Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình ko giỏi Văn cho lắm nên mong các bạn giúp đỡ hộ mình nha... Cảm ơn các bạn nhiều !!!!
c1 Được miêu tả bằng những từ ngữ hình ảnh chọn lọc, sử dụng nhiều tính từ miêu tả giàu sức gợi hình gợi cảm như "Bầu trời trong sáng, cây cối xanh mượt, nước biển lam biếc đậm đà, cát vàng giòn.". Cảnh vật màu sắc tươi sáng. Đó là một bức tranh về phong cảnh biển dệp, lộng lẫy và trong sáng,.... ( a k nghĩ đc )
câu 2
Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyền Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .
Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận.
Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.
Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt. Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.
Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời, hòa quyện cùng màu xanh của nước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa.
Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.
Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.
“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.
Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.
Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh.
Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.
Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.
Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.
Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình.
Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.
@.@
lm đc câu 1 thui !
C1 :
- Những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân:
+ Tự ý vô nhà người khác khi chủ nhà chưa cho phép
+ Đột nhập vào nhà người khác để lấy đồ trong nhà
C2 :
câu danh ngôn :
- “Học, học nữa, học mãi” Lenin
- “Âú nhi học, tráng nhi hành” luận ngữ
- Học thầy không tày học bạn.
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- Ngọc không mài không thành ngọc quý. Người không học không biết đạo lý
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
- Người không học như ngọc không mài.
- Học không hiểu, học không hành là học như vẹt.
- Bộ long làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người.
** Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
C2 :
Tục ngữ :
- Học ăn học nói, học gói học mở. ...
- Học hay cày biết. ...
- Học một biết mười. ...
- Học thầy chẳng tầy học bạn. ...
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu. ...
- Ăn vóc học hay.
a. Thường mắc lỗi :
+ Dùng từ ko đúng
+ Sai lỗi chính tả
+ Thiếu CN + VN
b . - Thiếu CN+ VN
=> Sửa : chúng em đi quét rác ở đường làm ngõ xóm nhằm hưởng ứng phong trào bảo vệ thiê nhiên và môi trường
Còn câu nữa bn tự làm nhé :))
Câu 1 :
a) Dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo , Dùng từ không đúng về ý nghĩa , Dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu , ......
b)
Nhằm hưởng ứng phong trào bảo vệ thiên nhiên và môi trường
=> Lỗi : Thiếu VN
Sửa lại : Thêm VN
Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho 1 cây bút mới
=> Lỗi : Thiếu CN2
Sửa : Thêm CN2
cau 1:
từng người từng người một
sợ cháu mình giật thột
bác nhón chân nhẹ nhàng
Bài làm :
a, - Dòng sông Năm Căn mênh mông , nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng .
b, Việc miêu tả bằng phép tu từ so sánh trên sẽ làm cho cảnh vật được miêu tả tinh tế và độc đáo , hình ảnh trở nên sinh động và hấp dẫn người đọc , người nghe .
c, Những việc làm bảo vệ môi trường như là :
- Vứt rác đúng nơi quy định .
- Hạn chế sử dụng túi nilon .
- Tích cực trồng cây xanh .
- Hăng hái tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường .
- ..v.v.....
Chúc bạn học tốt
- Phần A:
+ Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
+ Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Phần B:
Trong đoạn văn có 2 hình ảnh so sánh :
- 1*Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
+ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất hùng vĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- 2*Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
+ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất trù phú. Mục đích: để tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Phần C:
+ Cách bảo vệ môi trường là: Trồng và giữ gìn cây xanh; Giảm sử dụng hoặc có thể không sử dụng túi nilông; Không xả rác ra đường, nhất là biển, nơi tạo ra khoảng gần 0,49%
Nãy mình làm sai, nên mình làm lại!
Câu 1:
– Từ sai: điểm xiết.
– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.
– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.
Câu 2:
Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:
– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.
Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.
=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.
– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.
=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.
– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?
=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.
Trong trái tim mỗi người, quê hương có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương cho ta những kỉ niệm ngọt ngào, nơi lưu giữ những tuổi thơ tươi đẹp.
Quê hương! Ôi hai tiếng thân thương, khi tôi nghe như tiếng lòng thổn thức.
Quê hương tôi – một làng quê vùng chiêm trũng, tuổi thơ tôi cùng bạn bè vây quanh cây đa, giếng nước, sân đình, hình ảnh cây đa đầu làng mái đình rêu phủ, làn điệu dân ca như đưa ta về một vùng kí ức...
Với một nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa nước truyền thống lâu đời, tổ tiên chúng ta đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt và lao động sản xuất.
Trải qua bao thế hệ, tổ tiên chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, từ tình cảm gắn bó, hòa mình với thiên nhiên, đồng thời ấp ủ khát vọng chinh phục, cải tạo thiên nhiên, nhiều câu thơ, hò, vè, ca dao, tục ngữ duyên dáng, sinh động ra đời từ đây.
học ttots