K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Sách vở là gì ?

b) Vào dịp nghỉ hè, ai làm gì ?

c) Họ đang làm gì ?

6 tháng 12 2021

a) Sách vở là gì

b) Vào dịp nghỉ hè , chúng tôi làm gì

c) Họ đang làm gì

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Tình bạn      Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:    - Cứu tôi với!     Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.    Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Tình bạn

     Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

   - Cứu tôi với!

    Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

   Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

    - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp

Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

131

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

VD: Chú Cún con rất thông minh. 

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp :

Cậu đừng nói thế , chúng mình là bạn mà

Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt những ý nghĩa dưới đây cho sinh động.a) Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng...........................................................................................................................................................................................................b)Con mèo nhà em có đôi mắt tròn...
Đọc tiếp

Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt những ý nghĩa dưới đây cho sinh động.

a) Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng.

..........................................................................................................................................................................................................

b)Con mèo nhà em có đôi mắt tròn xoe.

...........................................................................................................................................................................................................

c) Cây ớt trong vườn lấp ló những quả chín đỏ rực.

............................................................................................................................................................................................................

d) Mặt trăng tròn đang lên cao dần giữa bầu trời đêm.

............................................................................................................................................................................................................

1
17 tháng 2 2021

cánh tay cần trục đang nhẹ nhàng bốc dỡ từng khối hàng to nặng trên bến cảng 

chú mèo nhà em có đôi mắt tựa 2 hòn bi ve trong suốt

những quả ớt chín đỏ trong vườn ngại ngùng lấp ló sau những chiếc lá xanh tươi tốt

ông trăng tròn đang bay lơ lửng 1 cách chậm dãi trên nền trời đêm lấp lánh ánh sao

mik tự làm ko hề coppy nên mong đc chọn đúng cho mik

Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ tên riêng trong đoạn văn dưới đây và nêu rõ khi viết tên riêng,em phải viết thế nào?Xin giới thiệu với quý.....vị,nhà văn Vũ Ngọc Bội vừa hoàn thành một tác phẩm trường thiên!Thằng Sửu cười hí hí:- Viết lần thứ mấy hả mày?Thằng Tý lên giọng ê a:- Ba lần,mỗi lần ba tờ,ba lần chín tờ,vị chi là mười tám trang cả thảy,thế mà lại đổi...
Đọc tiếp

Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ tên riêng trong đoạn văn dưới đây và nêu rõ khi viết tên riêng,em phải viết thế nào?

Xin giới thiệu với quý.....vị,nhà văn Vũ Ngọc Bội vừa hoàn thành một tác phẩm trường thiên!

Thằng Sửu cười hí hí:

- Viết lần thứ mấy hả mày?

Thằng Tý lên giọng ê a:

- Ba lần,mỗi lần ba tờ,ba lần chín tờ,vị chi là mười tám trang cả thảy,thế mà lại đổi được....một con ngỗng quay!

Mão,cô nữ sinh người Huế có tiếng là bạo,ngồi trong lớp ngẩng mặt lên nói:

- Này,này!Không chơi cái lối đả kích nhau như thế nhé!

Hoà quay vào lườm Mão,để hai tay trên môi,phùng mang lên,thổi "tuýt" một cái rồi quay ra trêu Bội.

Bội đỏ mặt giữa vòng vây,nóng ran cả ngực.Nhưng vốn đã quen chịu đựng,nó chỉ cười.Nó không tự ái,không giận gì các bạn.

                        (Trích Bài văn làm lại - Nguyễn Bùi Vợi)

2
6 tháng 1 2022

nhanh lên ik mà,mai em nộp đấy

6 tháng 1 2022

Những từ gạch dưới Vũ Ngọc Bội,Thằng Sửu,Thằng Tý,Mão,Hoà.Khi viết tên riêng phải viết hoa chữ đầu.

5 tháng 8 2020

nhờ cái gì

em thức dậy thế nào

tiếng hót của chú sơn ca thế nào

thủy tinh rất tức giận vì sao

hoa bưởi như thế nào

5 tháng 8 2020

a) Vì sao,Sơn đã đứng đầu lớp ?

b) Em thức dậy khi nào  ?

c) Tiếng hót  của chú sơn ca như thế nào ?

d) Vì sao Thủy Tinh rất tức giận ?

e) Hoa bưởi như thế nào ?

a) sàn sàn, san sát, sẵn sàng

b) xinh xắn, xám xịt, xa xa

c) thấp thỏm, mát mẻ, nhỏ nhen,

d)  lạnh lẽo, chập chững, nhẹ nhõm

1 tháng 10 2018

  Trả lời :

a) : sụt sit,sần tật,san sát,...

b) : xù xì,xinh xắn,xanh xao,...

c) : nhỏ nhắn,mát mẻ,vui vẻ,...

d) : lẽo đẽo,ngã ngửa,chững chạc,...

5 tháng 12 2018

a suối

b cánh chim

c gương

d học trò tri thức

e trăng rằm

g nơi sum họp gia đình

5 tháng 12 2018

a) chó sủa

b) sóng biển

c)gương

d) ca ve

g) Home

31 tháng 1 2022

TL

BỘ PHẬN TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?

- Lí Thái Tổ dời đô Thăng Long năm 1010

HT

31 tháng 1 2022

Gạch chân trên olm là chữ U gạch chân

Biểu tượng đó nhé

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Cây gạo     Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Cây gạo

    Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

    Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

185
13 tháng 5 2021

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.


(Ko thấy phần in đậm)

14 tháng 5 2021

1. C

2. B

3. B

4. C

5. A

6. Mùa nào cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim