K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau…Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon!

 (Truyện cổ tích Quả bầu tiên)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính  của đoạn trích

Câu 2. Xác định các cụm danh từ, cụm động từ trong câu văn được gạch chân

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích

Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

1
23 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Tự sự.

2. CDT: sự chăm sóc tận tình của chú bé; Mùa xuân tươi đẹp

CĐT: đã khỏi đau; đã tới.

3. BPTT: Nhân hóa. => Tác dụng: Miêu tả Én có hành động như con người, nhớ người đã giúp đỡ mình, biết trả ơn; làm cho hình ảnh sinh động hơn; thể hiện quan niệm của dân gian... (HS phân tích, diễn giải thêm)

4. ND chính: Chú bé giúp đỡ Én con và được trả ơn.

1 tháng 4 2022

tại vì chú bé đã chăm sóc chim én tận tình , chăm lo cho én , làm tổ ;...

1 tháng 4 2022

Vì chú bé là ân nhân của chim én, hai người đã ở với nhau trong một thời gian dài nên chú én rất thương cậu bé

 So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "*Truyện sự tích các dân tộc:Văn bảnNgày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết...
Đọc tiếp

 

So sánh cách lí giải về nguồn gốc dân tộc của truyện " Sự tích các dân tộc " và truyện " Con Rồng cháu Tiên "

*Truyện sự tích các dân tộc:

Văn bản

Ngày xửa ngày xưa , tất cả mọi người đều sống chung trong cùng một buôn làng . Một hôm , bầu trời bỗng nhiên tối sầm , sấm chớp , mưa gió nổi lên dữ dội . Buôn làng chìm ngập trong nước , mọi người và muôn vật đều bị cuốn trôi hết ; duy chỉ có hai anh em Khốt và Kho kịp trốn vào trong quả bầu khô là còn sống sót.

Dòng nước hung dữ đưa quả bầu khô cùng hai anh em Khốt và Kho trôi dạt khắp nơi  . Rồi đến một  ngày , hai anh em thấy quả bầu nằm yên , không dập dềnh nữa liền mở nắp bầu ra xem . Họ thấy quả bầu nằm trên mặt đất , nước lụt đã rút hết . Hai anh em vô cùng vui sướng , họ chui ra khỏi quả bầu rồi tìm một cái hang gần đó làm nơi ở tạm.

Hôm sau hai anh em tìm thấy trong quả bầu một hạt bầu , một hạt thóc và một hạt bắp . Họ quyết định đem ba hạt giống quý báu ấy gieo xuống một bãi đất rộng . Chỉ một ngày sau , hai anh em vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt họ là một rẫy lúa chín vàng , một rẫy bắp trĩu quả và một rẫy bầu xanh tốt . Thế là hai anh em Khốt và Kho không lo bị đói nữa ,họ đã có lúa , bắp để ăn . Nhưng còn rẫy bầu thì rất lạ , cả một cái rẫy xanh um , lá mọc phủ kín mặt đất nhưng chỉ đậu được có một quả .Qủa bầu lúc đầu chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng sau bảy lần mặt trời ngủ dậy , nó đã to bằng trái núi . Hai anh em hè nhau khiêng quả bầu về nhưng không tài nào nhấc nổi . Họ lấy đá đập vào nhưng quả bầu vẫn trơ trơ . Cuối cùng họ dùng lửa để đốt . Ngon lửa bốc cao suốt bảy ngày bảy đêm . Khi lửa tắt , bỗng có môt tiếng nổ dữ dội rung chuyển cả đất trời làm vỏ bầu nứt toác . Một lúc sau ,hai anh em thấy có một đôi nam nữ từ trong quả bầu chui ra , rồi tiếp một đôi nữa , một đôi nữa , cứ thế mãi ... tất cả là sáu mươi đôi ; đôi nào chui ra cũng gọi Khốt , Kho là cha mẹ.

Khốt và Kho vui sướng nói với các con :

 - Ơi , các con yêu quý ! Vừa qua Yang giận dữ đã cho nước dâng lên cuốn hết tổ tiên chúng ta . Nay các con lại được Yang sinh ra , các con hãy chia nhau ra đi khắp nơi mà sinh cơ lập nghiệp .

 - Chúng con xin vâng lời cha mẹ . - Cả sáu mươi đôi cùng đồng thanh trả lời .

Đôi ra đầu tiên đi về phía mặt trời mọc , nơi ấy có đồng bằng và biển cả  . Họ là tổ tiên của người Kinh bây giờ.

Những đôi ra tiếp sau đi về vùng núi phía Bắc trùng điệp . Họ là tổ tiên các dân tộc Mường , Tày , Thái , ... ngày nay.

Những đôi ra sau cùng ở lại với vùng núi phía Nam bao la . Họ là tổ tiên của các dân tộc Tây Nguyên bây giờ.

*Truyện Con Rồng cháu Tiên

Văn bản:

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở :
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân nói :

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

0
Đọc kĩ câu chuyện “Quả bầu tiên” và trả lời các câu hỏi.     Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.     Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú...
Đọc tiếp

Đọc kĩ câu chuyện “Quả bầu tiên” và trả lời các câu hỏi.

     Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.

     Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp, vỗ về con Én nhỏ. Chú quyết định mang chú chim Én tội nghiệp về nhà chăm sóc và làm cho nó một cái tổ khác, hàng ngày chăm cho con Én ăn, hết mực yêu thương và quan tâm đến Én nhỏ. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã dần lành vết thương.

