ự...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

[Ôn thi vào 10]Cho đoạn thơ sau:“Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!”(Trích Đồng chí – Chính Hữu)Câu 1: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Cho đoạn thơ sau:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

(Trích Đồng chí – Chính Hữu)

Câu 1: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?

Câu 2: Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính Cách mạng thòi kì kháng chiến chống Pháp. Em hãy cho biết tình đồng chí đó được xây dựng dựa trên những cơ sở nào? (Trình bày ngắn gọn).

Câu 3 (5 GP): Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu).

1
15 tháng 3 2021
answer-reply-image answer-reply-image answer-reply-imageBài này em tự viết ạ! 
[Ôn thi vào 10]Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:… “Người đồng mình thương lắm con ơiCao đo nỗi buồnXa nuôi chí lớnDẫu làm sao thì cha vẫn muốnSống trên đá không chê đá gập ghềnhSống trong thung không chê thung nghèo đóiSống như sông như suốiLên thác xuống ghềnhKhông lo cực nhọcNgười đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…(Theo Ngữ Văn 9, tập hai,...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…

(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

a. Nhận biết

Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả.

b. Thông hiểu

- Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”.

- Qua hai câu thơ của đoạn trích:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.

Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao?

c. Thông hiểu

Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.

d. Vận dụng 

Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?

Câu 2 (5 GP):

“Luôn dậy sớm; luôn đúng hẹn, giữ lời hứa; luôn đọc sách…là những thói quen tốt ….”

(Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường)

Trong những thói quen tốt được nên trên, em hãy chọn một thói quen em cần được rèn luyện. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.

2
18 tháng 3 2021

Câu 2

 Đối với em thói quen luôn dậy sớm là yêu cầu hàng ngày cần thực hiện. Nó là một thói quen rất tốt và rất hữu ích đối với em. Dậy sớm giúp em có thời gian để tập thể dục, rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ. Dậy sớm giúp cơ thể em thoải mải và trí tuệ thêm minh mẫn. Thay vì thức khuya để học bài thì em sẽ dậy sớm để học. Bởi khi ấy em cảm thấy cơ thể tràn đầy sức sống giúp em có một tâm thế tốt để học bài một cách nghiêm túc và hiệu quả. Việc dậy sớm cũng giúp em chuẩn bị cho mình những hành tranh tốt nhất để vững bước đến trường. Em sẽ có đủ thời gian để ăn sáng, soạn sách và xem lại bài cũ trước khi đến lớp. Và thói quen dậy sớm còn rất rất nhiều những tác dụng có lợi nữa. Việc dậy sớm có ích như vậy nên mỗi chúng ta cần rèn luyện nó để mang lại cho mình những hiệu quả thiết thực.

còn câu 1 em đang suy nghĩ, khi nào xong em sẽ trả lời

18 tháng 3 2021

Câu 1

a)– Tác phẩm: Nói với con

– Tác giả: Y Phương

b) – Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.

– Qua hai câu thơ của đoạn trích, ta biết “người đồng mình” sống ở vùng núi và hoàn cảnh sống ở đây rất khó khăn, gian khổ do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để canh tác, sinh sống.

c) 

– Câu sử dụng biện pháp so sánh: Sống như sông như suối

– Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”: Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong hoàn cảnh gian khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con người. Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người cha con sẽ dũng cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương.

d) – Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

– Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

– Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

28 tháng 9 2018

Người quốc sắc, kẻ thiên tài

Tình trong như đã mặt ngoài còn e

Sương in mặt tuyết pha thân

Sen vàng lãng đãng nhơ gần như xa

Làm cho rõ mặt phi thường=>Mặt theo nghĩa là phần phía trước, từ trán đến cằm của người, hay phần phía trước của đầu con thú, nơi có các bộ phận như mắt, mũi, mồm.

Bấy giờ ta sẽ nước nàng nghi gia

Buồn trông lỗi cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh=>Mặt theo nghĩa là phần phẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong.

8 tháng 4 2021

-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.

-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.

-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)

=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.

8 tháng 5 2021

Đoạn 1:

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.

- Lần đầu ra thăm lăng Bác.

à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.

2.

Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn

3. Các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”

- Ẩn dụ:

+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả

+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên

- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.

4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm

- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.

- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả

+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng

+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi

- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.

- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác

+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.

+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.

20 tháng 10 2021

MÌNH CẦN GẤP CÁC BẠN ƠI GIÚP MÌNH VỚI

3 tháng 11 2021

Viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên (kieeif ở lầu ngưng bích , 8 câu giữa) . Trong đoạn có sử dụng câu phủ định, 1 câu dẫn trực tiếp.

