K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2019

- Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

- Câu kết: “Những cử chỉ… nồng nàn yêu nước”.

→ Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp… Những sự việc này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh.

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:

? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.

? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?

? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta … của ta”, tg’ đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

? Trong bài văn, tg’ sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?

? Đọc lại đoạn văn từ “đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

 a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

 b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

 c. Các sự việc được liên kết theo mô hình: “Từ đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

1
14 tháng 4 2020

Bố cục

- Mở bài: từ Dân ta  đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

+  Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

+  Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.

- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.

     Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.

+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.

+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.

-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.

=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.

- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.

+  Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.

=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.

=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

- Trong văn bản đã sử dụng biện pháp nghệ liệt kê để nêu ra các dẫn chứng.

→ Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp… Những sự việc này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh.

20 tháng 2 2021

bạn ơi tác dụng của biện pháp tu từ nàu là gì vậy ? Giúp mình vs !!!

 

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu,...
Đọc tiếp

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ

2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn

3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu, dòng. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy

4. Trong đoạn văn từ " Đồng bào ta " đến " nơi lòng nồng nàn yêu nước ", tác giả sử dụng biện pháp gì để đưa ra được nhiều dẫn chứng ? Các dẫn chứng có được sắp xếp theo thứ tự nào không? Các vế trong mô hình liên kết "Từ ... đến..." có mối quan hẹ với nhau như thế nào ?

5. Trong bài văn, tác giả đã sử dạng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy

6. Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay ?

0
1.Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở (phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung ván đề nghị luận trong bài. 2.Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài 3. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế...
Đọc tiếp

1.Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở (phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung ván đề nghị luận trong bài.

2.Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài

3. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

4.Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.

5.Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

a/ Câu mở đoạn và câu kết đoạn

b/ Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

c/ Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : “ từ…đến…” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

6. Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật (bố cục, chọn lọc dẫn chứng và trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh…)

-      

1
25 tháng 4 2017

Câu hỏi 1:

- Đọc bài văn ta nhận thấy vấn đề nghị luận của bài là: Lòng yêu nước của nhân dân ta.

- Trong phần mở bài câu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta” được coi là câu chốt, thâu tóm nội dung của bài văn nghị luận.

Câu hỏi 2:

- Bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng như sau:

Mở bài: Từ “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” đến “...lũ cướp nước”.

Thân bài: Từ “lịch sử ta” đến “...lòng nồng nàn yêu nước”.

Kết bài: Phần còn lại.

- Bài văn được lập dàn ý theo trình tự lập luận:

Mở bài: Giới thiệu về dân ta có lòng nồng nàn yêu nước; đó là truyền thống quý báu và khẳng định mỗi khi Tố quốc bị xâm lăng thì nó lại trỗi dậy sức mạnh hơn bao giờ hết.

Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước qua các thời kì:

+ Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy.

+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn.

Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề góp phần vào công cuộc kháng chiến.

Câu hỏi 3:

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau:

Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.

Câu hỏi 4:

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước.

Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.

Câu hỏi 5:

a. Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay...” đến "... nơi lòng nồng nàn yêu nước” ta tìm thấy câu văn mở đoạn như sau:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước...”.

Câu văn kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giông nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

b. Các dẫn chứng trong đoạn văn trên được tác giả sắp xếp theo phương pháp liệt kê các biểu hiện của tinh thần yêu nước ở mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền...

c. Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “Từ ... đến” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng được sắp xếp theo trình tự:

- Theo quan hệ lứa tuổi: “Từ cụ già... đến các cháu nhi đồng...”.

- Theo quan hệ không gian: “Từ kiều bào nước ngoài đến nhân dân vùng tạm bị chiếm...”.

- Theo quan hệ công việc: “Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức ở hậu phương ...”.

Cách liên kết theo mô hình trên, làm cho lập luận của đoạn văn trở nên chặt chẽ, sâu sắc do hệ thống dẫn chứng được dần ra liên tục mà không rối, vừa khái quát, vừa cụ thể. Gợi lên một khôi đoàn kết, đồng tâm nhất trí cao của cả dân tộc.

Câu hỏi 6:

Bài văn với bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động dễ hiểu. Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc. Đây là bài văn nghị luận mẫu mực.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước

câu 1; tim những câu văn nêu luận điểm trong đoạn văn trên.chỉ rõ vị trí của câu văn đó trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sắp xếp vị trí những câu văn đó trong lập luận?

câu 2;ghi lại những dẫn chứng tác giả dùng để chứng minh cho luận điểm trên. cachs nêu dẫn chứng của tác giả có gì đặc biệt/ nêu tác dụng?

2
9 tháng 4 2020

Câu 1: Tác dụng:

- Tạo nhịp điệu cho đoạn văn

- Những biểu hiện, minh chứng cho luận điểm "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

Câu 2:

- Em có đồng tình. 

- Vì: 

+ Luận điểm là "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước".

+ Các câu sau là luận cứ đã minh chứng, làm sáng tỏ luận điểm trên

Câu 3:

Từ văn bản trên, em thấy tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tinh thần ấy được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, từ thời xa xưa đến hiện tại. Nhân dân ta đã và đang nỗ lực hết sức mình để sao không hổ thẹn với tổ tiên ta ngày trước bằng việc thực hiện như lời căn dặn của Hồ Chủ tịch. Đặc biệt trong thời gian gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Nhà nước, Việt Nam đã đẩy lùi được bệnh dịch covid hết sức nguy hiểm nhưng chung sta vẫn không được chủ quan. Thật vậy. chúng ta - những công dân Việt Nam luôn trau dồi, rèn luyện cho mình một tinh thần yêu nước nồng nàn và luôn khắc ghi nó trong tim mình.

21 tháng 4 2020

Câu 1:

Những câu văn nêu luận điểm là:- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng vs tổ tiên ta ngày trước (ở đầu đoạn văn)

=> Nêu trực tiếp vấn đề (luận điểm) cần chứng minh trong đoạn văn nhằm góp phần làm cho bố cục của đoạn văn thêm phần mạch lạc, dễ hiểu

- Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (ở cuối đoạn văn)

=> Tóm gọn lại những lập luận trong 1 câu văn cuối nhằm mục đích "hợp" lại các lập luận trong ý chính giúp người đọc nắm được vấn đề 1 cách ngắn gọn, xúc tích và cô đọng nhất

Câu 2: (Cái này mk gộp cả dẫn chứng và cách nêu nha)

+Theo trình tự thời gian: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại, "Lịch sử ta đã có ... Lê Lợi, Quang Trung"

+Theo lứa tuổi: "Tù cụ già .. nhi đồng trẻ thơ"

+Theo không gian: Trong nước và ngoài nước "Từ những kiều bào...yêu nc, ghét giặc"

+Về con người: Từ những nam nữ công dân, bộ đội, phụ nữ...

+Việc lm cụ thể: Chịu đói, nhịn ăn, vận tải, sản xuất,...

=>Từ những lời văn có sức diễn đạt mạnh về lí lẽ, làm cho các luận điểm thêm xác đáng vs những lập luận chặt chẽ, đanh thép, sắc bén và thủ pháp liệt kê càng tiếp thêm sức mạnh, khích lệ, động viên tinh thần yêu nước của mọi người qua đó cho thấy lòng yêu nước của người dân Việt Nam ta vốn đã đc hình thành từ trong trứng nước và mãi cho đến lúc già, lòng yêu nước ấy vẫn còn sáng, nguyện giữ mãi 1 chữ "Tín" vs lá cờ máu đỏ da vàng 

: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:      Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiểu bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói...
Đọc tiếp

: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

      Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiểu bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao quí đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

a.     Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

-           

b.     Hãy xác định:

-         Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? 

Câu văn nêu luận điểm chính của đoạn văn?

c.     Trong đoạn văn trên để chứng minh cho luận điểm tác giả đã đưa ra dẫn chứng như thế nào? Tác dụng của việc đưa ra những dẫn chứng đó?

d.    Nhận xét về lý lẽ mà tác giả đưa ra trong đoạn văn (được thể hiện qua câu văn nào, tác dụng)?