    Cuối thu, trời lạnh dần. Hằng ngày, khi nhìn lên trời thấy từng đàn Én hối hả bay đi tránh rét ở phương Nam, con Én nhỏ phân vân nửa muốn bay theo đàn, nửa lại lưu luyến không nỡ rời chú bé. Hiểu được lòng Én, chú bé âu yếm bảo: “Én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm. Đến mùa xuân ấm áp thì Én lại trở về với anh.” Nói xong chú bé tung con Én nhỏ lên trời. Con Én chấp chới bay lên nền trời xanh biếc của mùa thu. Nó nhập vào một đàn Én lớn đang trên đường di cư về những xứ sở ấm áp ở phương Nam. Con Én  mau chóng tìm được niềm vui giữa bạn bè, nhưng nó không thể nào quên được chú bé.

        Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ thay, cây bầu rất tươi tốt nhưng chỉ có mỗi một quả. Hàng ngày, chú bé vẫn yêu quý, chăm sóc cây bầu.

       Đến mùa thu hoạch, chú bé muốn đem quả bầu về nhà. Nhưng quả bầu to quá, cả nhà chú bé phải cùng nhau khiêng mới đưa được về nhà. Ai nấy đều vui.  Khi bổ quả bầu ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu nhiều không kể xiết. Gia đình chú bé vui mừng gọi bà con hàng xóm sang và chia sẻ cùng họ số vàng bạc, châu báu có trong ruột quả bầu tiên.

       Trong làng, có một tên địa chủ tham lam, độc ác. Hắn nghe được chuyện ấy. Hắn cũng muốn được chim Én cho nhiều hạt bầu tiên. Hắn bèn tìm cách bắt một con chim Én con rồi bẻ gãy cánh. Sau đó hắn giả vờ thương xót con Én rồi đem về nuôi.

       Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn Én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con Én lên trời và bảo:

– Bay đi Én con! Mau đi kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!

     Con Én khốn khổ bay đi. Kì diệu thay, mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Hắn bắt người hầu trong nhà ngày đêm chăm sóc quả bầu, không được lơi lỏng. Quả bầu cũng lớn nhanh như thổi, to dần, to dần…

      Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra ngoài. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên, hí hửng với số vàng bạc châu báu sắp có. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc châu báu chẳng thấy đâu, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra khiến lão hoảng sợ, ngã ngửa người ra và bị rắn rết cắn chết. Thật đáng đời kẻ tham lam độc ác.
Câu Hỏi:

Câu 1. Câu chuyện trên thuộc thể loại văn học dân gian nào? Kể tên một văn bản có cùng thể loại như vậy.

 

Câu 2. Việc làm của chim Én với chú bé có đáng khen không? Nó nhắc nhở con điều gì trong cuộc sống?

Câu 3. Con sẽ làm gì khi thấy một người nào đó hay một con vật rơi vào hoàn cảnh éo le cần được giúp đỡ? Hãy viết khoảng ba câu văn lý giải vì sao con làm như vậy.

Giúp mik với. mik cảm ơn 

 

3
13 tháng 3 2022

ét o ét

13 tháng 3 2022

Câu 1

Thể loại : Truyện cổ tích 

Cùng thể loại với " quả bầu tiên " là cây tre trăm đốt

 

 Câu chuyện về Chim én và Dế MènMùa xuân đất trời rất đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị : Hai chú Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi, Dế Mèn say sưa....
Đọc tiếp

 Câu chuyện về Chim én và Dế Mèn

Mùa xuân đất trời rất đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị : Hai chú Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi, Dế Mèn say sưa. Sau một hồi miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng ơ hay việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ.Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

( Theo Đoàn Công Huy trong mục “ Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)

Câu hỏi: Em có đồng ý với cử chỉ hành động của Dế Mèn trong câu chuyện không? Vì sao?

0
Bài viếtKiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương. Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa...
Đọc tiếp

Bài viết

Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương.

 Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.

Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.

Thế rồi bímật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài".

Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mèo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.

Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.

5

?????????????????

17 tháng 2 2016

Bạn viết văn cảm nhận về người anh đấy à

                                                                        Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn       Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sang kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là...
Đọc tiếp

                                                                        Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn

       Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sang kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hổi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì ta gánh hai con Ến này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi môt mình có sướng hơn không ? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc là lìa cành.

         ( Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “ Trò chuyện đầu tuần “ của báo Hoa học trò )

a,Xác định phương thức biểu đạt chính?

b,Xác định từ láy,từ mượn có trong các câu văn in đậm?

c,Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản?

1
13 tháng 5 2024

a.Tự sự

b.từ láy:nồng nàn,say sưa.

từ mượn:sáng kiến,gợi cảm,vui tươi,giản dị.

mik hong bt làm câu c nha

13 tháng 5 2024

Em thấy rằng Dế Mèn rất tự cao vì khi bay trên trời được rồi thì lại cho hai Chim Én-người làm Dế Mèn bay được là gánh nặng của mình.Hành động trên chứng tỏ sự ích kỉ,toan tính,vu lợi của Dế Mèn.Em thấy hành động đó rất xấu và cũng rất tham lam.Cho thấy sự tham lam vô cùng của Dế Mèn.

Các sự việc có trong truyện là: + dế mèn ngồi thơ thẩn trong hang. + hai con chim én rủ dế mèn đi chơi. + cả ba bay lên trời. + dế mèn há mồm ra. + dế mèn bay từ trên trời xuống đất như một chiếc lá lìa cành. Có j sai thì cho mk xl nha
2 tháng 11 2024

hi