Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ.
-Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. ở miền núi dân cư thưa thớt.
-Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau: nông thôn 72,5%, thành thị 27,5%.
Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư đô thị
- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc. Chênh lệch giữa vùng cao nhất với thấp nhất đến 17,8 lần.
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp hơn cả là Tây Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên.
- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.
- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.
Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
• Lịch sử khai thác lãnh thổ.
• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vùng.
+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.
Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:
• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
• Chuyển cư.
• Sự phát triển của nền kinh tế
- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (1192 người / km2), tiếp theo là Đông Nam Bộ, sau đó là Đông bằng sông Cửu Long, và thấp nhất là Tây Bắc.
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ.
- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.
a) Tính tỉ lệ dân thành thị
Cách tính: T ỷ l ệ d â n t h à n h t h ị = S ố d â n t h à n h t h ị T ổ n g s ố d â n × 100
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Trong giai đoạn 1990 - 2010:
- Số dân thành thị liên tục tăng với tốc độ tăng khá nhanh, từ 12,9 triệu người (năm 1990) lên 26,5 triệu người (năm 2010), tăng 13,6 triệu người (tăng gấp 2,05 lần).
- Tỉ lệ dân thành thị nước ta cũng tăng đáng kể trong giai đoạn trên, từ 19,5% (năm 1990) lên 30.5% (năm 2010), tăng 11,0%.
* Giải thích
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng là do trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra khá nhanh, số lượng các đô thị ngày càng tăng, quy mô các đô thị ngày càng được mở rộng. Tuy vậy, do điểm xuất phát thấp cùng với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị cũng chưa cao.
- Vẽ biếu đồ: + Tính toán, lập bảng số liệu %: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, GDP CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM SO VỚI BA VÙNG KINH TỂ TRỌNG ĐIỂM CỦA CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)
+ Vẽ biếu đồ: cột hoặc tròn. Nếu vẽ biểu đồ cột, có 3 cột ứng với diện tích, dân số, GDP. Trục tung thể hiện giá trị % (đỉnh cột ghi 100%). Trục hoành thể hiện các đại lượng diện tích, dân số, GDP. Nếu vẽ biểu đồ tròn, có 3 hình tròn thể hiện diện tích, dân số, GDP. Trong mỗi hình tròn có nan quạt thế hiện giá trị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Nhận xét:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích lớn hơn 1/3, dân số chưa đầy 50%, nhưng chiếm đến 65% giá trị GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.
l
a) Vẽ biểu đồ
- Tính bán kính đường tròn ( r 1989 , r 1999 , r 2009 ):
+ r 1989 = 1 đ v b k
+ r 1999 = 76 , 6 64 , 4 = 1 , 09 đ v b k
+ r 2009 = 86 64 , 4 = 1 , 16 đ v b k
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, năm 1989, năm 1999 và năm 2009
b) Nhận xét và giải thích
- Trong giai đoạn 1989 - 2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 giảm nhanh, từ 39,0% (năm 1989) xuống 25,0% (năm 2009), giảm 14,0%.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 tăng, từ 53,8% lên 66,1%, tăng 12,3%.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng, từ 7,2% lên 8,9%, tăng 1,7%.
ð Qua đó cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.
- Nguyên nhân:
+ Do chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên dã làm giảm tỉ lệ sinh.
+ Do sự phát triển y tế, đời sống được nâng cao làm tăng tuổi thọ trung bình.
- Nhận xét: tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm qua các năm.
b) Hướng dẫn vẽ biểu đồ :
- Vẽ biểu đồ đường. Trên cùng trục toạ độ, vẽ hai đường: một đường thể hiện tỉ suất tử, một đường thể hiện tỉ suất sinh. Khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999 có sự biến đổi như sau:
+ Nhóm tuổi 0-14 giảm.
+ Nhóm tuổi 15-59 tăng.
+ Nhóm tuổi 60 trở lên tăng.
- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 1999 có sự biến đổi theo hướng:
+ Tỉ lệ nam trong tổng số dân tăng chậm từ 1979 đến 1989, sau đó tăng nhanh hơn từ 1989 đến 1999, nhưng vẫn chậm.
+ Tỉ lệ nữ trong tổng số dân giảm từ năm 1979 cho đến năm 1999.
+ Trong cơ cấu theo giới cả ba năm 1979, 1989, 1999, tỉ lệ nữ đều cao hơn tỉ lệ nam.
_Tỉ lệ gia tăng tự nhiên:
+Dân số năm 1979: (32,5-7,2)/10=2,53(%)
+Dân số năm 1999:(19,9-5,6)/10=1,43(%)
_NX:
+Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: từ 1979 là 2,53%→1999 là 1,43% giảm 1,1%
+Tỉ suất sinh: từ 1979 là 32,5%→1999 là 19,9% giảm 12,6%
+Tỉ suất tử: từ 1979 là 7,2%→1999 là 5,6% giảm 1,6%
a) Tính mật độ dân số
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện mật độ dân số của cả nước và các vùng, năm 2012
c) Nhận xét
- Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng
- Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên (dẫn chứng). Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần.
- Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.