K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tắt đèn” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố về tình hình xã hội Việt Nam, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ở “Tắt đèn” ta thấy nổi lên một hình ảnh đẹp về người phụ nữ nông dân, về người phụ nữ Việt Nam. Đó là nhân vật chị Dậu với nhiều phẩm chất đáng quý. Nhưng “nét nổi bật ở chị Dậu là tấm lòng yêu chồng thương con tha thiết, là tính vị tha và đức hi sinh”.
Đó chính là những tình cảm cao quý thiêng liêng mà chị luôn dành cho anh Dậu - chồng chị và những đứa con thơ. Chị là vợ của một anh nông dân nghèo kiết xác đến nỗi phải bán đứa con để lấy tiền nộp sưu, là mẹ của ba đứa con nhỏ dại trong cái gia đình đã “lên đến bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Đó là hình ảnh gia đình chị Dậu nói riêng, gia đình những người dân Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

Cuộc sống của cả gia đình chị Dậu đã vất vả chạy từng bữa ăn lại càng khó khăn hơn khi trong cái xã hội thối nát đó vẫn còn nhan nhản, đầy rẫy những kẻ như Nghị Quế vợ, Nghị Quế chồng, quan phủ Tư Ân, bọn cai lệ, người nhà lí trưởng...

Đọc hai đoạn trích “Con có thương thầy thương u...” và “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn”, chúng ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất tiêu biểu thương chồng, yêu con. Dù trong mọi hoàn cảnh, em thấy chị Dậu vẫn luôn dành trọn tình cảm đối với chồng, con mà không hề nghĩ đến bản thân mình, đến những khó khăn vất vả mà mình chịu đựng.

Tình cảm chị dành cho chồng mà chị coi đó là trụ cột của gia đình còn hơn cả tình cảm của chị dành cho những đứa con, đặc biệt là cái Tí. Vì anh Dậu, chị sẵn sàng chịu đòn roi, nén nỗi đau tình mẫu tử để cứu chồng.

Vì tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng mình đã được Ngô Tất Tố khắc họa sâu sắc và rõ nét qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Sau khi nấu được nồi cháo, chưa nghĩ đến con cái chị múc ngay cháo ra một bát lớn, quạt cho chóng nguội rọi ân cần mời chồng: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.

Thái độ nhẹ nhàng, ân cần của chị đối với chồng thật cảm động biết bao. “Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống dó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không? Một tình cảm yêu thương sâu nặng của chị Dậu được biểu hiện một cách kín đáo nhưng vẫn sâu sắc, đậm đà biết bao qua việc quạt cháo cho nguội, ân cần mời chồng rồi xem chồng ăn có ngon miệng không.

Tình thương dó của chị còn được biểu hiện qua khía cạnh khác: việc chị bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ. Khi chúng sấn sổ đến trói anh Dậu thì “Chị Dậu xám mặt” vội vàng đặt con bé xuống chạy đến đỡ tay hắn: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, các ông tha cho". Cách xưng hô “ông - cháu” ấy thể hiện rõ thái độ nhẫn nhục của chị Dậu. Nhưng chị nhẫn nhục chỉ vì muốn cứu chồng. Ban đầu chị Dậu nhẫn nhục chịu đựng, dùng lời lẽ ngon ngọt mong cứu được chồng. Nhưng chúng chẳng những không tha cho mà còn đánh cả mình khiến chị thay đổi cách xưng hô từ “ông - cháu” đến “ông - tôi”, rồi “mày - bà”.

Cách thay đổi thái độ nhanh chóng như vậy thể hiện việc chị không thể chịu đựng cảnh chồng bị đánh. Dù mình bị đánh, chị vẫn cố gắng nài nỉ van xin đừng đánh chồng chị. Rồi việc chị thay đổi thái độ, ngôn ngữ đã hàm chứa sự phản kháng quyết liệt để bảo vệ chồng. Và đỉnh cao của tình cảm yêu thương của chị đối với chồng chị là việc chị đánh thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Đó là một chiến thắng vẻ vang vì một người đàn bà chân yếu tay mềm lại chiến thắng và chiến thắng dễ dàng trước hai gã đàn ông.