1

Những câu văn trên trích trong bài 'Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ' của Hồ Chí Minh

pp biểu đạt :nghị luận

câu văn nêu luận điểm chính là :' đồng bào ..... ngày trước '

đưa ra những dẫn chứng trong thời kì kháng chiến . từ những cụ già ... cho Chính phủ '

Tca dụng ; bằng cách đưa ra các dẫn chứng cụ thể tgiả đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân . gây cảm xúc , thái độ cho người đọc

Nhứng lý lẽ mà tác giả đưa ra đều là những lí lẽ xác thực , được mội người công nhận nên người đọc dễ tin và cảm động

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước...”

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

1. Việc lặp lại cấu trúc: “Từ...đến” trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

2*. Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn trên là đoạn văn mẫu mực về lập luận (trình bày,sắp xếp luận điểm, luận cứ khoa học và hợp lý). Em có đồng tình với ý kiến này không? Nếu có, hãy chỉ rõ.

3. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, em hiểu gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Từ đó liên hệ với lòng yêu nước của học sinh hiện nay. Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5-6 câu.

1
23 tháng 3 2020

Câu 1 :

Giúp câu văn diễn đạt dễ nghe và lưu loát hơn

giúp cho câu văn sắc bén, sâu sắc hơn với người  đọc và người nhghe

Câu 2

Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng đoạn văn trên là đoạn văn mẫu mực về lập luận. 

Luận điểm của đoạn văn là tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay. Sau đó, tác giả Hồ Chí Minh đã đưa ra một loạt hệ thống dẫn chứng mà có tính tổng quát được toàn thể nhân dân Việt Nam: từ già tới trẻ, từ người trong nước đến người ngoài nước, từ người miền ngược đến người miền xuôi, từ người chiến sỹ tiền phương đến công chức hậu phương,....Mỗi người có những việc làm khác nhau nhưng đều giống nhau về tình yêu nước. Hệ thống dẫn chứng được sắp xếp khoa học và gây thuyết phục cho người đọc về truyền thống yêu nước bao đời nay của nhân dân ta. Toàn bộ dẫn chứng đều làm rõ luận điểm

Câu3

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng với tổ tiên ta ngày trước. Thật vậy, truyền thống yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc và qua việc làm thiết thực, thế hệ trẻ ngày nay đang dần kế thừa, phát huy truyền thống ấy. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn. Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ VN đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch: đi biểu tình,... Tóm lại, người trẻ VN ngày nay có tình yêu nước được thể hiện đúng nơi đúng lúc.

chúc bạn học tốt !!

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương...
Đọc tiếp

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Tìm câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 3. Câu mở đầu văn bản, tác giả viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?

Câu 4. Từ “nó” thuộc từ loại gì? Nhận xét gì về việc sử dụng đại từ “nó” trong câu văn?

Câu 5. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu.

Câu 6. Việc sử dụng liên tiếp một loạt các động từ mạnh: “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong một câu văn có tác dụng gì?

0
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 - MÔN NGỮ VĂN 7 PHẦN 1. VĂN BẢN- TIẾNG VIỆT Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu...
Đọc tiếp

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 - MÔN NGỮ VĂN 7 PHẦN 1. VĂN BẢN- TIẾNG VIỆT Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước...” (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) 1. Việc lặp lại cấu trúc: “Từ...đến” trong đoạn văn trên có tác dụng gì? 2*. Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn trên là đoạn văn mẫu mực về lập luận (trình bày, sắp xếp luận điểm, luận cứ khoa học và hợp lý). Em có đồng tình với ý kiến này không? Nếu có, hãy chỉ rõ. 3. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, em hiểu gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Từ đó liên hệ với lòng yêu nước của học sinh hiện nay. Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5-6 câu. PHẦN 2. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

1
10 tháng 3 2020

- Nghệ thuât: từ … đến

+ Tạo nhịp cho câu, đoạn văn

+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước