K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 24: Xác định thành ngữ Hán Việt

A. Ngày lành tháng tốt                       

B. Bách chiến bách thắng

C. Một nắng hai sương                       

D. Lời ăn tiếng nói

Câu 25: Xác định thành ngữ thuần Việt

 A. Ngày lành tháng tốt                      

 B. Bách chiến bách thắng

 C. Bán tín bán nghi                          

 D. Độc nhất vô nhị

Câu 26: Đọc câu văn sau đây:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Hãy xác định mục đích của việc dùng từ Hán Việt “kinh đô, yết kiến” trong câu trên.

A. Tạo sắc thái cổ      

B. Tạo sắc thái trang trọng.

C. Tránh gây cảm giác thô tục,ghê sợ .

D. Thể hiện thái độ tôn kính.

Câu  27: Đọc hai câu thơ sau đây:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

                (Hồ Xuân Hương)

Hãy cho biết thành ngữ in đậm trong câu thơ trên làm thành phần gì trong câu?

A. Vị ngữ

B. Chủ ngữ               

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ

D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 28: Nhóm từ nào sau đây gồm toàn từ thuần Việt.

A. Học sinh, nhà trường, sơn hà.

B. Giang sơn, xã tắc, yếu điểm.

C. Máy tính, bàn cờ, thư viện.

D. Bàn ghế, bóng đá, hoa hồng.

Câu 29: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây :

         “ Số cô chẳng giàu thì nghèo

     Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”

  A. Tết - Nhà             

  B. Chẳng  - Thì

  C. Giàu - Nghèo       

  D. Số  - Ngày

Câu 30: Hãy đọc câu sau đây: “Đi đâu  vội mà vàng, không cẩn thận, để xô cả vào người khác thế này?”

Từ ngữ in đậm trong câu trên có thể được thay bằng thành ngữ  nào?

A. Chân ướt chân ráo                     

B. Mắt nhắm mắt mở

C. Đi guốc trong bụng                   

D. Có đi có lại 

1
13 tháng 12 2021

Câu 24: Xác định thành ngữ Hán Việt

A. Ngày lành tháng tốt                       

B. Bách chiến bách thắng

C. Một nắng hai sương                       

D. Lời ăn tiếng nói

Câu 25: Xác định thành ngữ thuần Việt

 A. Ngày lành tháng tốt                      

 B. Bách chiến bách thắng

 C. Bán tín bán nghi                          

 D. Độc nhất vô nhị

Câu 26: Đọc câu văn sau đây:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Hãy xác định mục đích của việc dùng từ Hán Việt “kinh đô, yết kiến” trong câu trên.

A. Tạo sắc thái cổ      

B. Tạo sắc thái trang trọng.

C. Tránh gây cảm giác thô tục,ghê sợ .

D. Thể hiện thái độ tôn kính.

Câu  27: Đọc hai câu thơ sau đây:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

                (Hồ Xuân Hương)

Hãy cho biết thành ngữ in đậm trong câu thơ trên làm thành phần gì trong câu?

A. Vị ngữ

B. Chủ ngữ               

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ

D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 28Nhóm từ nào sau đây gồm toàn từ thuần Việt.

A. Học sinh, nhà trường, sơn hà.

B. Giang sơn, xã tắc, yếu điểm.

C. Máy tính, bàn cờ, thư viện.

D. Bàn ghế, bóng đá, hoa hồng.

Câu 29: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau đây :

         “ Số cô chẳng giàu thì nghèo

     Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà”

  A. Tết - Nhà             

  B. Chẳng  - Thì

  C. Giàu - Nghèo       

  D. Số  - Ngày

Câu 30: Hãy đọc câu sau đây: “Đi đâu  vội mà vàng, không cẩn thận, để xô cả vào người khác thế này?”

Từ ngữ in đậm trong câu trên có thể được thay bằng thành ngữ  nào?

