều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công .

Tại sao phải học ? Trên dời , ai cũng phải học , ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ . Trường học nào cũng dạy học sinh : “Tiên học lễ ,hậu học văn”. Học lễ phép , cách cư xử với xã hội , đạo đức . Từ nhỏ , chúng ta đã học đi , học nói , học gói , học mở . Còn khi đã đến tuổi đi học , chúng ta học thêm văn hóa . Môn học nào cũng vậy , ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao . Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng :" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó"Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội . Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được . Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời . Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình , bất chấp lời chê trách , phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay , đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài , gương hiếu học đáng được khâm phục . Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới . Giờ đây, con nguời phát minh ra nhiều vật dụng , khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích . Vì thế , chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại , không lạc hậu để mọi người không xe thường mình . Việc học không tùy vào tuổi tác , công danh mà tùy vào sự cầu tiến , muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người . Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng : ‘ Bác học không có nghĩa là ngừng học ”.

Làm sao để luôn có ý chí trong học tập ? Chúng ta phải xác định mục đích học , ước mơ trong tương lai , ….để cố gắng đạt được ước mơ , nghề nghiệp mình yêu thích . Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta . Học để làm việc , kiếm sống cho bản thân mỗi người . Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa . Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình . Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê , lòng nghị lực , quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn . Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi gười noi theo . Anh vẫn tiếp tục đến trường , mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh . Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh . Thầy cô , bạn bè trong trường ai cũng yêu quý , nể phục anh . Học phải học từ từ không nên gấp vội . Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng , thực hành vào thực tế .Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt . Đọc phần nào thấu triệt phần ấy . Học cũng như ăn cơm , cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể . Học tập phải kết hợp với suy nghĩ . Học tập gồm hai phương diện : lí thuyết, thực hành . Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ . Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng . Trái lại , chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào . Ngoài ra , cần phải đọc thêm nhiều tài liệu , báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình .

Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê –nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời . Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng dất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển . Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em.

12 tháng 5 2020

Mặc dù tui học lớp 5 nhưng tui đoán là thế này nhưng k tui nha

       Câu nói của Lê-Nin: “Học, học nữa, học mãi’’- một câu nói hay và ẩn chứa rất nhiều lời khuyên ý nghĩa và rất thấm thía, vậy chúng ta hãy cố gắng học và tiếp tục học học cho đúng, học, học nữa học mãi, chúng ta là những thành phần của xã hội vậy hãy là những con người có ích, hãy chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.

Chúc học tốt hihi

1 tháng 5 2019

Câu tục ngữ đã nói về sự trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. “Đi một ngày đàng” tức là đi trải nghiệm, khám phá, là quãng thời gian mà chúng ta đi đây đi đó tìm hiểu những điều xung quanh. “Học một sàng khôn” là tích lũy được kinh nghiệm, bài học, tìm hiểu được những điều hay, cái mới. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, với cách nói nhân quả, một bài học đạo lý đã được gửi gắm đến con cháu muôn đời: Con người ta cần đi đây đi đó, cần trải nghiệm những cái hay cái mới thì mới có thể tích lũy được những kinh nghiệm sống, những bài học hay và quý giá

1 tháng 5 2019

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

18 tháng 5 2021

tìm ở google có nhìu lắm bạn

k cần vào đây hỏi đou:))

18 tháng 5 2021

đúp lại hok

hok ttoots ///////////

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)

Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0