Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 2:
Các phương thức biểu đạt:Tự sự+Biểu cảm
Câu 3:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.
Đoạn 3:
Câu 1: Biện pháp tu từ
- Ẩn dụ: “vầng trăng” như tri kỉ của Bác, đồng thời, trăng cũng đẹp như tâm hồn Bác
- Nói giảm nói tránh: giấc ngủ bình yên để giảm nỗi đau và khẳng định sự thanh thản vẻ đẹp
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe nhói ở trong tim” à nỗi đau được cảm nhận tinh tế, tiếng nói của tình cảm lấn át tiếng nói của lí trí
Câu 2:
- Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền
- Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ
Câu 3: Mâu thuẫn. Lí trí bảo Bác còn sống, nhưng trái tim không thể phủ nhận nỗi đau Bác đã ra đi trong ngày độc lập. Nhưng sự mâu thuẫn này không bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau khiến ý thơ thêm tỏa sáng, thể hiện tình cảm vô bờ bến của cả dân tộc dành cho Bác.
Câu 4: Một số gợi ý:
- Câu mở đoạn phải nêu được, lí trí và tình cảm là hai trạng thái nhận cùng tồn tài trong một con người. Lí trí thường thuộc về nhận thức khối óc, trí tuệ. Ngược lại, tình cảm lại thuộc về nhận thức của trái tim.
- Mỗi một lối sống có những ưu và khuyết điểm riêng (biểu hiện, ý nghĩa, hạn chế)
- Nếu chọn lối sống theo lí trí:
+ Mọi việc sẽ được tiến hành có logic, có trình tự sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập và làm việc.
+ Nếu chỉ sống có lí trí dẫn tới vô cảm, chai sạn tâm hồn…
- Nếu chọn lối sống theo tình cảm, đề cao tình cảm cảm xúc:
+ Con người sẽ cảm thấy thỏa mái với những gì mình làm, được sống thật với chính bản thân mình, làm những gì mình thích.
+ Nhưng đồng thời dễ bị kích động trước những tác động xấu, lòng tốt đôi khi không được báo đáp
- Kết luận: Kết hợp để có một tâm hồn phong phú nhưng cũng có kế hoạch cụ thể chi tiết, vừa sống thật được với bản thân mình và vừa dễ dàng đạt được mục tiêu mà mỗi người đặt ra…(phân tích dẫn chứng)
- Liên hệ bản thân em.
Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:
- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.
- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.
- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.
=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.
a. Từ "đầu" được hiểu theo nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Chỉ vị trí đầu tiên của bức tường.
b. Từ "đầu" chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Chỉ bộ phận trên cùng của cây súng.
c. Từ "đầu" có nghĩa gốc. Chỉ bộ phận phía trên của cơ thể người.
It (tạm dịch: Nó) là tiểu thuyết thuộc thể loại viễn tưởng kinh dị của nhà văn người Mỹ, Stephen King. It ra mắt năm 1986, là cuốn truyện thứ 22 của Stephen. Nội dung câu truyện xoay quanh cuộc sống của 7 đứa trẻ khi chúng bị một thực thể kỳ bí tên "It" đe dọa. "It" là một chú hề, có tên Pennywise the Dancing Clown, chuyên lợi dụng nỗi sợ của con người để ăn thịt. Cứ sau 27 năm, It lại thức dậy một lần để đi tìm nạn nhân.
Stephen King không chỉ nổi tiếng là “ông hoàng truyện kinh dị” mà còn là nhà văn có bút lực dồi dào bậc nhất nền văn học đương đại Mỹ. Tính đến nay, ông đã có cho mình một kho tàng lên đến hơn 50 tác phẩm, trong đó không thiếu những quyển đồ sộ dài cả ngàn trang. Sách của Stephen King với hệ thống nhân vật và ma quỷ chằng chịt, các thế giới song song, các sự kiện ảnh hưởng qua lại, chồng lấp lên nhau, buộc người đọc phải theo dõi kỹ mới có thể giải mã. Nhiều tác phẩm của King đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng, như It khiến cả nước Mỹ “khóc thét” vì sợ hề, còn ai đã xem qua The Shining hay 1408 chắc chẳng còn dám dạo quanh những căn phòng khách sạn khi chỉ có một mình…
IT
Xem giá bán
Tại thị trấn Derry – nơi một con quái vật độc ác đang ẩn mình trong những cống rãnh dơ bẩn.
