K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2021

Câu 17 : Đáp án B

Câu 18 : $n_{NaOH} = n_{ion\ dương} = 2n_{SO_4^{2-}} + n_{Cl^-} = 0,35(mol)$

$V_{dd\ NaOH} = \dfrac{0,35}{1} = 0,35(lít)$

Đáp án A

Câu 19 : Đáp án B

2 tháng 9 2021

Câu 17. Hãy cho biết dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với NaOH?  

A. NaCl, BaCl2, CuCl2 và BaCO3

B. NaHCO3, NH4Cl, FeCl2 và Zn(OH)2  

C. Na2HPO4, CH3COONa, FeCl2 và Al(OH)3 

D. NaHSO4, NH4NO3, BaCl2 và Pb(OH)2  

  Câu 18. Dung dịch X chứa Al3+, Fe2+; Cl- 0,15 mol và SO42- 0,10 mol. Xác định thể tích dung dịch NaOH 1,0M cần cho vào dung dịch X  để thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất?

A. 0,35 lít       B. 0,30 lít      C. 0,25 lít     D. 0,40 lít 

 Câu 19. Cho 200 ml dd chứa NaOH 1,0M và Ba(OH)2 0,8M vào 100,0 ml dd Al2(SO4)3 0,8M. Tính khối lượng kết tủa thu được sau PƯ? 

A. 49,76 gam     B. 46,64 gam    C. 68,40 gam   D. 65,28 gam 

SỰ ĐỔI MÀU CỦA CHẤT CHỈ THỊ (QUỲ TÍM) KHI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI Đối với phạm vi kiến thức THCS, các giáo viên thường giới thiệu muối chỉ làm quỳ tím không đổi màu. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với một số muối như NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2. Sau đây cô sẽ bổ sung cho các bạn một số thông tin như sau: Muối được cấu tạo từ gốc kim loại và gốc axit. - Muối được...
Đọc tiếp

SỰ ĐỔI MÀU CỦA CHẤT CHỈ THỊ (QUỲ TÍM) KHI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

Đối với phạm vi kiến thức THCS, các giáo viên thường giới thiệu muối chỉ làm quỳ tím không đổi màu. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với một số muối như NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2.

Sau đây cô sẽ bổ sung cho các bạn một số thông tin như sau: Muối được cấu tạo từ gốc kim loại và gốc axit.

- Muối được tạo từ gốc kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba)gốc axit mạnh (Cl, SO4, NO3) thì không làm quỳ tính đổi màu.

Ví dụ: NaCl, Na2SO4, BaCl2, Ba(NO3)2, CaCl2

- Muối được tạo thành từ gốc kim loại mạnh (Na, K, Ca, Ba)gốc axit yếu (CO3, SO3, PO4, S) thì quỳ tím hóa xanh.

Ví dụ: Na2CO3, K2S, Na3PO4, CaS

- Muối được tạo thành từ gốc kim loại tb-yếu (Al, Zn, Fe, Cu, ...)gốc axit mạnh (Cl, SO4, NO3) thì quỳ tím hóa đỏ.

Ví dụ: FeCl3, AlCl3, ZnSO4, CuSO4,...

- Muối được tạo thành từ gốc kim loại tb-yếu (Al, Zn, Fe, Cu, ...)gốc axit yếu (CO3, SO3, PO4, S) thì phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

6
25 tháng 9 2018

Sách giáo khoaa cần cải cách vấn đề này, chứ dạy học sinh theo sách mà đáp án lại ra theo thí nghiệm thì căn cứ ở đâu mà chấm? Hồi đó tỉnh em cũng bị cái này :v trong sgk bảo màu vàng :v nhưng thi ra lại là màu nâu đất :v mọi người đều nói là lấy sgk làm căn cứ :))) nhưng người ra đề lấy thực tế và học sinh đều bị trừ câu đó 0,25 đ (trừ mấy người làm sai ^_^). 0,25 đ :))) đủ khiến một vài ai đó rớt tốt nghiệp cấp II và tuyển sinh lớp 10 :v