Chính việc thương chồng, lo chồng bị đánh đã biến thành sức mạnh để chị chiến thắng hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng, bảo vệ chồng mình. Qua đó ta thấy hiện lên hình ảnh một người vợ nông thôn hết mực thương yêu chăm sóc chồng.

Nhưng bên cạnh đó, hình ảnh chị Dậu còn là hình ảnh một người mẹ rất mực yêu thương các con. Phải bán cái Tí, chị như đứt từng khúc ruột. Khi về nhà chị vẫn chưa nói cái tin sét đánh đó cho cái Tí nghe mà âm thầm chịu đựng. Nhưng sự hiếu thảo ngoan ngoãn của cái Tí vô tình lộ ra đã như lưỡi dao găm vào lòng chị, khiến chị càng nước mắt ngắn nước mắt dài.

Người mẹ nào sau những ngày tháng “mang nặng đẻ đau” mà chẳng thương yêu con. Bây giờ, phải đem con đi bán, người mẹ đó vẫn không đủ cam đảm nói ra cái điều đau đớn đó để trút bớt nỗi đau đang đè nặng trong lòng. Nỗi đau đó cứ nhân lên, nhân mãi lên như những mũi dao cứa vào lòng chị khi chị thấy cái Tí ngoan quá, hiếu thảo quá vậy mà phải đi làm tôi tớ ở nhà mụ Nghị Quế nổi tiếng độc ác, nhẫn tâm.

Phải có tình yêu sâu nặng lắm, thiết tha lắm đối với cái Tí, chị Dậu mới nén được nỗi đau mà chỉ lộ ra “rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau”. Tình thương yêu con vô bờ như vậy đã khiến chị Dậu một người mẹ lại phải van xin con của mình, van xin con chấp nhận hoàn cảnh. Bằng những lời nói thấm thía, chị khuyên cái Tí: “U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con cứ đi với u đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm... Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột đấy con ạ”. Thái độ van xin của chị đối với cái Tí thể hiện việc chị cảm thấy mình có lỗi với nó. Người đau đớn, khó xử nhất chính là chị Dậu. Muốn cứu chồng thì chị phải bán con. Không còn con đường lựa chọn nào khác. Nhưng qua thái độ tình cảm của chị đối với cái Tí ta thấy đây vẫn là người mẹ yêu thương con hết mực.

Và tình thương đó, chị còn dành cả cho cái Tỉu, thằng Dần. Khi cái Tí cứ khóc mãi, chẳng chịu đi, lại thêm thằng Dần cứ kêu gào ầm ĩ nhất định không cho cái Tí đi nếu là một người nhẫn tâm thì sẽ nổi cáu dọa ông lí sẽ bắt nó nếu không để chị đi. Khi thằng Dần đồng ý để cho chị đi thì chị Dậu hối vì mình đã nói dối trẻ con, tức thì chị nói chữa: “ừ, hễ cụ Nghị bằng lòng để cho chị con về nhà vài hôm thì u đem nó về với con”. Việc không dám nói dối trẻ con, rồi dù rất đói nhưng chị vẫn cho cái Tỉu bú trước đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của chị đối với con cái. Chị quan tâm tới chúng mọi lúc, mọi khi có thể, dù có lúc chị bỏ lơ. Nhưng đó vẫn là tình cảm thương yêu sâu nặng, đằm thắm chị dành cho các con. Và nét nổi bật nhất ở chị Dậu là sự hi sinh, sự hi sinh vốn có của những người phụ nữ Việt Nam. Khi phải bán con, chị giả điếc trước những lời lẽ van xin được ở lại nhà của cái Tí dù chỉ ăn khoai thôi. Chị phải hi sinh tình mẫu tử của mình - điều thiêng liêng và cao quý nhất của người mẹ là vì cái gì? Đó là vì “tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kìa (...). Để cho thầy con khổ đến nước nào nữa?”.