Được gọi tắt là ” Nó” , không có một hình dạng nhất định và đặc biết rất thích ăn thịt trẻ em, dùng nỗi sợ hãi của những đứa trẻ làm chất dinh dưỡng để tồn tại và phát triển.
Nhóm Loser -những đứa trẻ có hoàn cảnh đáng thương và luôn mang trong mình một nỗi sợ – đều gặp phải những cuộc chạm trán khủng khiếp với sinh vật có hình dạng giống với nỗi sợ hãi của họ.
“Có đôi mắt màu vàng trong đó: đôi mắt mà cậu luôn tưởng tượng ra nhưng chưa bao giờ thực sự nhìn thấy.”
“Chúng có lơ lửng không?”
“Lơ lửng?”, Nụ cười của thằng hề nở rộng hơn. ” Ồ, có. Họ thực sự làm vậy. Họ lơ lửng!”
Tên Sát Nhân Mercedes
Xem giá bán
“Một thị trấn nhỏ ở đâu đó trong vùng Trung Tây của nước Mỹ. Rất đông người thất nghiệp đứng chờ từ sáng sớm trước tòa thị chính để mong được là người đầu tiên bước vào tìm việc làm. Bất thình lình, một chiếc xe Mercedes S 600 (“hai tấn tài nghệ của kỹ sư Đức”) lao thẳng vào trong đám đông đó, khiến rất nhiều người chết và bị thương. Tên sát nhân trốn thoát được. Tuy nỗ lực điều tra vụ án này cho tới lúc về hưu nhiều tháng sau đó, nhưng thám tử Bill Hodges vẫn không tìm ra thủ phạm.
Và từ khi về hưu thì tinh thần của cựu thám tử Hodges suy sụp hẳn. Ông chỉ còn ngồi trước chiếc máy vô tuyến truyền hình, ăn uống không điều độ và không tốt cho sức khỏe, có ý tưởng muốn tự tử. Nhưng rồi bất thình lình ông nhận được một lá thư khiêu khích của một người tự nhận mình là thủ phạm và tuyên bố là sẽ tiến hành những tội ác còn ghê gớm hơn thế nữa. Bừng tỉnh dậy từ sự uể oải chán chường, cựu thám tử Bill Hodges, cùng với một vài “đồng minh” có cá tính hết sức kỳ lạ, bắt đầu tiến hành một trò chơi mèo vờn chuột với kẻ tự nhận mình là sát nhân. Nhưng thật ra thì cũng chưa biết bên nào là mèo và bên nào là chuột. Truyện có hai mạch, đi sâu vào tâm tư suy nghĩ của hai nhân vật chính là Bill và tên sát nhân. Tức là độc giả giống như người đứng xem hai bên suy nghĩ chơi cờ gài bẫy lẫn nhau cho tới tận cuối cùng, hồi hộp xem phe thiện có kịp thắng phe ác hay không.
Tôi đã quen, thích và rất ấn tượng với những tác phẩm kinh dị xuất sắc của Stephen King (còn nhớ tối khuya ngồi một mình xem cuốn phim Shining hồi hộp hết sức), cho nên đọc quyển này thì hơi bỡ ngỡ. Vì trong tác phẩm này hoàn toàn không có máu me kinh dị hồi hộp như các tác phẩm mà có thể gọi là kinh điển của Stephen King. Nó “chỉ” là một tác phẩm hình sự trinh thám, lại là một tác phẩm chậm rãi đi vào chiều sâu của nhân vật nhiều hơn là hướng tới những pha hành động nghẹt thở. Ở đây diễn tiến không nhanh, nhưng qua suy nghĩ của các nhân vật King cho người đọc thấy được vực sâu của cái xấu xa đồi bại.
