Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự.
2. Tiều phu: người đi đốn củi.
3. Cụm danh từ trong câu in đậm: một bà mẹ già.
4. Phẩm chất của người tiều phu đáng học tập là: hiếu thảo.
Bên bờ sông, một anh tiều phu nghèo đang đốn củi thì bỗng vèo... lưỡi rìu bật ra khỏi cán, vàng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuống khóc nức nở.
Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.
- Tại sao cháu khóc?
- Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.
- Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!
Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:
- Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?
- Không phải ông ạ.
Ông già lại lặn xuống mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.
- Của cháu phải không?
- Không, không phải ông ạ.
Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.
- Cái này đúng của cháu chứ?
- Vâng, vâng, đúng ạ.
Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ông già nắm lấy tay anh và nói:
- Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.
kết bài là anh chàng tiều phu cầm ba lưỡi rìu đi về.(hết bài)
Gần khu rừng nọ, một anh tiều phu rất nghèo nhưng thật thà, ngay thẳng. Gia sản của anh ngoài một chiếc rìu sắt để kiếm sống thì chẳng còn thứ gì khác đáng giá. Sáng ấy, như thường lệ chàng vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, văng luôn lưỡi rìu xuống dòng sông bên cạnh. Anh tiều phu buồn rầu than vãn: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất, biết sống sao đây!”. Nghe lời than vãn tội nghiệp của anh tiều phu, tiên ông biến thành một ông cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống gậy xuất hiện an ủi:
- Thôi con đừng buồn nữa! Ta sẽ giúp con tìm lại rìu.
Anh tiều phu chưa hết ngạc nhiên thì cụ già đã lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một cây rìu bằng vàng. Trông nó mới đẹp và quý giá lằm sao! Ánh sáng của nó tỏa ra như một vầng hào quang rực rỡ. Cụ già liền hỏi anh tiều phu:
- Rìu này là của con phải không?
- Không! Thưa cụ, cái rìu này không phải của con.
Cụ già lại lặn xuống. Lần thứ hai, cụ vớt lên một cái rìu bằng bạc. Ánh sáng của nó tỏa lấp lánh. Cụ lại hỏi:
- Chắc cái rìu này là của con?
- Thưa cụ, cái này cũng không phải của con.
Như hiểu ý, cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một cái rìu bằng sắt. Trông cái rìu cũ kĩ, xấu xí. Cụ già tiến lại gần anh tiều phu và đưa chiếc rìu cho anh ngắm nghía thật lâu, rồi anh thưa:
- Đây đúng là chiếc rìu của con vừa đánh rơi!
Cụ già tươi cười trao chiếc rìu cho anh tiều phu. Anh quỳ xuống cảm ơn và đưa hai tay đỡ chiếc rìu. Cụ già xoa đầu và khen:
- Con là người thật thà! Con không tham lam những gì không phải của mình. Vì thế phần thưởng cho tấm lòng trung thực của con là ba chiếc rìu vừa vớt lên.
- Cụ đã giúp con tìm lại chiếc rìu sắt là đủ rồi. Con không dám nhận hai chiếc rìu kia vì nó không phải là của con.
Cụ già tốt bụng biến mất để lại ba chiếc rìu cho anh tiều phu. Từ đó, anh tiều phu sống trong sung sướng.
1. Công cụ sản xuất được cải tiến : gồm :
- Rìu đá có vai, lưỡi đục , bàn mài đá và mảnh cưa đá
- Công cụ bằng xương , bằng sừng
- Đồ gốm
- Chì lưới bằng đất nung
- Xuất hiện đồ trang sức
Nhận xét :
- Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
- Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
- Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
2.
-Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
-Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
-Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, -dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.
Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh
3.
Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đồng bằng ven sông, suối,biển,thung lũng.
Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta
=> Cuộc sống con người ổn định hơn,định cư lâu dài,cây lương thực chính
Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn vì :
Việc phát minh ra thuật luyện kim và phát minh nghề nông trồng lúa nước đã tạo điều kiện :
- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
4.
- Những nét mới về công cụ sản xuất:
+ Loại hình công cụ (nhiều hình dáng và kích cỡ).
+ Kĩ thuật mài (mài rộng, nhẵn và sắc).
+ Kĩ thuật làm đồ gốm (tinh xảo, in hoa văn hình chữ s nối nhau, cân xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau).
+ Đa dạng nguyên liệu làm công cụ : đá. gồ, sừng, xương và đặc biệt là đồng.
- Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim :
Việc phát minhra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với người thời đó mà cả đối với thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng , có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
5.
- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
6.
Đạt được trình độ cao trong sản xuất, thể hiện ở:
- Công cụ sản xuất được cải tiến.
- Hai phát minh lớn : thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Con người yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng.
7.
Rìu đá hoa lộc
Được in hoa văn các loại : có hình chữ S nối nhau , những đường cuộn theo hình tròn hay hình chữ nhật,những đường chấm nhỏ li ti...
Mình chỉ làm được từng đó thôi ^^
1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?
