Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng thương yêu của bà, lại miêu tả rất chính xác với công việc nhóm bếp. Tác giả nhớ về “bếp lửa” đang “chờn vờn” trong sương sớm. Và từ “bếp lửa” lại nhớ đến hình ảnh người bà.
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Cả một hồi ức kỉ niệm lại hiện về trong tâm trí nhà thơ. Suốt một quãng đời vất vả bà cháu bên nhau. Mới lên bốn tuổi đã quen mùi khói. Làng đói kém, bố đi đánh xe thật là vất vả. “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!". Hồi nhớ lại những năm tháng cháu cùng bà sớm tối có nhau. Lời thơ kể sao mà ngậm ngùi tha thiết quá! Nó gợi trong lòng người bao niềm xúc động sâu xa. Làm sao quên được những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”. Bà đã dặn cháu:
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
Và câu thơ "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay" là sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ, tạo bao xúc động cho người đọc. Người già đã từng trải trong chiến tranh thì hồi tưởng những ngày gay go nguy nan, người trẻ thì xốn xang thương cảm với tác giả, xót xa cho đất nước và dân tộc.
Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa: “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bếp lửa là tấm lòng bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc: “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
Sự xuất hiện của “tiếng chim tu hú”. Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong:
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
...
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chí hoài trên những cánh đồng xa?
Tiếng chim còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Nhờ sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự với bình luận, ta thấy được một kết cấu chặt chẽ của bài thơ, một tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu đối với bà.
kham khảo
Soạn bài Bếp lửa - loigiaihay.com
vào thống kê
hc tốt
TK
Mỗi người bạn là một món quà quý giá. Bên bạn bè chúng ta có thật nhiều kỉ niệm. Em có một kỉ niệm thật vui với người bạn thân của mình, đó cũng là kỉ niệm khó quên nhất trong lòng em.
Đó là từ hồi em học lớp hai, hồi đó em và Lan là bạn thân cùng một lớp, hai đứa đi học, đi chơi hay làm gì cũng đều có nhau. Lan thì thích búp bê còn em thì thích đọc sách, đặc biệt là những cuốn truyện thiếu nhi, hai đứa mỗi người mỗi sở thích vậy đó. Em còn nhớ hôm đó là ngày sinh nhật mình, Lan đã dành hết số tiền cậu ấy tiết kiệm được mua tặng em những cuốn truyện hay. Mở món quà ấy ra, em vui và hạnh phúc lắm, Lan là người luôn hiểu và dành cho em nhiều điều tuyệt vời. Trong hộp quà sinh nhật hôm ấy còn có một bức thư có lời chúc mừng sinh nhật kèm lời tạm biệt. Lan bảo, ngày mai bạn ấy phải cùng gia đình chuyển vào Nam sống, những ngày qua cậu ấy cố giấu vì sợ em buồn. Đây là món quà sinh nhật cũng là món quà chia tay, cậu ấy còn hy vọng em sẽ luôn nhớ và viết thư thường xuyên cho cậu ấy. Hôm đó, em vừa vui, vừa buồn. Vui vì món quà dễ thương nhận được, buồn vì phải chia tay người bạn từng gắn bó bấy lâu. Với em, Lan là một người bạn tốt, em luôn trân trọng tình bạn ấy với Lan.
Bây giờ, tuy hai đứa xa nhau về khoảng cách nhưng vẫn thường xuyên hỏi han nhau về học tập cũng như cuộc sống. Cậu ấy vẫn còn nhớ những sở thích ngày xưa ấy và gửi tặng em những cuốn sách hay. Em cảm thấy mình thật may mắn vì có được người bạn như vậy
Áo dài là một loại trang phục cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”
1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.
2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.
3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?
4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).
Bài làm
câu 1:
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Câu 3 :
Bài thơ: Khi con tu hú - tác giả : TỐ HỮU
Những ngày nắng hạ tháng 6, tôi giật mình chợt nhớ ra rằng mình không còn là cô nữ sinh ngây thơ trong tà áo dài đạp xe đến trường, gương mặt giờ đây đã có nét chững chạc của tuổi trưởng thành. Trường cũ bây giờ trở thành trường xưa, người cũ bây giờ trở thành người dưng mất rồi!