Và cái kết, theo ý riêng của tôi, cũng đặc trưng cho ý thích của người Mỹ. Tức là vẫn có dáng dấp người hùng “trừ gian diệt ác” mà không cần tới sự giúp đỡ (muộn màng, không hiệu quả) của bộ máy nhà nước.
Đây là quyển đầu của loạt tiều thuyết cho tới nay là ba quyển của Stephen King về thám tử Bill Hodges. Hoàn toàn không tệ. Về mặt trinh thám, thật tình mà nói thì theo ý thích của cá nhân vẫn còn nhiều tác phẩm, tác giả viết xuất sắc hơn, nhưng nhìn chung cuốn này vẫn thuộc loại khá. Có lẽ tôi đã chờ đợi một tác phẩm viết theo lối các tác phẩm kinh dị xuất sắc trước đây của King nên có hơi hụt hẫng. Nếu biết trước đây là một tác phẩm đi vào chiều sâu của nhân vật, một quyển tiểu thuyết viết về cái ác, có “chuẩn bị tinh thần” trước thì có lẽ đã cảm thấy nó hay hơn.”
(Phan Ba)
Năm 1922, Năm Ác Báo
Xem giá bán
Wilfed James, một chủ trại nhỏ tại Nebraska, chỉ vì 100 mẫu đất tốt mà đã phạm sai lầm giết vợ. Anh ta cuốn theo cả đứa con trai của mình để rồi phải hối tiếc suốt đời. Sự dằn vặt tội lỗi của James trở thành những cơn ác mộng kéo dài khiến bao tai họa thảm khốc gián xuống đầu James, tước đi dần những thứ anh ta yêu quý nhất, cho đến khi đoạt nốt tính mạng anh ta.
Misery
Xem giá bán
Cuốn tiểu thuyết ra đời vào năm 1987 và được đánh giá là một trong những tác phẩm tâm lý kinh dị hay nhất của Stephen King. Misery kể về nhà văn Paul Sheldon, tác giả của bộ tiểu thuyết có nhân vật chính tên là Misery Chastain. Paul bị tai nạn và được một người phụ nữ tên Annie Wilkes cứu. Thế nhưng từ chăm sóc tận tình, Annie trở nên điên cuồng, phẫn nộ, tâm lý bất thường khi biết Paul đã khai tử nhân vật Misery. Annie giam cầm và ép buộc tác giả phải viết thêm một tập khác và cho Misery sống lại.
Lái Xe Bự
Xem giá bán
Khi Tess, nữ nhà văn chuyên viết truyện trinh thám, nhận lời mời tới buổi nói chuyện tại một thư viện thị trấn, cô đã được một người thủ thư chỉ cho một con đường tắt để đi về. Song thay vì giúp cô về nhà sớm hơn, một loạt biến cố lạ lùng đã khiến Tess mắc kẹt tại một khu của hàng bỏ hoang, bị kẻ lạ mắt tấn công, cưỡng bức và vứt vào ống cống xem như đã chết. Tỉnh lại bên lòng cống ngầm bên thi thể của những nạn nhân khác, Tess quyết định điều tra tung tích kẻ đã xâm hại mình để thực thi công lý.
Kéo Dài Công Bằng – Cuộc Hôn Nhân Êm Ấm
Xem giá bán
Kéo Dài Công Bằng
Trên đường về nhà, Dave Streeter bắt gặp Geogre Elvid, người đàn ông bán mọi thứ “kéo dài”, kể cả sự sống. Với một điều kiện: Streeter phải tìm cho được một người anh ta căm ghét nhất để Elvid “di chuyển” những điều tồi tệ Streeter phải chịu đựng tới kẻ đó. Và thật bất ngờ, Streeter hiểu ra người anh ta căm ghét nhất là người bạn thân nhất thời còn đi học Tom Goodhugh. Streeter nói lại lựa chọn của anh ta với Elvid, và những gì xảy đến sau đó khiến anh ta tin phép màu có thật. Song điều có thật nữa là anh ta đã đánh mất đi lương tâm của chính mình.
Cuộc Hôn Nhân Êm Ấm
Sau hai mươi bảy năm chung sống hòa hợp, Darcy vô tình phát hiện Bob Anderson, người chồng cô tin yêu bấy bao nhiêu năm qua, thực chất là kể sát nhân hàng loạt Beadie đã nằm ngoài vòng pháp luật hàng năm trời. Lương tâm và tình cảm giày vò khiến Darcy không thể làm ngơ trước tội ác của chồng dù Bob là kẻ có linh tính khác người, ngay lập tức đã nhận ra vợ anh ta đã phát hiện được manh mối về nửa con người trong bóng tối của anh.
Rita Hayworth and Shawshank Redemption
Xem giá bán
Truyện Rita Hayworth and Shawshank Redemption cũng nằm trong tuyển tập Different Seasons của Stephen King. Cuốn sách cùng nhân vật chính của nó gây ấn tượng mạnh và được người đọc yêu thích. Truyện kể về vị phó giám đốc ngân hàng trẻ tuổi Andy Dufresne, bị kết tội oan giết chết vợ cũ và tình nhân của vợ. Anh ở 20 năm trong nhà giam Shawshank, chịu đựng đủ mọi phiền hà, bắt nạt, bức ép mà từng bước giữ vững kế hoạch, trốn thoát và làm lại cuộc đời.
Carrie
Xem giá bán
Cuốn tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1974. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cô bé tuổi teen là Carrie. Cô thường xuyên bị ngược đãi bởi người mẹ sùng đạo và bị bạn bè cùng trường bắt nạt. Cho đến ngày cô phát hiện mình sở hữu năng lực đặc biệt là điều khiển đồ vật từ xa, chỉ bầng ý nghĩ. Đến lễ tốt nghiệp, khi trở thành nạn nhân của một trò đùa thì Carrie đã phẫn nộ, nhấn chìm toàn bộ ngôi trường trong biển máu.
Blaze
Xem giá bán
Ngày trước, sau khi hoàn thành tác phẩm Blaze, gã nhà văn Richard Bachman đã chuyển chiếc máy chữ cũ kĩ Olivetti cho chàng trai Stephen King sử dụng để viết Carrie. Bachman qua đời năm 1985 vì chứng bệnh “ung thư ngòi bút” nhưng tác phẩm lãng quên mấy thập kỷ này đã được làm mới và xuất bản thành một cuốn tiểu thuyết hình sự đượm vẻ bi thảm với nhiều yếu tố kịch tính nổi tiếng và được NewYork Times bình chọn là một trong những cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất.
Clayton Blaisdell, Jr. chỉ là một tên tội phạm tầm thường, không có gì nổi trội kể cả với vết sẹo của vụ tai nạn mà hắn mang từ bé. Rồi một ngày, hắn gặp George Rackley – gã lưu manh có hàng trăm ngón nghề cùng những ý đồ đen tối. Hành động tội lỗi của hắn không thể thực hiện được nếu như không có sự ràng buộc với George mà hầu như trong tất cả mọi sự phối hợp phạm pháp này, George luôn là người chỉ huy. Điều khó hiểu là ở trong những lần phối hợp ngấm ngầm ấy, đồng phạm của Blaze là một kẻ đã chết hay chính bản thân hắn đã chết và để thể xác mình bị ma quỉ dẫn đường.
The Shining
Xem giá bán
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Stephen King được xuất bản năm 1977. Tuy là cuốn sách thứ ba của ông nhưng The Shining là cuốn đầu tiên mang về thành công và tiếng tăm cho Stephen King. Toàn bộ câu chuyện được viết dựa trên chính trải nghiệm của tác giả khi đến thăm khách sạn The Stanley Hotel vào năm 1974, sau quãng thời gian cai nghiện rượu thành công.
The Shining xoay quanh những câu chuyện ma quái mà gia đình nhà văn Jack Torrance gặp phải. Jack làm quản lý cho một khách sạn và khi mùa đông về, gia đình anh là những người duy nhất còn ở lại. Con trai của Jack là Danny có khả năng ngoại cảm, đã nhìn thấu được việc các hồn ma cố gắng làm cho Jack trở nên điên loạn và đi sát hại những người xung quanh mình. Kết thúc câu chuyện bằng cái chết của Jack và hình ảnh của Jack, được tự nhiên lồng ghép vào tấm ảnh chụp chung những người dự tiệc ở khách sạn.