- Công cụ được mài sẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng.
- Được tìm thấy ở Phùng Nguyên ( Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng ( Lon Tum) cách đây khoảng 4000 – 3500 năm.
- Làm gốm có hoa văn trang trí đẹp.
2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
- Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
- Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
- Nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng được tìm thấy ở Phùng Nguyên – Hoa Lộc.
=> Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa rất lớn. Con người đã tìm được nguyên liệu chế tạo cộng cụ vừa tốt hơn, cứng hơn, vừa có thể làm được những loại công cụ mà nguyên liệu đá hoặc đất sét không đáp ứng được. Đồng thời mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực chế tạo công cụ của loài người.
3. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Di chỉ Hoa Lộc – Phùng Nguyên đã tìm thấy dấu tích của nghề nông trồng lúa ở nước ta.
- Điều kiện: Công cụ sản xuất được cải tiến, Ở vùng đồng bằng, ven sông lớn đất đai màu mỡ.
- Cây lúa trở thành cây lương thực chính.
Người ta chôn chiếc rìu đó vào năm:
2000-3100=-1100
Vậy chiếc rìu đó được chôn vào năm 1100 trước công nguyên
1. Kể theo ngôi thứ 3
2. Thể loại : Truyện cổ tích
- 3 truyện cùng loại : Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần.
3. Từ láy : vui vẻ , sung sướng , thật thà
3. Chi tiết kì ảo :
- "Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. "
=> Một ông lão bình thường không thể liều mạng lao xuống dòng sông bị chảy xiết
- " Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng"
=> Dưới nước không thể vừa có chiếc rìu bạc, và vừa có chiếc rìu vàng.
- "Ông cụ hóa phép và biến mất. "
=> Người bình thường không thể hóa phép và biến đi trong tức khắc
5. Cách cư xử của anh tiều phu nghèo cho thấy anh là một người trung thực , ngay thẳng , không ham danh lợi , không tham lam , nhận vơ những thứ không thuộc về mình.
6. Ca ngợi sự ngay thẳng, thật thà , không tham lam, đồng thời cũng đưa ra một bài học của nhân dân ta khuyên nhủ mọi người phải sống thật thà, không ham lợi mà đánh mất bản thân.
7. Trung thực là phẩm chất cao quý và cần có trong mỗi chúng ta. Người có tính trung thực không ham thứ của người khác không thuộc về mình và luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải . Trong cuộc sống thực tế, trung thực cũng giống như một trong những chìa khóa dẫn đến sự thành công. Sống trung thực sẽ giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin tưởng, kính trọng. Em mong mọi người sẽ luôn cải thiện tính cách của bản thân, nhất là trung thực. Và em luôn tin tưởng rằng , người trung thực sẽ được đền đáp xứng đáng như " anh tiều phu " trong câu chuyện " Ba lưỡi rìu"
P/s : Thanks cô ạ;-;
1Ngôi kể thứ 3
2Thể loại: Truyện cổ tích. 3 truyện cùng thể loại: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Sự tích cây vú sữa,...
3 Các từ láy: vui vẻ, sung sướng, thật thà
4 Các chi tiết kì ảo: Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng. Ông cụ hóa phép và biến mất.
5 Cách ứng xử của anh tiểu phu nghèo trong đoạn trích cho ta thấy phẩm chất trung thực thật thà, không ham của ở anh tiểu phu
6 Kết thúc câu chuyện có ý nghĩa giáo dục và căn dặn chúng ta cần phải trung thực
7 Tham khảo:
Trung thực là lối sống thật thà, ngay thẳng; không gian dối, lừa gạt làm hại người khác để mưu lợi cho mình. Người có tính trung thực không nhận những món lợi (vật chất, tinh thần) không phải do mình làm nên. Người trung thực luôn can đảm nhận lỗi hoặc những hạn chế yếu kém của mình; dám phản ánh những vấn nạn của xã hội… Trung thực rõ ràng là đức tính cần thiết và quan trọng nhất đối với mỗi con người. Sống trung thực thì lòng sẽ được thanh thản, lương tâm trong sạch, hưởng được hạnh phúc cuộc sống; được nhiều người tin tưởng, kính trọng. Sống trung thực giúp ta tin yêu con người, làm cho xã hội văn minh tiến bộ. Trung thực là đức tính đáng quý ở con người cần được trân trọng, biểu dương. Để đề cao tính trung thực trong đời sống, chúng ta cần quyết liệt phê phán những ai sống lừa gạt, kiếm tiền bằng cách nói dối lừa đảo. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, lòng trung thực nhường chỗ để thực hiện một điều cao cả hơn: đó là tình thương yêu. Ví dụ: bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ vẫn nói tình hình sức khỏe tiến triển tốt để đem lại sự thanh thản cho bệnh nhân trong những giờ cuối cuộc đời…Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Thiếu trung thực, các giá trị đạo đức khác cũng không thể hình thành được ở con người. Bởi vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực để có thể thành công và sống một cuộc đời hạnh phúc.