Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu trả lời :
a) Đó là truyền thuyết Con rồng cháu tiên, truyền thuyết mà em đã học.
b) Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có điểm kì lạ:
- Đây là mối lương duyên giữa con trai thần Long Nữ dưới nước và con gái dòng họ Thần Nông trên cạn
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con trai, đàn con không cần bú mớm và tự lớn lên như thổi, khôi ngô, khỏe mạnh
- Lạc Long Quân và Âu cơ chia con thành hai ngả: năm mươi xuống biển cùng cha, năm mưới lên rừng cùng mẹ
- Người Việt là con cháu của vua Hùng, con Rồng cháu Tiên.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
c) Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.
Từ bao đời nay, lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã trở thành một tình cảm rât đỗi tự nhiên. Ngày còn học cấp một, lần đầu tiên nghe lời Bác dạy: “Dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang sánh vai với các cường quốc nám cháu được hay không, một phần lớn chính ờ cóng học tập của các cháu", trong lòng tôi đã sáng lên một niềm tự hào lớn lao – mình là hi vọng của đất nước! Vì thế tôi cũng băn khoăn câu hỏi. "Năm châu như thế nào nhi? Nước Việt Nam mình có lớn bằng năm châu không? Lớn dần lên, tôi vẫn luôn tìm kiểm những giải đáp cho câu hỏi của minh, nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?
Tick mik nha
a. Nhân vật được nói tới trong câu ca dao là Thánh Gióng.
b. Những chi tiết thần kì trong truyện Thánh Gióng là:
- Sự sinh nở, ra đời thần kì: Bà mẹ Gióng đi làm đồng về thấy vết chân to ướm thử thì về thụ thai. Mang thai 12 tháng mới sinh (bình thường là 9 tháng 10 ngày)
- Lớn lên thần kì:
+ Gióng 3 tuổi mà chẳng nói chẳng cười nhưng tiếng nói cất lên đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.
+ Gióng đưa ra yêu cầu về sự chuẩn bị vũ khí để đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi: Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. => bà con làng xóm cùng góp gạo nuôi Gióng.
+ Ngày sứ giả đưa vũ khí đến thì Gióng bỗng vươn vai đứng dậy thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.
- Lập chiến công thần kì: Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả giạ đến đấy. Vết chân ngựa còn hình thành đầm lầy, ao hồ. Roi sắt gãy, Gióng còn nhổ cả búi tre đánh giặc. Giặc tan, nước sạch bóng quân thù.
- Sự hóa thánh: Gióng đánh tan quân giặc, trông về quê mẹ vái lạy, cởi giáp rồi cả người cả ngựa bay về trời.
=> Chi tiết đẹp nhất là chi tiết Gióng hóa thánh, trở thành vị thần bất tử coi sóc và bảo vệ đất nước.
c. Hình tượng Gióng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân:
- Ước mơ: Khi đất nước gặp nguy nan, luôn có những vị anh hùng tài cao trí lớn xuất hiện trợ giúp, bảo vệ đất nước.
- Quan niệm: các vị anh hùng sinh ra từ trong nhân dân và không mất đi, mà họ hóa thánh, trở thành vị thần phù trợ và hiển linh mỗi khi đất nước gặp nguy nan. Chi tiết kì ảo tô đậm quan niệm này và khiến hình ảnh người anh hùng trở nên lung linh, kì vĩ.
a)Nhân vật trong tác phẩm truyện cổ tích mà em đã được học được nói đến trong câu ca dao trên là Thánh Gióng
b)Hình tượng nhân vật truyện cổ tích này được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì.Các chi tiết thần kỳ ấy:
+ Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.
+ Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.
+ Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi.
+ Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.
+ Bay lên trời.
Với em , chi tiết thần kì Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi đẹp nhât vì nó ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).
c)Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích này cho em những suy nghĩ về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta:
+ Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).
+ Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.
+ Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.
+ Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.
+ Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.
+ Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.
d) Viết đoạn văn ngắn tưởng tượng và miêu tả lại cảnh chiến đấu của nhân vật cổ tích này.
Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.
Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...
chi tiết kì ảo là chi tiết ko có thật ,giúp nhân vật trong truyện mang màu sắc kì diệu
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo la sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết. Hay nói cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện
- vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là:
(nhìu lắm, nếu nói cụ thể từng chi tiết thi không nói xuể
thôi, dể nói chung nhé! )
vai trò lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta
người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của minh la noi giông cao sang,đẹp đẽ.
các chi tiết tương ki ảo khac nhú sinh cùng boc trăm trúng, không cần bú mơm mà lớn nhanh nhu thổi co ý nghĩa răng tất cả ng` dân nc việt nam dều là anh em , khi sinh ra người viet nam da co khả năng tự chong do voi cac tham hoa thien nhien, chien tranh ....
bài 1
Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
bài 2
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
mik nha
Bài 2: Đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích hoặc truyện truyền thuyết mà em đã học bằng lời văn của em.
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.