25 tháng 9 2018

nói tóm tác vấn đề của cô giáo đã nói :

muối tạo bởi bazơ mạnh bazơ yếu
axit mạnh không đổi màu quì tím đổi màu quì tím sang màu đỏ
axit yếu đổi màu quì tím sang màu xanh trường hợp này thì chưa chắc được và độ pH của nó gần bằng 7

TRẢ LỜI:

CO - Cacbon monoxit

CO2 - Cacbon đioxit

HNO3 - Axit nitric

Cl2O - Điclo monoxit

B2H6 - Điboran

PH3 - Photphin

PH5 - Photphoran

C6H12 - Xiclohexan

4 tháng 5 2021

CO : cacbon oxit

\(CO_2\): cacbon đioxit

\(HNO_3\): axit nitric

\(Cl_2O\): điclo monooxxit

\(B_2H_6\): điboran

\(PH_3\):  photphin

\(PH_5\):  ??? làm g có

\(C_6H_{12}\): xiclohexan

                                                   Đề Thi Cuối Học Kì 2 - Hóa học 9Câu 1: Viết phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):a) CH4  +  Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) → b) C2H4 + H2O  → c) CaC2  + H2O  → d) C2H5OH  +  Na  → e) CH3COOH   +  NaOH →f) (RCOO)3C3H5  + NaOH →Câu 2: a) Viết công thức cấu tạo của C2H2 và C2H6b) Bằng phương pháp...
Đọc tiếp

undefined

                                                   Đề Thi Cuối Học Kì 2 - Hóa học 9

Câu 1: Viết phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

a) CH4  +  Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) → 

b) C2H4 + H2O  → 

c) CaC2  + H2O  → 

d) C2H5OH  +  Na  → 

e) CH3COOH   +  NaOH →

f) (RCOO)3C3H5  + NaOH →

Câu 2: 

a) Viết công thức cấu tạo của C2H2 và C2H6

b) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt hai khí: metan CH4 và etilen C2H4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

c) Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong 2 thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Đun nóng hỗn hợp benzen và brom (xúc tác bột Fe)

Thí nghiệm 2: Cho vài giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng nước, lắc nhẹ, sau đó để yên.

Câu 3: 

Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CH4 và C2H6. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30 gam kết tủa.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X.

Câu 4: 

a) Trên một chai cồn y tế có ghi: Cồn 70o. Nêu ý nghĩa của con số trên và tính thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 50ml cồn 70o.

b) Đun sôi hỗn hợp gồm 9,2 gam rượu etylic và 6,0 gam axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc) một thời gian thu được 5,28 etyl axetat. Tính hiệu suất của phản ứng giữa rượu và axit.

4
25 tháng 3 2021

Câu 1 : 

\(a.CH_4+Cl_2\underrightarrow{as,1:1}CH_3Cl+HCl\)

\(b.C_2H_4+H_2O\underrightarrow{^{H^+,t^0}}C_2H_5OH\)

\(c.CaC_2+2H_2O\rightarrow Ca\left(OH\right)_2+C_2H_2\)

\(d.C_2H_5OH+Na\rightarrow C_2H_5ONa+\dfrac{1}{2}H_2\)

\(e.CH_3COOH+NaOH\rightarrow CH_3COONa+H_2O\)

\(f.\left(RCOO\right)_3C_3H_5+3NaOH\rightarrow3RCOONa+C_3H_5\left(OH\right)_3\)

Câu 2 : 

a) CTCT C2H2 và C2H6 : 

\(CH\equiv CH\)

\(CH_3-CH_3\)

b) Nhận biết CH4, C2H4 : 

Sục lần lượt các khí qua dung dịch Br2 dư : 

- Mất màu : C2H4 

- Không HT : CH4

\(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)

c) 