Hôm nay nhìn thấy cậu học trò chở cô nữ sinh cười đùa trên đường với tà áo dài tung bay trong nắng vàng, tôi nhìn ngẩn ngơ và thầm nghĩ phải chăng đã tìm thấy mình giữa ngần ấy thời gian dài đã qua. Ai mà chẳng có một thời tuổi trẻ với đôi lần bị “cảm nắng”, có một người bạn khác giới hoàn hảo đến lạ, vừa là người bạn thân cùng đến trường, vừa là người yêu cùng nắm tay ngượng ngùng, cũng có thể là anh trai bảo vệ đứa em gái bị người khác ăn hiếp.
Vì sao người ta thường gọi tình yêu tuổi học trò là hồn nhiên, trong sáng? Đừng gắn mác cho nó là tình yêu trẻ con, mà đơn giản đây là lần đầu tiên bạn có cảm giác biết thương, biết nhớ, biết tương tư, nhìn cuộc đời bằng màu hồng với bao ước hẹn thời son trẻ. Tình yêu học trò khác xa với tình yêu trưởng thành, nó tinh khiết bởi yêu thương là nhung nhớ, giúp đỡ nhau không có một cái giá nào cả, không tiền bạc, địa vị, nhan sắc, quyền lợi.Thanh xuân như cơn mưa rào, dù có bị cảm lạnh vì ướt mưa chúng ta vẫn muốn đắm mình trong cơn mưa ấy một lần nữa!bee.net.vn
Thật vậy, nếu cho tôi một điều ước, tôi không ngần ngại mà ước thời gian có thể quay lại để được hòa mình vào dòng cảm xúc biết thương một người như thuở ban đầu. Ngày đó tôi và anh khác lớp nhau, ai có thể hiểu được cảm giác tiếng trống tan trường vang lên là bao bồi hồi, ngóng trông. Chờ đợi bức thư tay hay chỉ ánh mắt dõi theo khi anh ngang qua lớp. Thời đó, nếu chẳng may anh vô tình không nhìn tôi, chắc chắn đêm đó tôi thao thức, trằn trọc chẳng ngủ được. Cái cảm giác xao xuyến chẳng thể nào quên được.
Tôi cũng thú thật với các bạn, việc yêu đương của mình lúc ấy ảnh hưởng khá nhiều đến việc học, học kỳ I năm lớp 11 chỉ vì dành nhiều thời gian cho anh mà tôi bị rớt hạn, cái ngày họp phụ huynh như ngày tận thế với tôi, ba tôi rất khắt khe, thế là cả học kỳ II tôi chẳng dám gặp anh nhiều, tôi cố gắng điều tiết lại bản thân và như vậy mới đạt được kết quả học tập mãn nguyện. Hỡi các bạn học sinh, đừng nên dồn 100% thời gian, năng lượng cho việc yêu đương, vừa học vừa yêu, cân bằng được nó bạn sẽ trải qua một thời thanh xuân với những thước phim tình cảm Hàn Quốc lãng mạn mà vẫn công bằng với tương lai của mình.
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đã lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam.
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai."
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
#Jiin
Thanh minh năm nào cũng vậy, bố mẹ cho hai chị em được về quê ngoại tảo mộ ông bà và cậu Quang. Lần nào chuẩn bị đi, chị Hoa và em đều náo nức, đêm nằm ngủ chỉ mong trời sáng.
Chiều hôm trước, mẹ đã mua đủ hương hoa, gói thành ba gói to kèm theo nhiều bánh trái. Ra đi từ mờ sáng. Bố lai chị Hoa, mẹ chở em, con gái cưng của mẹ. Còn ba ngày nữa mới đến Thanh Minh, nhưng hôm nay là Chủ nhật, nên người đi tảo mộ đông lắm. Con đường liên huyện kéo dài, đường nhựa thẳng tắp, xe ô tô, xe máy, xe đạp đi lại rộn ràng. Thỉnh thoảng lại nhìn thấy lố nhố người trên những nghĩa trang của các dòng họ trên những cánh đồng. Cuối tháng hai, trời ấm dần, mưa xuân rắc bụi, lúa xanh ngắt một màu. Mẹ nói với em: "Năm nay thế nào cũng được mùa lớn. Bác Thanh sẽ làm nhà mới" ... . Bác Thanh là chị gái mẹ em, làm giáo viên tiểu học ở xã Bình Giang quê nhà.
