1.Để có mạch điện kín, có 4 ý kiến sau, ý kiến nào đúng ?
A. Mạch điện kín nhất thiết phải có công tắc điện.
B. Mạch điện kín nhất thiết phải có pin .
C. Mạch điện kín nhất thiết phải có nguồn điện và các thiết bị sử dụng điệnnối với nhau bằng dây dẫn.
D. Cả A,B,C đều đúng .
2.
: Khi xem xét một nguồn điện như pin hay ắcqui, điều mà ta cần quan tâm nhất là:
A. Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp hay không .
B. Giá tiền là bao nhiêu .
C. Mới hay cũ .
D. Khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu .
3.: Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động , tại sao không tạo ra dòng điện ?
4.: Tại sao ở xe máy người ta không dùng pin mà dùng ắc quy?
5..
Tại sao người ta lại chế tạo ra các loại nguồn điện khác nhau ?
(Nhiều nguồn điện khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau )
6.
Vì sao trong dây kim loại nối với hai cực của nguồn , electron dịch chuyển từ cực âm sang cực dương?
A. Vì electron bị điện tích ở cực âm của nguồn đẩy .
B. Vì electron bị điện tích ở cực dương của nguồn hút.
C. Cả A,B đều đúng .
D. Cả A, B đều sai .
7.
Trong kim loại điện tích nào dễ dịch chuyển?
A. Hạt nhân nguyên tử .
B. Electron tự do .
C. Electron trong nguyên tử .
D. Không có điện tích nào
8.
Vì sao người ta thường dùng đồng làm lõi dây dẫn điện mà không dùng bạc ?
A. Vì đồng rẻ hơn bạc .
B. Vì đồng có màu sắc đẹp hơn bạc.
C. Vì đồng dẫn điện tốt hơn bạc.
D. Vì cả 3 lí do trên .
9.
Trong kim loại electron tự do là những electron … ?
A. quay xung quanh hạt nhân .
B. chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác .
C. thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.
D. chuyển động có hướng .
10.
: Giải thích vì sao kim loại là vật dẫn điện tốt ?
( Kim loại dẫn điện tốt vì ở điều kiện bình thường kim loại có sẵn các electron tự do dễ dàng dịch chuyển)
11.
: Giữa các vật nhiễm điện trái dấu thường xảy ra hiện tượng phóng điện , xuất hiện các tia lửa điện. Trên cơ sở đó hãy giải thích hiện tượng sấm , chớp?
12.
Dòng điện tồn tại trong trường hợp nào ?
A. Mạch điện có dòng chuyển dời có hướng của các điện tích .
B. Mạch điện bao gồm các thiết bị sử dụng điện .
C. Mạch điện có dòng chuyển dời của các hạt nhân nguyên tử.
D. Cả A,B,C đều đúng .
13.
Hạt nào dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện?
A. Điện tích dương .
B. Nguyên tử.
C. Điện tích âm .
D. Cả A,B đều đúng .
14.
Mắc một chiếc quạt vào mạch điện, khi nào quạt quay?
A. Khi có dòng các electron dịch chuyển có hướng qua quạt .
B. Khi trong quạt có các điện tích dương và âm dịch chuyển .
C. Khi có dòng các hạt nhân nguyên tử dịch chuyển có hướng qua quạt .
D. Cả A, B, c đều đúng .
15.Giải thích vì sao khi cọ xát hai vật trung hòa về điện ta lại được hai vật lại nhiễm điện trái dấu?
16.
Đưa hai qủa cầu giống hệt nhau về hình dạng bên ngoài lại gần nhau, hiện tượng nào cho phép ta khẳng định cả hai qủa cầu đều bị nhiễm điện ?
A. Đẩy nhau.
B. Hút nhau.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
17.
Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thủy tinh thì chúng hút nhau Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?
A. Dương .
B. Âm vì thủy tinh nhiễm điện dương.
C. Không nhiễm điện .
D. Vừa nhiễm điện dương, vừa nhiễm điện âm .
18.
Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len . Đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì :
A. Thanh thủy tinh hút mảnh pôliêtilen .
B. Chúng hút lẫn nhau .
C. Chúng đẩy nhau .
D. Vừa hút, vừa đẩy .
Giúp tớ với!!
Vật Lí 7
Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1. Kẹp hai mảnh nilông vào thân bút chì rồi nhấc lên (Hình 18.2a). Quan sát xem chúng có hút hay đẩy nhau không. Trải hai mảnh nilông này xuống mặt bàn, dùng miếng len cọ xát chúng nhiều lần. Sau đó lại cầm thân bút chì nhấc lên, quan sát xem chúng có hút hay đẩy nhau không.
Thí nghiệm 2. Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau. Đặt một trong hai thanh này lên một trục nhọn để có thể quay dễ dàng. Đưa các đầu đã được cọ xát của hai thanh lại gần nhau (Hình 18.2b), quan sát xem chúng hút hay đẩy nhau.
Thí nghiệm 3. Cọ xát thanh nhựa bằng vải khô. Cọ xát thanh thủy tinh bằng mảnh lụa. Đưa thanh thủy tinh lại gần đầu được cọ xát của thanh nhựa (Hình 18.2c), quan sát xem chúng hút hay đẩy nhau.
Tự hỏi , tự trả lời hả bạn
☘__♌ Ⓣ ♌__ ☘