K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2021

Mk mún giúp lắm  nhưng mà mk lười đánh máy quá

26 tháng 10 2021

Câu 1:

- Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật bao gồm cả con người. Mỗi loài sinh vật sẽ có số lượng tế bào khác nhau.

- Có nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại tế bào trong cơ thể người sẽ đảm nhiệm một chức năng riêng.

Câu 2:

- Màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.

- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào:

+ Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.

+ Ribôxôm: Nơi tổng hợp prôtêin.

+ Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất

+ Bộ máy Gôngi: Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm

+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia tế bào.

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào: 

+ Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền

+ Nhân con: Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)

Câu 3: 

*Tế bào nhân sơ:

- Có ở tế bào vi khuẩn.

- Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân.

- Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

- Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.

- Không có khung xương định hình tế bào.

*Tế bào nhân thực:

- Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

- Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.

- Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.

- Kích thước lớn hơn.

- Có khung xương định hình tế bào.

Câu 4:

*Giống nhau :

- Đều là tế bào nhân thực .

- Màng sinh chất được cấu tạo theo mô hình khảm lỏng.

- Thành phần đều có cấu tạo từ các chất hữu cơ và vô cơ :protein, gluxit, lipit, axit nuclêic, nước...

*Khác nhau:

Tế bào động vật

Tế bào thực vật

- Dị dưỡng

- Tự dưỡng

- Hình dạng không nhất định

- Hình dạng ổn định

- Thường có khả năng chuyển động

- Rất ít khi có khả năng chuyển động

- Không có lục lạp

- Có tế bào lục lạp

- Không có không bào

- Có không bào lớn

- Chất dự trữ là glycogen

- Dự trữ bằng hạt tinh bột

- Không có thành xenlulozơ

- Có màng thành xenlulozơ

- Phân bào có sao ,phân chia tế bào chất bằng eo thắt lưng ở giữa

- Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng vách ngăn

Câu 5:

- Tế bào lớn lên nhờ quá trình trao đổi chất.

- Từ tế bào mới hình thành → Tế bào đang lớn → tế bào trưởng thành.

Câu 1 : Tế bào là gì ? Tại sao Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của cơ thể sống ?Câu 2 : Trình bày hình dạng và kích thước của tế bào ? Hãy cho biết tế bào nào quan sát được bằng kình hiển vi ; tế bào nào có thể quan sát được bằng mắt thường ?Câu 3 : Giải thích vì sao mỗi tế bào có hình dạng khác nhau ?Câu 4 : Nêu cấu tạo của tế bào ? Có mấy loại tế bào ? Cho ví dụ ? Tình...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tế bào là gì ? Tại sao Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của cơ thể sống ?

Câu 2 : Trình bày hình dạng và kích thước của tế bào ? Hãy cho biết tế bào nào quan sát được bằng kình hiển vi ; tế bào nào có thể quan sát được bằng mắt thường ?

Câu 3 : Giải thích vì sao mỗi tế bào có hình dạng khác nhau ?

Câu 4 : Nêu cấu tạo của tế bào ? Có mấy loại tế bào ? Cho ví dụ ? Tình điểm giống nhau và khác nhau về nhành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật ?

Câu 5 : Tế bào lớn lên mãi đc không ? Tại sao ? Kích thước tế bào chất và nhân thay đỏi như thế nào khi tế bào lớn lên ?

Câu 6 : Trình bày quá trình sinh sản của tế bào ? Từ đó nêu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào ?

Câu 7 : Cơ thể là gì ? Nêu ví dụ về vật sống và vật không sống ?

Câu 8 : Phân biệt cơ thể đơn bào và đa bào ?

Câu 9 : Nêu các cấp tổ chức của cơ thể đa bào ; từ thấp đến cao ?

Câu 10 : Nêu khái niệm mô ; cơ quan ; hệ cơ quan ? Lấy 2 ví dụ của các cấp độ . 

 

0
I. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành: 1. Phân biệt vật sống, vật không sống. Lấy ví dụ vật sống, vật không sống. 2. Trình bày các đặc trưng của sự sống. 3.Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. II. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống : 1.Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào? Cho ví dụ 2.Trình bày cấu tạo và chức...
Đọc tiếp

I. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành: 1. Phân biệt vật sống, vật không sống. Lấy ví dụ vật sống, vật không sống. 2. Trình bày các đặc trưng của sự sống. 3.Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. II. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống : 1.Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào? Cho ví dụ 2.Trình bày cấu tạo và chức năng mỗi thành phần của tế bào 3.Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật; tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 4.Tế bào lớn lên và sinh sản như thế nào? Ý nghĩa của sự phân chia tế bào? III. Từ tế bào đến cơ thể : 1. Thế nào là sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. Cho ví dụ sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. 2. Nêu mối quan hệ giữa các cấp độ tồ chức trong cơ thể đa bào.