Rồi chị phải cầu khẩn cái Tí như với người ban ơn dù chính chị cũng đang còn đau đớn gấp trăm ngàn lần nó. Bởi vì chị đang đứng giữa hai con đường: một là chị phải bán con để cứu chồng, để gia đình khỏi mất đi trụ cột. Và rồi một lần nữa, chị Dậu phải liều mạng để cứu chồng. Việc chị nhẫn nhục chịu đựng, xưng hô “ông - cháu” rồi đến việc chị đấu lí cãi lại chúng khiến chị bị tên cai lệ đánh cho bôm bốp và rồi cuối cùng chị đánh nhau với bọn chúng thể hiện tình cảm sâu nặng thắm thiết của chị đối với anh Dậu. Ngoài ra còn là sự nhẫn nhục hi sinh. Chị hi sinh bản thân mình, hi sinh tình mẫu tử cao đẹp cũng chỉ vì chị lo lắng tới gia đình mình quan tâm đến người chồng khốn khổ. Hình ảnh chị đã rất cao đẹp với tình cảm sâu nặng chị dành cho chồng cho con, giờ càng tỏa sáng và đáng quý hơn bởi sự hi sinh thầm lặng nhưng giàu ý nghĩa biết bao.

Bạn chia như thế nào thì tuỳ bạn nha. k mik nha (^_^)

29 tháng 9 2019

Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

 

Bài 2: cho đoạn văn          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các...
Đọc tiếp

Bài 2: cho đoạn văn

          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.

a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?

b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong đoạn văn?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

d. Hãy cho biết trong chương trình Ngữ văn 8 (đến thời điểm đã học), những văn bản nào có nội dung thể hiện sâu sắc tình yêu đối với quê hương đất nước?

đ. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Bài 3: Cho đoạn văn:

         Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đau từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.

a. Chỉ ra các lỗi trong đoạn văn và sửa lại cho đúng.

b. Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có câu chủ đề, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

c. Em biết gì về nhân vật được nói đến trong đoạn văn? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 câu) giới thiệu về nhân vật ấy.

Bài 4: Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân có đoạn:

Quê hương mỗi người chỉ một,

Như là chỉ một mẹ thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ,

Sẽ không lớn nổi thành người.

Dựa vào ý thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người (khoảng 1 trang giấy thi)

1
3 tháng 3 2021
Ko bt nha bạn
1. Đóng vai chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.Bố cục:1. MB:- Chị Dậu bị bắt ra đến phủ quan tri phủ tư ân vì tội đánh người của quan.- Người trong làng: "Thị đào, sao mày lại ác thế? Sao lại đánh người của quan? Mày kể lại chuyện hôm đó xem nào."2. TB:- Chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.3. KB:- Nêu cảm...
Đọc tiếp

1. Đóng vai chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Bố cục:

1. MB:

- Chị Dậu bị bắt ra đến phủ quan tri phủ tư ân vì tội đánh người của quan.

- Người trong làng: "Thị đào, sao mày lại ác thế? Sao lại đánh người của quan? Mày kể lại chuyện hôm đó xem nào."

2. TB:

- Chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

3. KB:

- Nêu cảm nhận, cảm nghĩ.

2. Viết đoạn văn với câu chủ đề: "Chị Dậu - một người nhẫn nhục, chịu đựng."

Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết đoạn văn chứng minh theo kiểu: quy nạp, diễn dịch hoặc tổng-phân-hợp.

+ Đủ bố cục 3 phần: mở-thân-kết đoạn.

- Nội dung: 

+ Chứng minh chị Dậu là người nhẫn nhục, chịu đựng:

  • Khi tên cai lệ tới nhà đòi sưu, chị Dậu đã van xin thảm thiết.
  • Khi tên cai lệ xông vào định trói anh Dậu, chị vẫn cố gắng xin khất xưu

=> Sau bao lần nhẫn nhục, chị Dậu đã đứng lên phản kháng.

 

(Theo hướng dẫn từng bài, có thể làm 1 trong 2, nếu làm 2 thì sẽ được tick nhiều hơn những bạn làm 1 bài. Nếu chép mạng thì chép đúng, đừng chép lạc đề quá! Nhưng nhớ sửa để bài/đoạn văn hay hơn nhé!)

0
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:(…) Con gặp trong lời mẹ hátCánh cò trắng, dải đồng xanhCon yêu màu vàng hoa mướp“ Con gà cục tác lá chanh”.(…) Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao.Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.( Trích “ Trong...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

(…) Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“ Con gà cục tác lá chanh”.

(…) Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.

( Trích “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự                      B. Miêu tả

C. Biểu cảm                 D. Thuyết minh.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ: 

Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) 

II . TLV

Câu 1 

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử.

Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

 

1

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự                      B. Miêu tả

C. Biểu cảm                 D. Thuyết minh.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. :

Nỗi nhung nhớ , yêu thương thầm lặng của người con đối với người mẹ . Cùng với cảm xúc , sự biết ơn giữa con cái với người mẹ , người sinh ra , nuôi nấng và chăm sóc mình .

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ...: Nhân hoá : Thời gian chạy qua tóc mẹ, tương phản : 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống ,Cho con ngày một thêm cao.

- Hiệu quả : Dùng các biện pháp tu từ nhằm nói lên những sự vất vả , mệt nhọc , sự hy sinh lớn lao của người mẹ rành cho đứa con và qua đó cũng nhấn mạnh sự biết ơn , yêu thương của đứa con dành cho người mẹ thương yêu

Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) 

Cái này thì bạn tự viết . Gợi ý , có thể bạn sẽ có ấn tượng về : lòng biết ơn của đứa con hoặc lời ru của ng mẹ ,....

*Mình chỉ có thể giúp bạn phần I thôi , phần II là TLV bạn phải tự viết theo cảm nhận , lời văn của mình ! 

26 tháng 12 2020

B tham khảo :

Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng lả tả, bụi bay mù mịt. Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa. Mưa mau dần, lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa. Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước. Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện. Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp. Trên vỉa hè mỗi lúc một đông. Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.

=> Từ tượng hình: chói chang, lả tả, mù mịt, xiên xẹo, xúm xít, lênh láng

=> Từ tượng thanh: lẹt đẹt, rào rào,...

#Hoctot

25 tháng 10 2019

+Lão Hạc là đại diện hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. Lão có một cuộc sống nghèo đói, cũng phải chịu đựng những áp bức bóc lột của xã hội. Tuy nhiên, giữa những vũng bùn của sự tối tăm, thối rữa mục nát của chế độ phong kiến, Lão vẫn giữ vững những đức tính trong sạch, thanh cao cùng một tình yêu con vô bờ. Lão yêu con trai – người con độc nhất của cả cuộc đời lão một cách sâu sắc đến nhường nào. Vì lão chẳng thể lo cho con trai mình có được một đám cưới rình rang, trọn vẹn, khiến cho nó phải phẫn chí thì làm ở đồn điền cao su. Cả cuộc đời, tình yêu duy nhất ông dành hết cho nó, vậy mà xót xa thay người cha ấy chẳng thể lo lắng trọn vẹn cho hạnh phúc cả đời cho con trai. Phải chăng, do xã hội quá nhiều hủ tục nặng nề khiến cho con người ta phải lỡ dở từ bỏ những hạnh phúc lứa đôi? Hay phải chăng, là lão Hạc ích kỷ, không muốn bán mảnh vườn của mình? Ôi, thương thay, chẳng phải ông hẹp hòi, muốn giữ lại tài sản duy nhất cho bản thân mình, ông không cho con trai bán mảnh vườn vì ông biết những khó khăn, bươn trải mà con trai ông cần phải trải qua nếu như có một gia dình. “ Ai lại bán vườn đi lấy vợ? Vả lại bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu?. Bởi thế, mà thằng con trai lão đành từ bỏ, rồi quyết chí đi làm. Trước khi đi xa, nó còn để lại cho bố hẳn 3 đồng bạc lẻ. Đối với lão Hạc, với một người thương con như đứt từng khúc ruột, nhưng vì cái nghèo, ông cũng chẳng có lựa chọn nào khác. Một người đàn ông với đôi mắt rưng rưng, nghẹn ngào khi biết “ thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là con của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi?” Đứa con trai máu mủ ruột già do một tay Lão nuôi lớn nay đã chẳng thể giữ nó lại bên mình. Có cái nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau phải xa đứa con yêu quý, phải bơ vơ sống đơn độc tại góc vườn này. Thế rồi, lão quyết tâm, lão dùng hết lời lẽ để nhờ ông giáo, viết một cái văn tự nhượng lại cho ông giáo để sau này, khi con lão về, nó còn có một mảnh đất để cắm dùi, để có thể tự nó gây dựng một tương lai, cuộc sống của riêng nó. Tình thương con không chỉ thể hiện qua cách ứng xử, mà với lão, đó là một nguyên tắc sống. Dù cuộc sống của ông có nghèo khổ, có bị dồn đến bước đường cùng, thậm chí, bị đẩy dần đến cái chết giày vò thì lão cũng không thể phá hủy tương lai của con lão. Lão chỉ luôn mong mỏi rằng con trai có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn. Như vậy, lão có chết cũng chẳng nuối tiếc gì!