 

3 tháng 10 2019

1. 

a. Xưng khiêm là khi dùng đại từ để nói về chính bản thân mình thì khiêm tốn. 

Hô tôn: nói, gọi người khác với thái độ tôn trọng, đặt họ ở vị trí trên.

b. Phương châm hội thoại được sử dụng trong câu trên là phương châm lịch sự.

c. Vận dụng câu thành ngữ với nhiều đối tượng khác nhau như: người mới quen, người trên, bạn bè...

Câu 1. (1.0 điểm)   Chọn cách giải thích đúng:1a. Hậu quả là kết quả sau cùng.1b. Hậu quả là kết quả xấu.2a. Đoạt là chiếm được phần thắng.2b. Đoạt là thu được kết quả tốt.3a. Tinh tú là phần thuần khiết và quý báu nhất3b. Tinh tú là sao tên trời (nói khái quát).4a. Nhược điểm là điểm thiếu sót.4b. Nhược điểm là điểm yếu.Lưu ý: Khi làm bài, thí sinh chọn câu đúng và chỉ...
Đọc tiếp

undefined

Câu 1. (1.0 điểm)

   Chọn cách giải thích đúng:

1a. Hậu quả là kết quả sau cùng.

1b. Hậu quả là kết quả xấu.

2a. Đoạt là chiếm được phần thắng.

2b. Đoạt là thu được kết quả tốt.

3a. Tinh tú là phần thuần khiết và quý báu nhất

3b. Tinh tú là sao tên trời (nói khái quát).

4a. Nhược điểm là điểm thiếu sót.

4b. Nhược điểm là điểm yếu.

Lưu ý: Khi làm bài, thí sinh chọn câu đúng và chỉ cần ghi: 1a (hoặc 1b), 2a (hoặc 2b v v…)

Câu 2. (1.0 điểm)

Xác định các phép tu từ trong câu thơ sau:

   Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

   (Theo Trần Quốc Minh, Ngữ Văn 6, tập 2)

Câu 3. (3.0 điểm)

   Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

         (Theo Thời gian là vàng, Phương Liên, Ngữ văn 9, tập 2)

Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 4. (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn trích sau:

   Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

   Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

         (Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1)

Và:

   Bỗng nhận ra hương ổi

   Phả vào trong gió se

   Sương chùng chình qua ngõ

   Hình như thu đã về

 

   Dông được lúc dềnh dàng

   Chim bắt đầu vội vã

   Có đám mây mùa hà

   Vắt nửa mình sang thu

(Sang Thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2)

17
31 tháng 3 2021

Câu 1:

1234
BABB

Câu 2

- Nhân hóa : sao thức

- So sánh: Ngôi sao thức chẳng bằng mẹ thức

 

 

31 tháng 3 2021

1.B, 2.A, 3. B,4.B

Phần I Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.Câu 1: Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.Câu 2: Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:   “Thuyền ta lái gió với buồm trăng   Lướt giữa mây cao với biển bằng".Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng...
Đọc tiếp

undefined

Phần I 

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

Câu 1: Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.

Câu 2: Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

   “Thuyền ta lái gió với buồm trăng

   Lướt giữa mây cao với biển bằng".

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

Câu 3: Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chủ (gạch dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chủ)

   "Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

   Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

   Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

   Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng."

   (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

Phần II (4,0 điểm)

   Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

   “Phan nói:

   Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?

   Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

   - Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1: Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào ? Từ “tiên nhân" được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tôi tất phải tìm về có ngày"?

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

15
5 tháng 4 2021

Phần I:

Câu 1: Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” do Huy Cận sáng tác vào năm 1958 khi đi thực tế tại vùng biển Quảng Ninh.

 

Câu 2: - Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ: gió, trăng, mây, biển.

 

- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng khiến cho con thuyền trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Qua đó, tác giả tô đậm tầm vóc, vị trí trung tâm của người lao động mới. Ngư dân không chỉ làm việc với lòng dũng cảm, hăng say mà còn với tâm hồn lãng mạn, hòa mình vào thiên nhiên mang tâm thế của con người lao động mới làm chủ đất nước.

 

Câu 3:Câu thơ cần tìm nằm trong bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dịch thơ: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Nguyên văn chữ Hán: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

 


Câu 4: Dàn ý 

 

- Khái quát: Đoạn thơ là một khúc ca ca ngợi hình ảnh con người lao động với kết quả rực rỡ, ca ngợi vẻ đẹp tươi sáng của bình minh trên biển Hạ Long.

 

- Chi tiết: + “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”: con người chạy đua với thời gian, chạy đua với thiên nhiên để làm việc và cống hiến. Hình ảnh đó làm nổi lên bức tượng đài sừng sững của người lao động giữa vùng biển Hạ Long.

+ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”: Tiếng “ta” vang lên đầy kiêu hãnh, từ “xoăn tay” thể hiện tư thế chắc khỏe, cường tráng của người lao động; tư thế ấy đã khẳng định được vị thế của mình trước biển khơi; “chùm cá nặng” là thành quả lao động xứng đáng dành cho họ.

+ “Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” đó là màu sắc của thân cá khiến cho không gian như bừng sáng; gợi sự liên tưởng tới sự giàu có của biển.

+ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” là câu thơ chứa hình ảnh đối lập: “lưới xếp” là kết thúc ngày lao động, “buồm lên” là đón chào ngày mới.

+ “Nắng hồng”: là ánh nắng bình minh của ngày mới, một ngày trong trẻo, tươi sáng; còn là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời mới, tương lai mới cho đất nước, cho con người.

 

Phần II:

Câu 1:

- Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: Phan Lang được Linh Phi cứu giúp xuống dưới thủy cung gặp Vũ Nương.

- “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ tổ tiên, cha ông và Trương Sinh.

Câu 2:

- Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại “ứa nước mắt khóc” vì xót xa cho tình cảnh bi thảm.

- Vũ Nương quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” thể hiện phẩm chất cao đẹp của nàng và mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.

Câu 3: Dàn ý

- Xác định được vấn đề nghị luận : Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

- Giải thích vấn đề : Gia đình là gì ?

Gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái

- Bàn luận vấn đề: Vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

+ Đối với cá nhân con người: Gia đình là điểm tựa, là bến đỗ bình yên của mỗi con

người. Đặc biệt gia đình là cái nôi bồi dưỡng, hình thành nhân cách đạo đức con người.

+ Đối với cộng đồng xã hội : Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng tạo nên xã hội.

- Liên hệ và mở rộng:

+ Yêu quý và trân trọng mái ấm gia đình.

+ Phê phán thái độ sống không coi trọng gia đình, sống ích kỉ cá nhân….

 

 

6 tháng 4 2021

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

Câu 1: Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.

Tác giả của bài Đoàn thuyền đánh cá là Huy Cận (1919-2005).Bài thơ được sáng tác năm 1958.

Câu 2: Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

   “Thuyền ta lái gió với buồm trăng

   Lướt giữa mây cao với biển bằng".

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên:lái gió, buồm chăng, mây cao, biển bằng.- Biện pháp: “Lướt giữa mây cao với biển bằng” có tác dụng miêu tả con thuyền bỗng mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ. Con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương.

Câu 3: Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.

"Giữa dòng bàn bạc việc quânKhuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền."- "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chủ (gạch dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chủ)

   "Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

   Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

   Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

   Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng."

   (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

Phần II (4,0 điểm)

   Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

   “Phan nói:

   Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?

   Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

   - Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1: Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào ? Từ “tiên nhân" được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

- Hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

- Từ “Tiên nhân”

-         Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

-         Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương "ứa nước mắt khóc” và quả quyết "tôi tất phải tìm về có ngày"?

- Vũ Nương quả quyết tìm về bởi: Nàng vẫn còn lo lắng chuyện gia đình, mồ mả tổ tiên; Vẫn yêu thương và nhớ mong chồng con; Vẫn mong muốn được rửa sạch mối oan khuất của mình, lấy lại danh dự, nhân phẩm trong sạch.

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Vai trò của gia đình trong cuộc sống của chúng ta:

*Giải thích vấn đề:

 

- Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống.

- Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.

* Vai trò của gia đình:

-         Gia đình là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng trưởng thành.

-         Gia đình là nơi đầu tiên giúp ta hình thành nhân cách.

-         Gia đình là nơi bao bọc, che chở cho mỗi con người.

-         Gia đình là cái nôi, là chốn bình yên cho ta trở về sau những giông bão của cuộc đời.

-         Gia đình là nguồn động lực, nguồn cổ vũ động viên giúp ta không ngừng phấn đấu.

-         Gia đình là nơi nâng đỡ, giúp ta vươn đến những ước mơ của cuộc đời.

->Gia đình có ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

->Gia đình còn là hạt nhân, tế bào của xã hội. Gia đình vững chắc và bình yên là nơi nuôi dưỡng những con người có ích cho xã hội.

* Mỗi người con phải có trách nhiệm đối với gia đình: luôn yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ. Chăm sóc, phụng dưỡng khi ông bà cha mẹ già yếu.

* Phản đề: Bên cạnh đó vẫn có những người chưa nhận ra được ý nghĩa và có ý thức trân trọng, gìn giữ gia đình, thậm chí là có hành động đi ngược lại điều đó: bất hiếu, đánh đập ông bà, cha mẹ, đây là hành vi đáng lên án và loại bỏ.