1
30 tháng 12 2024

ngu

 

20 tháng 10 2016

1. Quá trình phân chia diễn ra như sau:
+Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
-Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,…tế bào.
-Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới cho cơ thể thực vật.
Kết luận:
Tế bào được sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.

2. Giống nhau là đều được cấu tạo từ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất với các bào quan, nhân rõ ràng (có màng nhân) .
Khác nhau:
+ Tế bào động vật: không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp, có trung thể, không bào nhỏ giữ vai trò không quan trọng.
+ Tế bào thực vật: có thành xenlulôzơ, có lục lạp, không có trung thể, không bào lớn giữ vai trò quan trọng.

20 tháng 10 2016

2.1. Giống nhau : đều có các thành phần :

- Màng nguyên sinh
- Tế bào chất với các bào quan : ti thể, thể Gongi, lưới nội chất, ribosome,...
- Nhân với nhân con và nhiễm sắc thể.

2. Khác nhau :
a. Tế bào thực vật :

- Có lớp màng xenlulozơ bao ngoài màng nguyên sinh nên tế bào thường cứng, rắn.
- Có lạp thể : lục lạp, bột lạp, sắc lạp
- Chỉ thực vật bậc thấp mới có trung thể
- Có không bào trung tâm, kích thước lớn chứa nhiều nước, muối khoáng, chất hữu cơ rất quan trọng trong đời sống của tế bào thực vật.

b. Tế bào động vật :

- Chỉ có lớp màng nguyên sinh nên tế bào thường mềm.
- Không có lạp thể
- Tế bào của các loài động vật đều có trung thể (trừ tế bào thần kinh)
- Có không bào với kích thước nhỏ, không quan trọng.

14 tháng 11 2016

Câu 1: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi?

=>* Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.

- Cách sử dụng kính lúp: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.

*Cấu tạo kính hiển vi: Kính hiển vi gồm ba phần chính:

- Chân kính

- Thân kính gồm:

+ Ống kính:

-Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại x10 ( gấp 10 lần) x20 (gấp 20 lần),....

- Đĩa quay gắn các vật kính.

- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại x10, x20,....

+ Ốc điều chỉnh:

- Ốc to

- Ốc nhỏ

- Bàn kính: Nơi dặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.

*Cách sử dụng kính hiển vi:

- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.

- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

- Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

Câu 2: Cấu tạo tế bào thực vật gồm những phần chính nào? Chức năng của từng phần?

=> Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần và chức năng của chúng:

* Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

* Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.

* Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

* Nhân: thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào .

Câu 3: Sự lớn lên và phân chia tế bào diễn ra như thế nào?

=> * Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.

* Sự phân chia tế bào: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia.

- Quá trình đó diễn ra như sau:

+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.

+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,.....tế bào.

- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.

Câu 4: Có mấy loại rễ chính và lấy ví dụ mỗi loại đó? Nêu các miền của rễ và chức năng của chúng?

=> Các loại rễ gồm rễ cọc và rễ chùm.

* Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm, cây hoa hồng,....

* Rễ chùm: cây tỏi tây, cây lúa ( mạ), cây si già,.....

- Các miền của rễ và chức năng của chúng:

* Rễ gồm có 4 miền:

+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.

+ Miền hút: có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: có chức năng làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ.

 

14 tháng 11 2016

1.

Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.

Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính hiển vi:

chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.

'Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.



 

16 tháng 12 2021

Câu 1 : Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật

Thay thế những tế bào bị tổn thương

Thay thế những tế bào bị mất hoặc chết

16 tháng 12 2021

Câu 2 : Tế bào nhân thực - Các bào quàn không có màng bao bọc

13 tháng 11 2016

6.Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

 

18 tháng 11 2016

Câu 3:+ Giống nhau
- Đều có biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
- Biểu bì, thịt vỏ, ruột đều cấu tạo từ tế bào
+ Khác nhau
* Thân non không có lông hút, còn rễ có lông hút
* Mạch rây và mạch gỗ ở thân non xếp thành vòng bó mạch, trong khi đó mạch rây và mạch gỗ ở rễ xếp xen kẽ nhau

P/s: Bạn hãy xem phần ghi nhớ ở SGK và các hình vẽ, nó sẽ giúp ích cho bạn nhiều đấy

Câu 2 : Trình bày sự lớn lên  và phân chia của tế bào ? Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào ?Câu 3Cơ thể là gì? Nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể? Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào? Câu 4:Trình bày các cấp độ tổ chức của cơ thể  từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan và cơ thể?\Câu 5 Trình bày hệ thống phân loại sinh...
Đọc tiếp

Câu 2 : Trình bày sự lớn lên  và phân chia của tế bào ? Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào ?