Phải vượt qua nhiều cánh đồng, nhiều cầu xi măng bắc qua những con kênh nước trong xanh chảy hiền hòa, qua nhiều xóm làng. Cây đa, mái đình, nhà ngói đỏ tươi ... là những cảnh vật xóm thôn, đối với em vừa xa lạ, vừa thân thuộc.
Từ những nẻo đường làng, người đi chợ, đi làm ăn, người đi tảo mộ…xuất hiện đông vui. Nón trắng nhấp nhô. Đòn gánh tre kĩu kịt. Tiếng nói cười lao xao. Những đứa trẻ vắt vẻo ngồi trên lưng trâu như những chàng kị mã, đối với em rất ngộ nghĩnh. Bức tranh quê thanh bình thật đáng yêu.
Người đông nên hơn một tiếng đồng hồ, xe máy của bố mẹ em mới về tới xóm Mai xã Bình Giang. Gia đình bác Thanh đã biết trước bố mẹ em về nên ở nhà đông vui chờ đợi. Chồng bác Thanh là sĩ quan Quân đội về hưu. Chị Nhật, anh Thành, anh Lý đều đang học phổ thông ở trường xã, trường huyện. Đã mấy lần, các anh các chị ra chơi nhà em, nên anh chị em gặp lại nhau thật vồn vã, tíu tít vui mừng.
Bác Thanh và mẹ em bày ra một phần hoa trái lên bàn thờ ông bà. Hai bác và bố mẹ em thắp hương và khấn. Rồi cả nhà cùng đi ra nghĩa trang. Mấy chị em cùng tranh nhau mang lễ phẩm. Anh Thành vác cuốc, anh Lý cầm dao. Từ nhà đến nghĩa trang của làng độ một cây số. Đường làng được xi măng hóa, rất sạch. Những cánh đồng lúa tám thơm – đặc sản của Bình Giang, bác Thanh nói, nổi tiếng khắp mọi miền đất nước. Đó là những cánh đồng cao sản 50 triệu/1ha.
Nghĩa trang nằm ở giữa cánh đồng trên một khu đất cao, có một con mương chảy dọc phía bắc. Khu nghĩa trang khá rộng trên 3000m2. Lác đác có ngôi mộ xây rất hiện đại. Phần lớn là mộ xây chỉ viền xung quanh, phía trên vẫn có đất và cỏ. Hàng trăm, hàng nghìn ngôi mộ bé nhỏ, nhưng được sắp xếp, bố trí có hàng lối rất quy củ, nghiêm trang. Nhiều cây xanh tỏa bóng mát.
Mộ ông bà ngoại nằm cạnh nhau. Phía trước có bia đá. Mộ chí ghi rõ họ tên ông bà, năm sinh và ngày tháng năm mất. Chị Hoa cùng mẹ và bác Thanh bày biện hoa trái lên mộ ông bà. Hai bác, bố mẹ em và mấy anh chị em cùng thắp hương khấn vái. Lần nào cũng thế, mẹ vừa khấn vừa khóc, đôi mắt đỏ hoe. Hương trầm phảng phất, ngọn khói u huyền cứ quấn lấy mộ chí. Em xúc động nhìn mộ ông bà rồi nhẩm tính: " Ông mất đã 14 năm khi chị Hoa lên ba tuổi; bà mất đã sau năm kể từ khi em lên tám tuổi ... . Thời gian trôi quá nhanh." Gió thổi nhẹ. Nến vẫn cháy tỏa sáng lung linh.
Nắng xuân ấm áp tỏa trên khu nghĩa trang. Người đi tảo mộ mỗi lúc một đông. Hương hoa cầm tay. Tiếng nói chuyện lao xao, tiếng gọi nhau í ới. Có rất nhiều người đi làm ăn, đi công tác xa cũng đi xe máy để về tảo mộ ngày thanh minh. Bố mẹ em gặp lại nhiều bạn cũ thời còn học phổ thông, chuyện trò lưu luyến mãi.