The Body
Xem giá bán
Truyện được xuất bản năm 1982 và nằm trong tuyển tập Different Seasons của Stephen King. Nhân vật chính là một nhóm 4 cậu bé độ tuổi 12, đi vào rừng tìm xác chết của một cậu bạn nghe nói bị tàu đâm chết. Và chuyến hành trình này mang về cho họ những trải nghiệm chẳng bao giờ quên được. Đây là cuốn tiểu thuyết hiếm hoi của Stephen King khiến người đọc ám ảnh không phải vì những yếu tố kinh dị mà là tình bạn đẹp, những chi tiết đắt giá đáng suy nghĩ và cảm động.
1408
Xem giá bán
1408 là căn phòng bị nguyền rủa tại khách sạn Cá Heo ở thành phố New York (Mỹ) khi bất cứ ai bước vào đó đều gặp phải kết cục bi thảm. Bất chấp những cái chết dị thường và lời cảnh báo của người quản lý Gerald Olin (Samuel L. Jackson), nhà văn chuyên trị thể loại siêu nhiên Michael Enslin (John Cusack) vẫn tìm đến nó để có thể sáng tác tác phẩm mới.
1)
- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.
- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
2)
- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.
3)
- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.
Tham khảo nha em:
1.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:
- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.
- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.
- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.
- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.
- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.
- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.
2.Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.
3.Thái độ sống:
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.
Câu 1.
Nêu vấn đề: Nhựa là một trong những chất liệu tiện dụng nhất mà con người từng phát minh. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chính thứ chất liệu này gây nên.
1. Nguyên nhân
- Nhu cầu tiêu thụ các đồ dùng bằng nhựa rất lớn.
- Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển.
2. Hậu quả:
- Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.
- Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi.
- Rác thải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương. (Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa.)
- Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người. (Làm nghiêm trọng hơn tình trạng nóng lên của Trái Đất.)
.....
3. Giải pháp:
Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần. (sử dụng túi vải, túi giấy ....)
Tái chế: Thay vì vứt chúng ra bãi rác, chúng ta có thể tái tạo không ít thứ thành vật dụng trong nhà. Hoặc tối thiểu, bạn hãy chú ý đến việc phân loại rác để thuận tiện cho việc tái chế chúng tại các cơ sở sau này.
Vật liệu thay thế: Đầu tư vào nhựa sinh học để thay thế cho nhựa plas cũng đang là một hướng đi mới của con người, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững,
Ngoài ra, nhà nước cũng có thể ban hành các đạo luật nhằm hạn chế việc sử dụng nhựa của người dân như áp thuế cao hoặc ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng nhựa plas, đặc biệt là các sản phẩm dùng một lần.
Liên hệ với thực tế.
Câu 2.
Gợi ý những ý chính em cần diễn đạt:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt tới đoạn trích và chủ đề nghị luận theo yêu cầu.4
Thân bài: Phân tích
*Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại:
-Hoàn cảnh sống:
+ Đất nước hòa bình.
+ Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” – cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên.
– “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:
+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.
+ Biện pháp nhân hóa, so sánh-> “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.
-> Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm.Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.
– Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:
+ Tình huống: mất điện, phòng tối om.
+ “Vội bật tung”: vội vàng, khẩntrương -> bắt gặp vầng trăng
-> Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ-> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.
*Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
– Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển – mặt trăng, mặt người – trăng và người cùng đối diện đàm tâm.
– Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính.
– Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng,những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm.
-> Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.
– Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
– Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
*Bài học nhận thức và định hướng hành động cho bản thân để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Đoạn trích cho ta ghi nhớ về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
- Khi con người được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người
- “Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn.
- Liên hệ bản thân em sẽ làm gì....
III. Tổng kết:
*Nội dung:
– Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
– Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
*Nghệ thuật:
– Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình.
– Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc.
– Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/de-thi-tuyen-sinh-lop-10-mon-van-vinh-long
Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường. Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi. Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, hãy hạn chế sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh - sạch - đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
Câu 2 :
Trong 2 khổ thơ đầu mạch cảm xúc của Nguyễn Duy hướng về những kỷ niệm trong quá khứ, sự gắn bó của của vầng trăng trong từng bước đi của cuộc đời nhà thơ. “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ” Ngay từ khổ thơ đầu thì nhà thơ đã mở ra trong một dòng hoài niệm hết sức tha thiết về tuổi ấu thơ của chính mình bằng nhịp thơ đều đặn, với những câu thơ 5 chữ ngắn gọn, đầy cảm xúc. Đó là lời của một người lính từng đi qua chiến tranh gian khổ này về sống giữa Sài Gòn xa hoa, người lính ấy hồi tưởng về tuổi thơ, về thời trai tráng chinh chiến sa trường. Nếu lúc nhỏ cuộc đời của cậu bé Nguyễn Duy gắn bó mật thiết với đồng ruộng, với dòng sông tươi mát, với vùng biển bao la, thì khi lớn lên vào cuộc chiến, cuộc sống của nhà thơ lại tiếp tục gắn bó sâu sắc với thiên nhiên núi rừng, như Tố Hữu nói trong Việt Bắc “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Thế nhưng dẫu hoàn cảnh, điều kiện sống có đổi thay thì duy chỉ có một thứ chẳng hề thay đổi ấy là vầng trăng trên cao, vầng trăng ấy trong lòng của tác giả đã trở thành tri âm, tri kỷ, là người bầu bạn trong những năm tháng hoa niên, trong từng bước hành quân chiến đấu. Trăng chia sẻ những nỗi vui buồn, những niềm gian khó, đi đến đâu trăng theo đến ấy, thân thương, gần gũi vô cùng. Sự gắn bó, mối quan hệ và tình cảm của nhà thơ và vầng trăng được làm rõ qua mấy câu thơ. “Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” Cuộc sống của tác giả, từ khi còn thơ ấu đến tuổi thanh niên vào chiến trường vẫn luôn gắn bó mật thiết và “trần trụi” với thiên nhiên, không che giấu bất kỳ điều gì, tác giả sống một cách đơn giản, bình yên và hồn nhiên như những loài cây cỏ với sức sống mạnh mẽ dẻo dai. Trên trời có ánh trăng sáng lúc nào cũng dõi mắt theo cuộc sống vui vẻ ấy của nhà thơ, thân thuộc đến độ Nguyễn Duy cứ “ngỡ”, cứ đinh ninh chắc nịch rằng bản thân mình sẽ chẳng bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa, vằng vặc trên cao mà mình vẫn xem là tri kỷ suốt mấy mươi năm cuộc đời kia. “Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường” Thế nhưng những cái “ngỡ” thường khó có thể duy trì vì cuộc đời vốn biến đổi không ngừng, bởi vật chất xưa nay luôn quyết định ý thức. Rời chiến trường, rời quê hương với những đồng ruộng, sông bể quê mùa, nhà thơ vào giữa phố thị, được sống trong một cuộc sống dư dả, xa hoa. Nếu buổi trước kia phải vật vạ, mai phục nơi rừng sâu rậm rạp, phải chân lấm tay bùn với ánh đèn dầu mờ ảo thì nay cuộc sống đã đổi thay, “ánh điện cửa gương”, đều là những thứ mới mẻ, dễ khiến người ta ham thích và sống sung sướng mãi rồi cũng quen đi. Bất chợt nhà thơ chẳng biết từ lúc nào đã quên khuấy đi cái ánh sáng nhàn nhạt dịu nhẹ đến từ thiên nhiên, đến từ vầng trăng mà mình vẫn hằng coi là tri kỷ. Không biết là do cuộc sống quá tất bật, bộn bề, hay lòng người vô tâm, bỏ quên kỷ niệm son sắt xưa cũ mà nay thấy vầng trăng ngự trên trời, cũng chẳng còn trân quý, chỉ là “người dưng qua đường”. Nói đến đây bỗng thấy thật xót xa, buồn tủi cho vầng trăng kia quá, từng một