Câu 3

Cơ thể là gì? Nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể? Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào?

 Câu 4:Trình bày các cấp độ tổ chức của cơ thể  từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan và cơ thể?\

Câu 5 Trình bày hệ thống phân loại sinh vật? Gới và hệ thống phân loại năm giới? Khóa lưỡng phân là gì? Xây dựng khóa lưỡng phân?

Câu 6

 Sự đa dạng của vi khuẩn?Trình bày cấu tạo của vi khuẩn? So sánh tế bào động vật và tế bào vi khuẩn?Vai trò của vi khuẩn? Kể tên các bệnh do vi khuẩn gây lên?

Câu 7: Trình bày sự đa dạng của vi rus? Nêu cấu tạo và vai trò của vius? Kể tên các bệnh do virus gây ra?

Câu 8: So sánh vi rút và vi khuẩn?Cho các sinh vật sau  ( Vi khuẩn, nấm men, trùng biến hình, trùng dày, tảo lục, con thỏ, cây thông, cây mai, em bé) sắp xếp các sinh vật sau thành hai nhóm cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào?

3
25 tháng 12 2021

TK

2

Kích thước tế bào chất và nhân tăng dần lên khi tế bào lớn lên.

 Tế bào không lớn lên mãi được. Vì khi tế bào lớn đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con.

. Khi tế bào lớn lên một kích thước nhất định sẽ phân chia.

. Cơ thể ta gồm hàng tỉ tế bào được hình thành nhờ quá trình sinh sản (phân chia) của tế bào.

Quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào đã giúp con người cũng như các sinh vật khác lớn lên.

3.

Cơ thể người là toàn bộ cấu trúc của một con người, bao gồm một đầu, cổ, thân (chia thành 2 phần là ngực và bụng), hai tay và hai chân. Mỗi phần của cơ thể được cấu thành bởi hàng hoạt các loại tế bào.[1] Ở tuổi trưởng thành, cơ thể người có số lượng tế bào theo ước tính là 3,72 × 1013.[2] Con số được nêu ra như là dữ liệu không hoàn chỉnh dùng để sử dụng như khởi điểm của các tính toán sâu hơn. Con số này có được nhờ tính tổng số tế bào của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể của tất cả các loại tế bào.[3] Tổ hợp cấu thành cơ thể người bao gồm một số các nguyên tố nhất định theo các tỉ lệ khác nhau.

Cơ thể đa bào: cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào có các chứng năng khác nhau của cơ thể sống. Cơ thể đơn bào: cấu tạo nên từ một tế bào, tế bào đó thực hiện tất cả các chức năng của cơ thể sống.

ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

+ Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.

+ Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, tránh mất nhiệt qua lỗ chân lông và xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

+ Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.

+ Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.

+ Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường- chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể.

 

 

25 tháng 12 2021

TK 

7.

Tất cả các virus đều có cấu trúc chung gồm : lõi acid nucleic, vỏ protein (cấu trúc cơ bản). Ngoài ra một số virus có thêm một số cấu trúc riêng (cấu trúc không cơ bản). Lõi của virus hay genome virus chỉ chứa một trong hai acid nucleic: ADN hoặc ARN.

Một số bệnh do virus gây ra là: Sởi, quai bị, Rubella,Bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, Bệnh dại, Bệnh AIDS do HIV, covid - 19, Bệnh viêm não,........

vai trò của virus là : Trong tiến hóa, virus là một phương tiện chuyển gen ngang quan trọng, góp phần gia tăng sự đa dạng di truyền. Virus được công nhận  một dạng sống bởi một số nhà khoa học, do chúng có mang vật chất di truyền, có thể sinh sản và tiến hóa thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên.

 

16 tháng 10 2016

Câu 1 :

- Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

Ý nghĩa : Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 2 : 

- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền

- Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

- Miền sinh trưởng có chức năng làm cho rễ dài ra

- Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ

16 tháng 10 2016
Câu 3 : 
 
Các loại rễ biến dạng: 
 
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả.
 
Ví dụ : cây củ cải, cà rốt ...
 
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên.
 
Ví dụ : cây trầu không ...
 
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí
 
Ví dụ : cây bụt mọc ...
 
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ.
 
Ví dụ : cây tầm gửi, dây tơ hồng ...
 
Câu 4 :
 
- Thân củ : Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa.
 
Ví dụ : củ su hào, củ khoai tây ...
 
Thân rễ : Dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi mọc chồi, ra hoa.
 
Ví dụ : Củ gừng, củ nghệ, cỏ tranh, củ dong ta
 
- Thân mọng nước : Dự trữ nước. Quang hợp
 
Ví dụ : Xương rồng 3 cạnh, cành giao, sừng hươu…