Hết một tuần hương. Một tuần hương nữa lại bắt đầu. Cả nhà cùng đến khu nghĩa trang liệt sĩ. Ở đây có 72 ngôi mộ, tất cả là con cháu họ Hoàng, họ Lê, họ Nguyễn hi sinh thời đanh Mĩ trên các chiến trường xa. Phần lớn các ngội mộ không có cốt, chỉ là mộ chí tượng trưng. Thế nhưng ngôi mộ nào cũng có bia đá, tạc hình ảnh, ghi rõ họ tên và ngày tháng năm hi sinh của liệt sĩ. Mộ cậu Quang cũng thế. Cậu là con út của ông bà. Cậu đang học Đại học Nông nghiệp năm thứ hai thì đi bộ đội. Cậu hi sinh tại chiến trường Đắc Tô năm 1974. Cậu là con trai duy nhất của ông bà. Mẹ vẫn nói: "Cậu cao to, học giỏi. Cậu hi sinh, ông bà cứ ốm đau mãi, bà như mất hồn, tê dại đi ..." Mẹ bày hoa quả lên mộ cậu. Mẹ khóc và khấn. Ai cũng thắp hương lên mộ cậu và mộ các liệt sĩ khác trong nghĩa trang.
Độ 10 giờ thì cả nhà ra về với bao nỗi niềm thương nhớ. Người đến tảo mộ ngày càng đông. Bao xức động cứ nén chặt trong lòng em rồi dâng lên bồi hồi. Hình ảnh ông bà ngoại, cậu Quang cứ vương vấn mãi hồn em.
Đã gần một năm trôi qua, nhưng màu xanh của đồng luá và những ngôi mộ trong khu nghĩa trang, mộ ông bà ngoại, mộ cậu Quang…đã khắc vào tâm hồn em bao kỉ niệm, bao nhớ thương một thời thơ bé.
Thanh minh đi tảo mộ là một phong tục đẹp. Những kẻ tha hương bên trời Tây, ai còn nhớ?
Thanh minh năm nào cũng vậy, bố mẹ cho hai chị em được về quê ngoại tảo mộ ông bà và cậu Quang. Lần nào chuẩn bị đi, chị Hoa và em đều náo nức, đêm nằm ngủ chỉ mong trời sáng.
Chiều hôm trước, mẹ đã mua đủ hương hoa, gói thành ba gói to kèm theo nhiều bánh trái. Ra đi từ mờ sáng. Bố lai chị Hoa, mẹ chở em, con gái cưng của mẹ. Còn ba ngày nữa mới đến Thanh Minh, nhưng hôm nay là Chủ nhật, nên người đi tảo mộ đông lắm. Con đường liên huyện kéo dài, đường nhựa thẳng tắp, xe ô tô, xe máy, xe đạp đi lại rộn ràng. Thỉnh thoảng lại nhìn thấy lố nhố người trên những nghĩa trang của các dòng họ trên những cánh đồng. Cuối tháng hai, trời ấm dần, mưa xuân rắc bụi, lúa xanh ngắt một màu. Mẹ nói với em: "Năm nay thế nào cũng được mùa lớn. Bác Thanh sẽ làm nhà mới" ... . Bác Thanh là chị gái mẹ em, làm giáo viên tiểu học ở xã Bình Giang quê nhà.
Phải vượt qua nhiều cánh đồng, nhiều cầu xi măng bắc qua những con kênh nước trong xanh chảy hiền hòa, qua nhiều xóm làng. Cây đa, mái đình, nhà ngói đỏ tươi ... là những cảnh vật xóm thôn, đối với em vừa xa lạ, vừa thân thuộc.
Từ những nẻo đường làng, người đi chợ, đi làm ăn, người đi tảo mộ…xuất hiện đông vui. Nón trắng nhấp nhô. Đòn gánh tre kĩu kịt. Tiếng nói cười lao xao. Những đứa trẻ vắt vẻo ngồi trên lưng trâu như những chàng kị mã, đối với em rất ngộ nghĩnh. Bức tranh quê thanh bình thật đáng yêu.
Người đông nên hơn một tiếng đồng hồ, xe máy của bố mẹ em mới về tới xóm Mai xã Bình Giang. Gia đình bác Thanh đã biết trước bố mẹ em về nên ở nhà đông vui chờ đợi. Chồng bác Thanh là sĩ quan Quân đội về hưu. Chị Nhật, anh Thành, anh Lý đều đang học phổ thông ở trường xã, trường huyện. Đã mấy lần, các anh các chị ra chơi nhà em, nên anh chị em gặp lại nhau thật vồn vã, tíu tít vui mừng.