A. Chân ướt chân ráo                     

B. Mắt nhắm mắt mở

C. Đi guốc trong bụng                   

D. Có đi có lại 

17 tháng 11 2021

Thể hiện thái độ tôn kính

17 tháng 11 2021

A

28 tháng 11 2021
  • 100 -3000
28 tháng 11 2021

- 2900 nhé

                             Môn Tiếng việt- Ngữ Văn 7ĐỀ1: 1, TRẮC NGHIỆM Câu1: Trong các câu tục ngữ sau câu nào là câu rút gọn? A, Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.B, Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.C, Người ta là hoa đất.D,Học ăn,học nói,học gói,học mở.Câu2: Cho biết tác dụng của câu tục ngữ dưới đây:" Một đêm mùa Xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đồ cũ...
Đọc tiếp

                             Môn Tiếng việt- Ngữ Văn 7

ĐỀ1: 

1, TRẮC NGHIỆM 

Câu1: Trong các câu tục ngữ sau câu nào là câu rút gọn? 

A, Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B, Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.

C, Người ta là hoa đất.

D,Học ăn,học nói,học gói,học mở.

Câu2: Cho biết tác dụng của câu tục ngữ dưới đây:

" Một đêm mùa Xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đồ cũ của bác tài Phán từ từ trôi."

A, Bộc lộ cảm xúc.

B, Gọi đáp.

C, Xác định thời gian, nơi chốn.

Câu3: Câu nào là câu đặc biệt?

A, Một canh....Hai canh....lại ba canh.

B, Quê hương là chùm khế ngọt.

C, Lan là học sinh.

D, Tất cả đều đúng.

Câu4: Nhận định nào đúng về Trạng Ngữ trong câu:

A, chỉ đứng ở đầu câu.

B, Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu và cuối câu.

C, Trạng ngữ ở đầu câu, giữa câu và cuối câu. Bổ sung ý nghĩ cho câu.

D, Trạng ngữ đứng ở đầu câu, giữa câu và cuối câu. Không bổ sung ý nghĩ cho câu.

2, Tự Luận

Câu1: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn? Cho ví dụ

Câu2: Xác định câu đặc biệt( nêu rõ tác dụng ) và câu rút gọn ( chỉ rõ thành phần được rút gọn ) trong đoạn văn sau:

Lan vừa trong thấy mẹ về đã nũng nịu:

A,- Mẹ ơi!

B,- Ôi con! ( Mẹ về đây con.)

C, Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ?

D, Mẹ sẽ nấu cơm ngay.

ĐỀ2:

Phần 1, Trắc nghiệm :  Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu tiên của đáp án đúng:

                                        Chim sâu hỏi chiếc lá:

                                       Lá ơi! Hãy kể chuyện đời của bạn                                              cho tôi nghe đi!

                                       Bình thường lắm, Chẳng có gì đáng                                         kể đâu.

Câu1: Trong đoạn văn có mấy câu rút gọn ?

A, Một

B, Hai

C, Ba

D, Bốn 

Câu 2: Trong đoạn văn có mấy câu đặc biệt? 

A, Một câu

B, Hai câu 

C, Bốn câu

D, không có.câu đặc biệt

 Câu3:  Câu " Bình thường lắm, không có gì đáng kể đâu" đã lược bỏ thành phần nào của câu:

A, Thành phần chủ ngữ.

B, Thành phần vị ngữ.

C,  Cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

Câu4: Câu đặc biệt trong đoạn văn đừng để làm gì?

A, nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc trong đoạn văn.

B, Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

C, Bộc lộ cảm xúc.

D, Gọi đáp.

Câu5: Câu rút gọn trong đoạn văn nhằm mục đích gì? 

A, Làm cho cậu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn và tránh lặp lại từ ngữ đặc xuất hiện ở câu đứng trước.

B, Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người

C, Cả 2 đáp án trên.

CÂU6: Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể tách thành câu riêng để đạt được nhưng mỹ đích tu từ nhất định?

A,Đầu câu.

B, Giữa câu và vị ngữ.

C,Cuối câu.  

Câu7: Ở vị trí nào trong câu đặc biệt trong đoạn văn sau và cho biết nội dung thông báo của câu? 

" Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Nhưng buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh." 

Phần 2: TỰ LUẬN 

Câu1: Thêm trạng ngữ cho câu có ý nghĩ và công dụng gì? Đặt 1 câu có thêm thành phần trang ngữ. 

Câu 2: Viết 1 đại văn nghị luận khoảng 10 câu, trình bày quan điểm về câu tục ngữ " học ăn,học nói,học gói,học mở". Trong đó có sử dụng 2 trạng ngữ. Gạch chân, chú thích và nêu rõ tác dụng của trạng ngữ đó.

 

                                ~~HẾT~~

 

 

 

 

0
28 tháng 3 2020

a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh

b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !

c) Giấy rách phải giữ lấy lề

Chết vinh còn hơn sống nhục

Chết trong còn hơn sống đục

Chết đứng còn hơn sống quỳ

        #shin

DÀNH CHO BẠN NÀO CẦN NHA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 NĂM 2016 - 2017 A. TIẾNG VIỆT 1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập? -Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau..       - Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)2. Nghĩa của...
Đọc tiếp

DÀNH CHO BẠN NÀO CẦN NHA

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NGỮ VĂN 7 NĂM 2016 - 2017

 

A. TIẾNG VIỆT

 

1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

 -Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau..

       - Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ pháp)

2. Nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập được miêu tả như thế nào?

      - Nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính.

     -  Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo ra nó

3. Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập  trong các ví dụ sau:

    a.  Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ

        - Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu

        - Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ.

    b. Xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ.

         - Từ ghép chính phụ:

         - Từ ghép đẳng lập:

  4. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?

     -Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh).

     - Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu.

5. Xếp các từ láy sau đây vào các loại mà em vừa kể:

   a. Xấu xí, nhẹ nhàng, đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, róc rách, lóc cóc, trăng trắng

       - Láy toàn bộ: đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng   

       - Láy bộ phận: xấu xí, nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc

   b. Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu.

       - Láy toàn bộ:

       - Láy bộ phận:

 6.Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép? vì sao.

    - Các từ trên không phải là từ láy mà nó là từ ghép

7. Thế nào là đại từ.

     - Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất,….. được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

8. Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu.

    - Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

9. Đại từ có mấy loại? ->  2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.

10. Thế nào là Yếu tố HV? -> Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV

11. Từ ghép Hán việt có mấy loại? – 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

12. Trật tự của các yếu tố từ ghép Hán Việt chính phụ  giống, khác với  trật tự của các tiếng trong từ ghép thuần việt ở chỗ nào?

    Giống trật tự từ ghép thuần việt ở chỗ yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

    - Khác ở chỗ yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

13.  Giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ (mừng + vui), ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư.

   - Đẳng lập: thiên địa, khuyển mã, kiên cố (vững+ chắc), nhật nguyệt, hoan hỉ

  - Chính phụ: đại lộ, hải đăng,, tân binh, quốc kì, ngư nghiệp

14. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào?

      - Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã, lịch sự tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục ; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.

15. Vì sao khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta không nên lạm dụng?

     - Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ HV, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

16. Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ HV trong các câu sau:

    a. Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng

    b. Hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ

    c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã,lịch sự

    d.Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ

17. Thế nào là quan hệ từ?

     - Biểu thị ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phản …. giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

18. Nếu trong những trường hợp bắt buộc dùng qht mà ta không dùng thì ý nghĩa của câu như thế nào?

 - Trường hợp bắt buộc dùng qht mà không dùng thì ý nghĩa của câu sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.

19. Có phải trường hợp nào ta cũng bắt buộc sử dụng quan hệ từ không? Vì sao? VD.

  - Không, vì có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được không dùng cũng được).

20. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ?Nêu cách chữa.

      - Thiếu quan hệ từ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

21.Vận dụng những kiến thức  về  quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng và câu nào sai.

        a. Nếu có chí thì sẽ thành công->  đúng (quan hệ điều kiện – kết quả)

        b. Nếu trời mưa thì hoa nở.-> Sai (trời mưa không phải là điều kiện để hoa nở)

        c. Giá như trái đất bằng quả cam thì tôi bỏ vào túi áo.-> đúng ( quan hệ giả thiết – kết quả)

 22.  Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa?

   - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

  - Có hai loại:

      + Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.

      + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau

23. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được?

     - Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.

     - Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

24. Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa: Chết, nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, siêng năng, tạ thế,  biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, tặng, dòm, chịu khó.

 a) chết, hi sinh, tạ thế, thiệt mạng                       b) nhìn, nhòm, ngó, liếc, dòm 

 c) cho, biếu, tặng                                                d) chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn,chịu khó 

25. Xác định từ đồng nghĩa trong các ví dụ sau:

         a.  Thúy Kiều đi qua cầu nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng

          Trọng Thủy nhòm vào nước thoáng thấy nàng Mị mắt rơi Châu.

         b.  Một cây làm chẳng nên non,

            Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

         c.  Đi tu phật bắt ăn chay

            Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không !

        d.  Tìm từ đồng nghĩa trong 2 câu ca dao sau

                -  “Giữa dòng bàn bạc việc quân

             Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

                                (Hồ Chí Minh )

              -  “Mênh mông bốn mặt sương mù

                Đất trời ta cả chiến khu một lòng”.

                             (Việt Bắc – Tố Hữu )

26. Thế nào là từ trái nghĩa?

     - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiểu nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.

27. Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ  sau:

     a)    Non cao non thấp mây thuộc,

         Cây cứng cây mềm gió hay.   (Nguyễn Trãi)

     b)  Trong lao tù cũ đón tù mới,

        Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa. (Hồ Chí Minh)

    c) Còn bạc, còn tiền,còn đệ tử,

       Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

    d) Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa,

      Chỗ ồn ào đang hóa than rơi. (Phạm Tiến Duật)

     e)Đất có chỗ bồi, chỗ lở, người có người dở, người hay.

28. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ sau:

    a) Một miếng khi đói bằng một gói khi………          b) Chết………. còn hơn sống  đục

    c) Xét mình công ít tội ……                                      d) Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại …………..

    e) Nói thì………………. làm thì khó                         g) Trước lạ sau……………….

29.  Thế nào là từ đồng âm?

      - Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

 30. Các từ “châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không? Vì sao?

          a. Châu chấu đá xe.

          b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi.

          c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều.

     - Các từ “Châu” là từ đồng âm vì: Châu 1: tên một loại côn trùng; châu 2: tên một châu lục nằm trọn vẹn ở bắc Bán cầu; châu 3: tên người. (phát âm chệch đi từ chữ chu – Chu Du – một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc – Trung Quốc)

 31. Giải thích nghĩa của từ “chân” trong các ví dụ sau và cho biết chúng có phải là từ đồng âm không?

       a. Cái ghế này chân bị gãy rồi.

       b. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi.

     c. Nam đá bóng nên bị đau chân.  

   -Không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa vì:

        + Chân 1: chỉ bộ phận dưới cùng của ghế, dùng để đỡ các vật khác (chân bàn, chân ghế…).

        + Chân 2: chỉ bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền (chân núi, chân tường …)

        + Chân 3: Chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng.

32. Tìm và giải thích nghĩa các từ đồng âm sau:

      “Bà già đi chợ Cầu Đông

  Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.

      Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

  Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”

TL: - Lợi 1: lợi ích                       - lợi 2: lợi của nướu răng.

33. Thành ngữ là gì? VD?

   - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi

34. Chức vụ của thành ngữ?

    - Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ

35. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:

   a. An phận thủ thường:bằng lòng với cuộc sống bình thường của mình, không đòi hỏi gì.

   b. Tóc bạc da mồi:Người tuổi cao

   c. Được voi đòi tiên: có được cái này còn đòi cái kia có giá trị hơn, chỉ người có tính tham lam.

     -> Lòng tham không có giới hạn, ngày càng quá đáng

  d. Nước mắt cá sấu: lúc nào cũng có thể chảy nước mắt như nước ở mắt con cá sấu, chỉ người có tính giả dối gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.

 e. Bách chiến bách thắng:

  g. Ăn cháo đá bát:

0
6 tháng 2 2019

1."Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

2.Phân tích câu tục ngữ:  Tấc đất tấc vàng

Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta.

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đát lại quý như vàng.

Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác.

Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.

3

luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

“Sách là người bạn tốt của con người”, câu nói này muốn nhấn mạnh vai trò, tính năng, tầm quan trọng của sách đối với con người, với sự tìm kiếm thông tin vô tận của con người. Khi nhắc đến “người bạn tốt”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến người có thể chia ngọt sẻ bùi, người có thể đồng hành bên cạnh ta bất cứ lúc nào, dù là giai đoạn khó khan đầy thử thách thì người bạn đó vẫn sẽ không bỏ ta ở lại. ĐÚng vậy, con người chúng ta trên con đường đi tìm kiếm tri thức cho bản thân mình thì gặp phải rất nhiều chông gai, khó khan và thử thách. Sách chính là một người bạn tốt thực sự có thể giúp cho chúng ta tìm ra chân lí, tìm ra phương pháp, tìm ra đáp số cho điều mà bản thân mình cần làm.

Có thể nói sách là nơi lưu giữ thông tin lâu đời nhất. Thế giới tri thức bất tận ấy không bao giờ ngừng nghỉ, chúng ta cần tìm cách để khai phá các thông tin ấy cho riêng mình.

Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới thành công cũng chính nhờ sách, nhờ những phát hiện mới từ trong sách và biến thành suy nghĩ, thành sang tạo của bản thân mình.

Sách là người bạn của con người, dù bạn muốn tìm đến sách với mục đích gì thì nó vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Sách là kho tang tri thức, là nơi chúng ta tìm đến để giải trí, để giải tỏa căng thằng của bản thân mình, vun đắp, trau dồi nên đời sống tình cảm của bản thân mình.

Có thể nói Hồ CHí Minh là một người luôn coi sách là người bạn. Bác đã dành những thời gian rảnh rỗi để đọc sách, để học, để tìm hiểu những phong tục tập quán của các dân tộc khác trên thế giới để có thể đúc rút kinh nghiệm về xây dựng nên hệ thống luận điểm riêng của Việt Nam.

Khi đọc sách, chúng ta cũng cần phải có phương pháp học khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi khi chúng ta tìm đến sách, chúng ta đều nhằm vào một mục đích nhất định. Sách sẽ là người bạn trong hành trình tìm kiếm tri thức và khám phá thế giới xung quanh mình.

Các bạn học sinh sẽ chọn sách theo nhu cầu của mình là để trau dồi kiến thức và giải trí. Những sách các em tìm đến sẽ đáp ứng nhu cầu ấy như sách văn học, toán học, sách truyện, sách thiếu nhi…Còn những người đã có tuổi, họ tìm đến những cuốn sách có thể khơi dậy quá khứ hào hung của lịch sử, có thể trau dồi đời sống tinh thần và có thể là những chuyện khoa học ở đâu đó trên thế giới. Như vậy, mỗi người sẽ có cách để lựa chọn những loại sách phù hợp hơn với bản thân mình.

Dù là loại sách nào, dù với mục đích gì thì sách vẫn luôn là người bạn thân thiết đồng hành cùng chúng ta trên từng chặng đường, từng bước đi. Hãy không ngừng trân trọng và giữ gìn những cuốn sách như những người bạn thân thiết.

6 tháng 2 2019

Câu 1 :Nói tục ngữ thường dễ đọc ,dễ nhó và có tính thực tiễn cao vì : 

Các câu tục ngữ thường ngắn gọn,dễ nhớ vì chúng thường ngắn gọn,àm súc ,cô đọng,có nhịp điệu,hình ảnh

Chúng có tính thực tiễn cao vì xuất phát từ những kinh nghiệm dân gian của nhân dân ta mọi mặt trong đời sống,được nhân dân sáng tạo dựa vào đời sống hằng ngày

Phân tích câu tục ngữ : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
                                 Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đối với câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Có thể thấy tháng năm là tháng của mùa hè. Vào khoảng thời gian này đêm ngắn ngày dài vì thế cha ông ta sau bao nhiêu năm tháng sinh sống đã đúc kết và ví von đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Thời gian buổi tối trôi đi nhanh khiến cho con người cảm tưởng vừa mới chợp mắt thì trời đã sáng mất rồi. Sang đến câu thứ hai “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Tháng mười là tháng của mùa đông. Vào khoảng thời gian này ngày sẽ ngắn đi còn tối sẽ dài thêm. Mọi người sẽ được ngủ nhiều hơn làm. Với cách nói vần “mười” với “cười” và sự biểu đạt ý nghĩa hóm hỉnh dí dỏm. Câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi. Như vậy qua đây, ta có thể thấy được câu tục ngữ trên thể hiện được sự thay đổi của các tháng trong các mùa, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau. Để đúc kết được câu tục ngữ đó, cha ông ta đã phải mất nhiều thời gian sinh sống và chiêm nghiệm mới có thể làm được.

Câu 2 :

Em ko đồng ý .Vì "Nghĩa bóng" được hình thành theo theo phương pháp biểu trưng và làm nên nghĩa biểu trưng của tục ngữ. "Nghĩa bóng" này được hình thành do cách nói chuyển nghĩa và do quá trình vận dụng đã tạo nên khả năng mở rộng nghĩa.

Phân tích ý nghĩa câu tục ngữ " Tấc đất tấc vang"

Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.

“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
 

Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
 

Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
“Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ”
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.

Câu 3 :

1. Khái niệm luận cứ

Theo định nghĩa sách giáo khoa, luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

Theo lý thuyết, luận cứ là cơ sở, nền tảng còn luận điểm có tính kết luận.

2. Các yêu cầu của luận cứ

– Luận cứ cần phù hợp với yêu cầu của các luận điểm, có nghĩa là luận cứ phài hài hòa với nội dung của luận điểm.

– Luận cứ cần có tính chính xác, khi nêu lên các luận cứ các biết rõ các thông tin đó có tính xác thực hay không? ví dụ như luận cứ về thời gian, số liệu, nhân vật có tính lịch sử…

– Luận cứ cần tính tiêu biểu, chọn lọc những nội dung nổi bật, đặc trưng để nêu. Ví dụ nhà thơ có nhiều tác phẩm văn học hãy chọn các tác phẩm giá trị, nổi bật nhất.

– Luận cứ cần phải toàn diện, khi nêu lên luận cứ cần đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu đầy đủ, toàn diện cho luận điểm.

Xác định luận cứ cho luận điểm" Sách là người bạn lớn của con người"

Ngày nay,chúng ta ai cũng cần phải có kiến thức để nuôi sống mình và gia đình mình,nhưng kiến thức ở đâu ? Nó nằm trong những cuốn sách vì vậy sách là tài sản quý giá,là người bạn tốt của con người,chúng ta phải chăm chỉ đọc sách.
Sách là sản phẩm của trí tuệ con người,sách là tài sản vô cùng quý giá.Sách mang nhiều kiến thức phong phú,giúp ta có những kiến thức làm những cột mốc xuất phát để ta có thêm nhiều kiến thức khác.Sách lưu giữ nhiều kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau:những cuộc khởi nghĩa của ông cha ta được ghi trong sử sách,những bài văn hay có trong sách Ngữ Văn,những bài Toán khó nhưng có nhiều cách giải hay trong sách Toán và Bài tập Toán...Những kiến thức này đều xuất phát trong những cuốn sách từ cổ chí kim.Nếu chúng ta còn thắc mắc về những điều mà mình chưa rõ thì thì sách sẽ giúp chúng ta cập nhật thông tin một cách đơn giản mà nhanh nhất.Chúng ta còn có thể giải mã được thắc mắc của chính mình và tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức phong phú khác từ những cuốn sách hay mà quý giá.Sách đưa ta đến chân trời của kiến thức,một chân trời kiến thức vô tận,giúp ta mở rộng thêm hiểu biết,là chìa khoá mở ra tri thức giúp đỡ ta sau này khi chúng ta bước vào đời sống tự lập.Sách còn đưa ta đến nơi của những cảm xúc lãng mạn:những cảnh thiên nhiên rất đẹp và những nhân vật tốt bụng luôn cứu giúp người khi hoạn nạn;cho ta biết thêm những tình cảm tốt đẹp:đức tính trung thực,thuỷ chung...Sách giáo dục chúng ta trở thành người tốt.Ai cũng biết những người thành đạt,nổi tiếng trên thế giới như Bác Hồ,Lenin,Lê Quý Đôn...Họ là những con người rất ham đọc sách,luôn tìm tòi kiến thức từ sách vở.Rõ ràng sách luôn là tài sản quý báu,người bạn quan trọng của con người.
Có người hay hỏi rằng:"Đọc sách như thế nào để có hiệu quả cao ?".Chúng ta có thể đọc sách ở nhiều nơi:thư viện,nhà trường,vào thời gian rãnh rỗi khi đang ở nhà...Chúng ta phải lựa chọn sách để đọc,phù hợp với lứa tuổi mọi người.Có nhiều loại sách để chúng ta có thể lựa chọn nhưng phổ biến nhất là hai loại sách:loại thứ nhất là sách kiến thức phổ thông dùng cho học sinh và các học giả chuyên môn;loại thứ hai là sách có kiến thức chuyên môn,dùng để trau dồi cho chuyên môn.Khi đọc sách chúng ta phải vừa đọc,vừa ghi lại những ý quan trọng và những ý mà mình cần thiết nhất.Chúng ta nên ghi vào một cuốn sổ riêng để tiện sử dụng khi cần thiết chúng ta phải vận dụng những kiến thức học được trong sách vào cuộc sống hàng ngày,như vậy thì chúng ta có thể nhớ kĩ hơn những kiến thức học được trong sách.Chúng ta cần phải kiên trí đọc sách để tạo thành thói quen cho mình,phải đọc sách theo những điều trên đây thì mới cho ta hiệu quả cao của việc đọc sách.
Sách luôn là người bạn thân,luôn cần thiết đối với chúng ta dù cho khoa học,kĩ thuật phát triển cao đến đâu.Sách luôn là người bạn tri kỉ,cùng ta đi hết cuộc đời,sách luôn cần thiết đối với chúng ta cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển thì sự phát triển của nó đều nhờ vào những kiến thức có trong sách.Chúng ta phải luôn nâng niu,bảo vệ sách,giữ gìn sách để chúng luôn luôn và mãi mãi là người bạn thân của chúng ta sau này.
Là người học sinh,chúng ta cần phải luôn luôn đọc sách vì nhờ vào việc đọc sách mà chúng ta mới có nhiều kiến thức về thế giới chúng ta đang sống và phát triển ra sao.Sách là tài sản quý giá,là người bạn thân tốt của con người.Chúng ta luôn luôn cần phải đọc sách cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển đến đâu.

UBND QUẬN HẢI ANTRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂNKHỐI LỚP 7 Thực hiện Công văn hướng dẫn số 748/UBND – VX của UBND thành phố, Công văn hướng dẫn số 240/BC – SGDĐT – VP của Sở GDĐT ngày 07/02/2020.     Nhà trường cho các em học sinh nghỉ học từ ngày 08/02/2020 đến hết ngày 16/02/2020. Các thầy cô...
Đọc tiếp

UBND QUẬN HẢI AN

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN

KHỐI LỚP 7

 

Thực hiện Công văn hướng dẫn số 748/UBND – VX của UBND thành phố, Công văn hướng dẫn số 240/BC – SGDĐT – VP của Sở GDĐT ngày 07/02/2020.

     Nhà trường cho các em học sinh nghỉ học từ ngày 08/02/2020 đến hết ngày 16/02/2020. Các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn6 hướng dẫn các em học sinh khối 6 ôn tập một số nội dung kiến thức để các em tự học ở nhà như sau:

 

I.ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU TỤC NGỮ VIỆT NAM

ĐỀ 1

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu câu sau:

                           Tấc đât, tấc vàng

 

                                                                               (Ngữ văn 7 – tập 2)

 

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?  Nêu khái niệm thể loại đó?

Câu 2.Văn bản trên thuộc đề tài nào?

Câu 3. Nhận xét về hình thức thể hiện của câu tục ngữ?

Câu 4. Từ “tấc” trong văn bản thuộc từ loại nào?

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 6. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?

 Câu 7. Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.

 

ĐỀ 2

Đọc câu tục ngữ và thực hiện các yêu sau:

Thương người như thể thương thân                                                                                           (Ngữ Văn 7 – Tập 2)

Câu 1. Tục ngữ có thuộc thể loại văn học dân gian không?

Câu 2. Câu tục ngữ trên thuộc đề tài nào?

Câu 3. Tìm ra 3 câu tục ngữ có cùng đề tài với văn bản trên?

Câu 4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì?

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu và tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 6  Nêu nội dung của câu tục ngữ?

Câu 7.  Viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung được khuyên nhủ trong câu tục ngữ.

 

II.LÀM VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ

Đề 1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao địa phương

Đề 2. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu tục ngữ địa phương

*Dặn dò:

- Các em làm bài vào vở bài tập trong thời gian nghỉ học ở nhà, nộp lại cho thầy, cô giáo vào ngày đi học trở lại ( 17/02/2020). Đề nghị có chữ ký xác nhận của bố (mẹ) về việc đã hoàn thành bài tập được giao.

- Hôm đi học, thầy cô giáo sẽ thu và kiểm tra vở tự học ở nhà của các em.

- Nếu còn điều gì chưa rõ có thể gọi điện thoại hoặc Zalo để hỏi thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm hoặc bộ môn theo địa chỉ: ……….

Nhà trường và các thầy giáo, cô giáo chúc các em phòng, chống dịch bệnh tốt, mạnh khỏe, tự giác học tập thật tốt !

 

TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN

   NHÓM TRƯỞNG NGỮ VĂN 7

                                Đã ký

 

 

 

 

                                     Đã ký

 

 

                                        XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Đã ký

 

 

 

                                                     Nguyễn Thị Ngọc Huyền

em nhiều bt woá

 giúp em vs!!!

0
Câu 1: Thể loại, vấn đề mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đưa ra là:a. Văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em.b. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.c. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của người mẹ trong cuộc đời của mỗi chúng ta.d. Là truyện ngắn viết về cuộc chia tay của những con búp bê.Câu 2: Tại sao...
Đọc tiếp

Câu 1: Thể loại, vấn đề mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đưa ra là:

a. Văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em.

b. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.

c. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của người mẹ trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

d. Là truyện ngắn viết về cuộc chia tay của những con búp bê.

Câu 2: Tại sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?

a. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù.

b. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm.

c. Nêu vai trò của vua Nam và cảnh cáo kẻ thù.

d. Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được qui định trong sách trời.

Câu 3: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây:

a. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.

b. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân.

c. Hình thức ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể thơ lục bát.

d. Thường nhắc lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.

Câu 4: Tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được thể hiện ở ý nào sau đây?

a. Bài thơ miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi nước.

b. Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.

c. Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp hình thức, phẩm chất cao quý và số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

d. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi nước và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.

Câu 5: Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?

a. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông –Nguyên

b. Trước khi đi đón Thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long

c. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử

d. Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô Thăng Long

Câu 6: Văn bản nào sau đây được viết bằng hình thức của một bức thư?

a. Cổng trường mở ra

b. Mẹ tôi

c. Cuộc chia tay của những con búp bê

d. Buổi học cuối cùng

B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):

Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?

Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)

Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”.Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?

1
25 tháng 12 2021

c