#Châu's ngốc

25 tháng 10 2019

Cậu Vàng bán đi ! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất của đời lão.Năm đồng bạc Đông Dương kể ra cũng là một món tiền to , nhất là giữa buổi đói deo , đói dắt như thế này . Nhưng lão Hạc bán cậu Vàng không phải vì tiền , bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” , “ mà mỗi ngày lo ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng nhưng bán cậu rồi , lão Hạc lại đau khổ, dày vò chính mình trong tâm trạng năng trĩu . Khoảnh khắc “ lão cố làm ra vẻ vui vẻ” cũng không giấu được với khuôn mặt “ cười như mếu và đôi mắt lão ầng ầng nước” . Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đ ắc dĩ , khiến ông Giáo là người báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão . Ông Giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình . Cảm giác ân hận cứ đeo đuổi , giày vò lão Hạc tạo nên sự đột biến trên khuôn mặt “ mặt lão đột nhiên co rúm l ại . Những nếp nhăn xô lại với nhau , ép cho ra nước mắt . Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít , lão huhu khóc”.Bản chất của một con người lương thiện , tính chất của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu , nghĩa tình , trung thực và giàu lòng vị tha đã được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn này . Lão Hạc chỉ vì bán một con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư ,vợ ông Giáo và bao người khác nữa , họ có hiểu không , hay họ chỉ thấy Lão gàn dở , ngu ngốc.Ta cảm thương số phận của lão , ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hậu của lão -một con người cao đẹp.
Trong cuộc sống đói khổ , cùng cực ấy của lão Hạc phải ăn củ chuối , củ ráy ... ông Giáo đã mời lão Hạc ăn khoai , uống nước chè nhưng lão xin khất “ông Giáo để cho khi khác”. Vì trận ốm kéo dài , lão Hạc đã suy sụp hẳn, lão không đủ sức để làm và cũng chẳng có gì để ăn nhưng lòng tự trọng của lão không cho phép mình xâm phạm đến số tiền của con. Từ lúc đó , lão Hạc bắt đầu cuộc lựa chọn tàn khốc nhưng rồi lão đã chọn cái chết.Trước khi chết lão đã nhờ ông Giáo giữ tiền làm ma và trông hộ mảnh vườn để đỡ làm phiền hàng xóm.Tám lòng của lão thật trong sáng lỡ may khi lão chết ông Giáo sẽ lấy mảnh vườn đó thì sẽ sao? Laõ không nghĩ đến điều đó, lão luôn nghĩ mọi người đều tốt cả . Nói đến lòng tự trọng thì có lẽ đó cũng là một điều đáng quý ,lòng tự trọng của lão Hạc đẹp biết bao ,lão từ chối sự giúp đỡ của mọi người kể cả ông Giáo nữa.Kết cục của lão đã được báo trước .Lão đã trải qua những chua chát , tủi cực của một kiếp người , khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã đó là phải đứt ruột tiễn đưa người con trai ra khỏi vòng tay của lão , cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi cậu Vàng. Suy cho cùng việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha yêu thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc , tương lai của con sau này . Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông Giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu nó cũng là những lời trăng trối cuối cùng của lão Hạc .Tuy cái chết đã được báo trước nhưng mọi người cũng vẫn bất ngờ , thương cảm cho lão Cái chết của lão thật giữ dội , lão chết “ vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi ...; khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái nảy lên” Lão Hạc tượng trưng cho người nông dân bước tới đ ường cùng , không còn lối thoát đành phải tìm đến cái chết - cái chết đó cũng không thanh thảnh như bao người . Nếu lão Hạc muốn đứng vững trên bờ lương thiện thì cái chết là giải pháp cuối cùng để lão khỏi ngã quỵ giữa vực sâu của sự tha hoá .
Kết thúc bi kịch cũng là sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão .Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể .Không vì cánh tay trái xấu xa mà đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi thì chính thân thể này sẽ đau đớn chứ không phải là cánh tay trái .

#Châu's ngốc