thời sát cánh, chia sẻ vui buồn từ đồng quê đến rừng già, từ ấu thơ đến trưởng thành, ấy mà chỉ vài năm ngắn ngủi, vài ánh điện lạ lẫm mọi thứ đã đổi thay. “Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn” Giữa sự trớ trêu và buồn tủi như thế, bỗng một tình huống bất ngờ xảy đến – mất điện, căn phòng tối om, khiến người lính vốn quen với ánh điện sáng trưng sửng sốt và hoang mang. Ông buộc phải tìm một nguồn sáng khác, cánh cửa mở ra, vầng trăng tròn “đột ngột” chiếu thẳng vào căn phòng tăm tối, chiếu thẳng vào tâm hồn của nhà thơ khiến ông giật mình. “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng” Vầng trăng và nhà thơ dường như đối diện với nhau một cách trực tiếp và thẳng thắn nhất, mặt đối mặt, bao kỷ niệm ùa về ùa về trong tâm trí của tác giả như bão tố khiến đôi mắt này “rưng rưng” nước mắt, nào là vầng trăng tri kỷ vẫn một lòng một dạ sắt son giữa trời xanh, xa hơn nữa là hình ảnh cánh đồng, bờ biển thuở ấu thơ, con sông xanh mát. Và có lẽ nhớ nhất chính là hình ảnh cánh rừng, hình ảnh những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ nhưng giàu những kỷ niệm không thể nào quên. Mà chỉ duy nhất một vầng trăng tri kỷ, vẫn bầu bạn, vẫn sẻ chia, vẫn dõi theo bước chân người lính chiến không rời. “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Đối diện với trăng, nhà thơ dường như bị lép vế, bởi sự xấu hổ vì lỗi lầm vô tâm, nỡ bỏ quên những ân tình trong quá khứ, để chạy theo cuộc sống xô bồ tấp nập, theo “ánh điện cửa gương”, tách biệt với thiên nhiên, quên cả tri kỷ mà người đã từng “ngỡ không bao giờ quên”. Trăng không hờn trách, không chỉ trích, trăng vẫn im lặng soi sáng, phủ lên nhà thơ thứ ánh sáng đẹp đẽ và nhân hậu. Điều ấy càng khiến con người ta thêm “giật mình”, thêm ngỡ ngàng, thậm chí là bàng hoàng về bản thân, sự im lặng đôi lúc chính là liều thuốc hữu hiệu, khiến chúng ta phải tự soi xét lại. Sự bao dung, dịu dàng và thủy chung của vầng trăng khiến nhà thơ hiểu ra được nhiều điều, có lẽ cái “giật mình” ấy chính là sự tỉnh ngộ. Tỉnh ngộ để tìm lại bản thân, để sống tốt hơn, để nhớ lại và trân quý những gì tốt đẹp trong quá khứ, để không sống vô tình, vô nghĩa, vầng trăng chính là một tấm gương sáng về lòng thủy chung của người tri kỷ, để người lính soi vào và suy ngẫm lại về bản thân mình suốt những năm qua đã sống thực sự nhân nghĩa hay chưa. Vầng trăng xưa nay vốn đã rất quen thuộc với con người, trăng chiếu rọi xuống những ánh sáng nhàn nhạt, dịu nhẹ như người bạn, người thân, người tri kỷ sẵn sàng sẻ chia, ôm ấp và đồng hành với con người trên mọi nẻo đường. Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ dẫu câu từ có vẻ đơn giản, mộc mạc nhưng lại hàm súc những ý nghĩa lớn, ấy là bài học về sự ghi nhớ những ân tình trong quá khứ, là lời khuyên, là tấm gương về lối sống nhân nghĩa, luôn trân quý, biết ơn những người, những cảnh vật xưa cũ. Bởi dù đó có là những điều quá vãng, nhưng mãi luôn là những giá trị quan trọng xây dựng nên một tâm hồn, một cuộc đời, dễ dàng lãng quên đồng nghĩa với việc vô tâm, vô cảm với cuộc đời.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:
- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.
- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.
- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.
- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.
- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.
- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.