K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 1:

Câu 1: Nêu cách biểu diễn lực.

Câu 2:

Một vật có khối lượng 0,5 kg dặt trên mặt sàn nằm ngang . Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật ? (tỉ xích 1cm ứng với 1N).

 Câu 3:

Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường.

Câu 4:

 Một người có khối lượng 60 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là 150 cm2. Tính áp suất của người đó tác dụng lên mặt đất khi:

a.      Đứng cả 2 chân?

b.     Co một chân?

c.     Hãy so sánh 2 giá trị áp suất trên?

ĐỀ 2:

 Câu 1: Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì? Nói vận tốc của một ô tô là 36 km/h. Điều đó cho biết gì?

Câu 2: Làm thế nào để tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường ?

Câu 3 : Một người đi xe đạp trên đoạn đường dài 120m. Trong 12s đầu đi được 30m, đoạn đường còn lại đi với vận tốc 5m/s. Tính:

a/ Vận tốc trung bình trên đoạn đường đầu.

b/ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.

Câu 4: Áp suất do kiện hàng tác dụng lên sàn xe ô tô nằm ngang là 2000N/ m 2 biết diện tích tiếp xúc giữa kiện hàng và sàn xe là 250 dm2 . Tính :

a. Áp lực của kiện hàng lên mặt sàn .

b. Khối lượng của kiện hàng đó . 

ĐỀ 3:

Câu 1: Khi ngồi trên ô tô, trên máy bay đang chuyển động ta thường được khuyên phải thắt dây an toàn. Em hãy cho biết tác dụng của dây này?

Câu 2: Biểu diễn lực sau đây :

Lực kéo của một xà lan là : 2000 N theo phương nằm ngang , chiều từ trái sang phải , tỉ xích 1 cm  ứng với 500 N.

 

Câu 4: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB dài 20km trong thời gian 30 phút. Đoạn đường BC  dài 15km trong thời gian 25 phút. Tính vận tốc trung bình trên đoạn đường AB, BC và AC ra km/h?

Câu 5: Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

ĐỀ 4:

Câu 1: Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong lòng chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng? lấy ví dụ minh họa?

Câu 2: Đầu tàu kéo toa xe với lực F= 6000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu?

Câu 3: Cam Ranh cách Vạn Giã 120km. Một ô tô rời Cam Ranh đi Vạn Giã với vận tốc 50km/h. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h xuất phát cùng lúc theo hướng ngược lại từ Vạn Giã về cam Ranh.

a.      Sau bao lâu ô tô và xe đạp gặp nhau?

b.     Nơi gặp nhau cách Cam Ranh bao xa?

Câu 4: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 16m so với mực nước biển .Cho trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.

a. Tính áp suất của nước biển ở độ sâu đó .

b. Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,09m2 .Tính áp lực của nước biển tác dụng lên phần diện tích này .

ĐỀ 5:

Câu 1: Lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật trong chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính lực đẩy Acsimet và nêu tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức?

Câu 2: Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6,5m. Tính công của trọng lực?

Câu 3: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm, biết trọng lượng riêng của nước 10000 N/m3 ?

Câu 4: Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.

          a) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật?

          b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật?

Ai giúp mình cách học giỏi lí 8 vs mình ko hiểu gì hết

0
14 tháng 10 2019

tích cho t đi

t xin cảm ơn và hậu tạ

14 tháng 10 2019

Gọi đoạn đường AB là S1; Gọi đoạn đường BC là S2

Ta có : S1 = V1.T1=36.1/4=9Km

           S2=V2.T2=24.3/4=18Km

Vậy đoạn đường AB Là 9km; Đoạn đường BC là 18Km

Vận tốc trung bình trên cả 2 đoạn đường là:

              Vtb=S1+S2 chia T1+T2= 9+18 chia 1/4+3/4 = 27Km/h

15 tháng 10 2019

Vận tốc trung bình trên quãng đường dốc :

\(v_1=\frac{s_1}{t_1}=\frac{3}{0,5}=6\left(\frac{m}{s}\right)\)

Vận tốc trung bình trên quãng đường nằm ngang:

\(v_2=\frac{s_2}{t_2}=\frac{4}{2}=2\left(\frac{m}{s}\right)\)

Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường :

\(v_{tb}=\frac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\frac{3+4}{0,5+2}=2,8\left(\frac{m}{s}\right)\)

Đáp số...

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường,lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi...
Đọc tiếp

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường,lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

A. Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

B.nêu xuất xứ và thể loại của văn bản?

C.Những câu in đậm thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu tạo ngữ pháp?

D.Đoạn trích thể hiện cảm xúc gì của nhân vật tôi?

0
1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc,...
Đọc tiếp

1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:

...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

4. Xét về mục đích nói, câu văn: "Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?" thuộc kiểu câu gì?

5. Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu văn: "Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc".

6. Bài thơ Quê hương của nhà thơ tế Hanh đã truyền cho em tình cảm gì? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong hai dòng thơ sau:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

0
Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Tôi quên thế nào đc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Tôi quên thế nào đc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).

Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).

Câu 3: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên nhiên "Tôi đi học-Thanh Tịnh"?

Câu 4: So sánh bố cục, mạch truyện, cách kể chuyện của văn bản"Trong lòng mẹ"(trích Những ngày thơ âu- Nguyên Hồng) và văn bản "Tôi đi học"(Thanh Tịnh).

Câu 5: Chỉ ra chất trữ tình trong đoạn trích Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng

 

0
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:"(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

"(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

(2) Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

(3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

(4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang... Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua.

 (Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

1. Nội dung của đoạn văn trên

2.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

3.Trong đoạn 3 tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng

4.Vì sao tác giả cho rằng "trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình"

5.Từ nội dung đoạn văn, hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước dịch bệnh do virus corona gây ra.

1
7 tháng 4 2020

Câu 1 : Nội dung của đoạn văn trên là nói về giá trị của cái khẩu trang ngay trong cuộc sống thường ngày và nó đc nâng cao cái giá trị vào nhưng ngày còn có bệnh dịch corona 

Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính từ đoạn văn trên là : Tự sự 

Câu 3 : Trong đoạn 3 biện pháp tu từ so sánh đc sử dụng là : Biện pháp tu từ nhân hóa tại vì nhớ câu muốn cho miên dịch khỏe mạnh 

Câu 4 Tác giả cho rằng trong đại chiến dịch do virut corona gây ra lần này , vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình vì chính mình , bản thân mình pk luôn luôn mạnh khỏe để dịch ko xâm nhập đc vào cơ thể và bị lan rộng . Và con người luôn luôn có ý thức chống dịch rất cao vì vậy chỉ con người có thể chống đc dịch một cách mạnh mẽ nhất để dịch ko đc lan tràn ra ngoài xã hội 

Câu 5 : Vấn đề bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng trước bệnh dịch vào lúc này vô cùng quan trọng nó liên quan đến tính mạng của con người vì vậy chúng ta cần pk cố gắng giữ gìn sức khỏe thật là tốt để bệnh dịch ko đc phát triển . Ko những vậy ta cần làm theo những sự chỉ dẫn thường ngày của bộ y tế để dịch ko đc lan tràn chẳng hạn như rửa tay sạch sẽ  = xà phòng , ko đc tập trung nơi ddooong người .............................. vân vân . Chống dịch như chống giặc . Cố lên !!!     Tôi yêu việt nam 

https://www.youtube.com/watch?v=BtulL3oArQw      -   nhấn vào để nghe bài hát để nâng cao tinh thần chống dịch covid 19 

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!Cai lệ tát...
Đọc tiếp

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

Cháu van ôngnhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

Mày trói ngay chồng  đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu

người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy trực đánh chị Dậu.Nhanh như cắt,Chị Dậu nắm ngay được đều gậy của hắn.Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc ôm sòm.Kết cục, anh chàng ''hầu cận ông lí'' yếu hơn chị chàng con mon,hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

 

viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch. trình bày suy nghĩ của em về nhân vật chị dậu trong đoạn văn trên. trong đoạn văn có sử dụng 1 từ tượng hình và 1 từ tượng thanh(gạch chân từ chú thích từ tượng hình và từ tựng thanh)

1

Bài làm

~ Tự làm ~

Chị Dậu là điển hình cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Vì để cứu chồng chị phải đứt ruột bán con gái đầu lòng, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị Dậu vừa rón rén bưng bát cháo lớn lên cho anh dậu, chưa kịp ăn thì tên tay sai nhà lí và tên cai lệ đến. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. Những tên cai lệ nhà lí đòi đánh anh Dậu, vì thương chồng, chị Dậu đã phải vùng lên chiến đấu, với đôi taychân nhanh nhẹn của chị đã đánh cho tên cai lệ sức lẻo khẻo ngã chổng quèo ra thềm, nhưng miệng vẫn lảm nhảm đòi trói vợ chồng chị. Chị Dậu rất mạnh mẽ, đó chính là phẩm chất mà con người Việt Nam nên có. 

+ " Tay, chân, miệng ": Là những trường từ vựng về bộ phận trên cơ thể con người.

+" Rón rén, lẻo khẻo, chổng quèo ": Là những từ tượng hình.

+ " Lảm nhảm " : Là từ tượng thanh.

# Học tốt #

# Học tốt #

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:(…) Con gặp trong lời mẹ hátCánh cò trắng, dải đồng xanhCon yêu màu vàng hoa mướp“ Con gà cục tác lá chanh”.(…) Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao.Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.( Trích “ Trong...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

(…) Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“ Con gà cục tác lá chanh”.

(…) Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.

( Trích “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự                      B. Miêu tả

C. Biểu cảm                 D. Thuyết minh.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ: 

Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) 

II . TLV

Câu 1 

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử.

Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

 

1

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự                      B. Miêu tả

C. Biểu cảm                 D. Thuyết minh.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. :

Nỗi nhung nhớ , yêu thương thầm lặng của người con đối với người mẹ . Cùng với cảm xúc , sự biết ơn giữa con cái với người mẹ , người sinh ra , nuôi nấng và chăm sóc mình .

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ...: Nhân hoá : Thời gian chạy qua tóc mẹ, tương phản : 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống ,Cho con ngày một thêm cao.

- Hiệu quả : Dùng các biện pháp tu từ nhằm nói lên những sự vất vả , mệt nhọc , sự hy sinh lớn lao của người mẹ rành cho đứa con và qua đó cũng nhấn mạnh sự biết ơn , yêu thương của đứa con dành cho người mẹ thương yêu

Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) 

Cái này thì bạn tự viết . Gợi ý , có thể bạn sẽ có ấn tượng về : lòng biết ơn của đứa con hoặc lời ru của ng mẹ ,....

*Mình chỉ có thể giúp bạn phần I thôi , phần II là TLV bạn phải tự viết theo cảm nhận , lời văn của mình !