Bác Thanh và mẹ em bày ra một phần hoa trái lên bàn thờ ông bà. Hai bác và bố mẹ em thắp hương và khấn. Rồi cả nhà cùng đi ra nghĩa trang. Mấy chị em cùng tranh nhau mang lễ phẩm. Anh Thành vác cuốc, anh Lý cầm dao. Từ nhà đến nghĩa trang của làng độ một cây số. Đường làng được xi măng hóa, rất sạch. Những cánh đồng lúa tám thơm – đặc sản của Bình Giang, bác Thanh nói, nổi tiếng khắp mọi miền đất nước. Đó là những cánh đồng cao sản 50 triệu/1ha.
Nghĩa trang nằm ở giữa cánh đồng trên một khu đất cao, có một con mương chảy dọc phía bắc. Khu nghĩa trang khá rộng trên 3000m2. Lác đác có ngôi mộ xây rất hiện đại. Phần lớn là mộ xây chỉ viền xung quanh, phía trên vẫn có đất và cỏ. Hàng trăm, hàng nghìn ngôi mộ bé nhỏ, nhưng được sắp xếp, bố trí có hàng lối rất quy củ, nghiêm trang. Nhiều cây xanh tỏa bóng mát.
Mộ ông bà ngoại nằm cạnh nhau. Phía trước có bia đá. Mộ chí ghi rõ họ tên ông bà, năm sinh và ngày tháng năm mất. Chị Hoa cùng mẹ và bác Thanh bày biện hoa trái lên mộ ông bà. Hai bác, bố mẹ em và mấy anh chị em cùng thắp hương khấn vái. Lần nào cũng thế, mẹ vừa khấn vừa khóc, đôi mắt đỏ hoe. Hương trầm phảng phất, ngọn khói u huyền cứ quấn lấy mộ chí. Em xúc động nhìn mộ ông bà rồi nhẩm tính: " Ông mất đã 14 năm khi chị Hoa lên ba tuổi; bà mất đã sau năm kể từ khi em lên tám tuổi ... . Thời gian trôi quá nhanh." Gió thổi nhẹ. Nến vẫn cháy tỏa sáng lung linh.
Nắng xuân ấm áp tỏa trên khu nghĩa trang. Người đi tảo mộ mỗi lúc một đông. Hương hoa cầm tay. Tiếng nói chuyện lao xao, tiếng gọi nhau í ới. Có rất nhiều người đi làm ăn, đi công tác xa cũng đi xe máy để về tảo mộ ngày thanh minh. Bố mẹ em gặp lại nhiều bạn cũ thời còn học phổ thông, chuyện trò lưu luyến mãi.
Hết một tuần hương. Một tuần hương nữa lại bắt đầu. Cả nhà cùng đến khu nghĩa trang liệt sĩ. Ở đây có 72 ngôi mộ, tất cả là con cháu họ Hoàng, họ Lê, họ Nguyễn hi sinh thời đanh Mĩ trên các chiến trường xa. Phần lớn các ngội mộ không có cốt, chỉ là mộ chí tượng trưng. Thế nhưng ngôi mộ nào cũng có bia đá, tạc hình ảnh, ghi rõ họ tên và ngày tháng năm hi sinh của liệt sĩ. Mộ cậu Quang cũng thế. Cậu là con út của ông bà. Cậu đang học Đại học Nông nghiệp năm thứ hai thì đi bộ đội. Cậu hi sinh tại chiến trường Đắc Tô năm 1974. Cậu là con trai duy nhất của ông bà. Mẹ vẫn nói: "Cậu cao to, học giỏi. Cậu hi sinh, ông bà cứ ốm đau mãi, bà như mất hồn, tê dại đi ..." Mẹ bày hoa quả lên mộ cậu. Mẹ khóc và khấn. Ai cũng thắp hương lên mộ cậu và mộ các liệt sĩ khác trong nghĩa trang.
Độ 10 giờ thì cả nhà ra về với bao nỗi niềm thương nhớ. Người đến tảo mộ ngày càng đông. Bao xức động cứ nén chặt trong lòng em rồi dâng lên bồi hồi. Hình ảnh ông bà ngoại, cậu Quang cứ vương vấn mãi hồn em.
Đã gần một năm trôi qua, nhưng màu xanh của đồng luá và những ngôi mộ trong khu nghĩa trang, mộ ông bà ngoại, mộ cậu Quang…đã khắc vào tâm hồn em bao kỉ niệm, bao nhớ thương một thời thơ bé.
Thanh minh đi tảo mộ là một phong tục đẹp. Những kẻ tha hương bên trời Tây, ai còn nhớ?