TN1 : Mất màu nâu đỏ Br2 và có khí HBr thoát ra.

imageTN2 : 

Dầu ăn không tan trong nước , nổi trên bề mặt 

 

25 tháng 3 2021

Câu 3 : 

\(n_{CH_4}=a\left(mol\right),n_{C_2H_6}=b\left(mol\right)\)

\(n_X=\dfrac{4.48}{22.4}=0.2\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow a+b=0.2\left(1\right)\)

\(n_{CaCO_3}=\dfrac{30}{100}=0.3\left(mol\right)\)

\(CH_4+2O_2\underrightarrow{^{t^0}}CO_2+2H_2O\)

\(C_2H_6+\dfrac{7}{2}O_2\underrightarrow{^{t^0}}2CO_2+3H_2O\)

\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)

\(..............0.3......0.3\)

\(n_{CO_2}=a+2b=0.3\left(mol\right)\left(2\right)\)

\(\left(1\right),\left(2\right):a=b=0.1\)

\(\%V_{CH_4}=\%V_{C_2H_6}=\dfrac{0.1}{0.2}\cdot100\%=50\%\)

Câu 4 : 

\(\text{ Trong 100 ml cồn 70 độ có 70 ml rượu etylic và 30 ml nước.}\)

\(V_{C_2H_5OH}=\dfrac{70}{100}\cdot50=35\left(ml\right)\)

\(n_{C_2H_5OH}=\dfrac{9.2}{46}=0.2\left(mol\right)\)

\(n_{CH_3COOH}=\dfrac{6}{60}=0.1\left(mol\right)\)

\(CH_3COOH+C_2H_5OH\underrightarrow{H^+,t^0}CH_3COOC_2H_5+H_2O\)

\(0.1.........................0.1....................0.1\)

\(H\%=\dfrac{5.28}{0.1\cdot88}\cdot100\%=60\%\)

 

7 tháng 7 2017

-lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử , cho tác dụng với Ca phản ứng nào xuất hiện kết tủa thì chất ban đầu là BaCo3và Na2Co3(1),phản ứng nào không cho kết tủa thì chất ban đầu là MgCl2 , CaCl2 , NaCl(2)

BaCo3+Ca\(\rightarrow\)CaCo3\(\downarrow\) +Ba

Na2Co3+Ca\(\rightarrow\) CaCo3\(\downarrow\) +2Na

-cho nhóm (1) tác dụng với H2SO4 , phản ứng nào xuất hiên kết tủa thì chất ban đầu là BaCo3 , phản ứng nào không xuất hiện kết tủa thì chất ban đầu là Na2Co3

BaCo3+H2SO4 \(\rightarrow\) BaSO4\(\downarrow\) +H2O+CO2\(\uparrow\)

Na2CO3+H2SO4 \(\rightarrow\) Na2SO4+ H2O+CO2\(\uparrow\)

-cho nhóm (2) tác dụng với KOH , phản ứng nào xuất hiện kết tủa thì chất ban dầu là MgCl2 , phản ứng nào không thấy hiện tượng gì thì chất ban dầu là CaCl2 và NaCl (3) :

MgCl2+ 2KOH \(\rightarrow\) Mg(OH)2\(\downarrow\) + 2KCl

- cho nhóm (3) tác dụng với H2SO4,phản ứng nào xuát hiện kết tủa thì chất ban đầu là CaCl2 , phản ứng nào không thấy có hiện tượng gì thì chất ban đầu là NaCl

CaCl2+H2SO4\(\rightarrow\) CaSO4\(\downarrow\) + 2HCl

20 tháng 6 2019

- Trích thành những mẫu thư nhỏ

- Cho các mẫu thử trên vào nước

+ Mẫu thử không tan trong nước là BaCO3

+ 3 mẫu thử tan dần ra trong nước là MgCl2, CaCl2 và Na2CO3

- Cho HCl lần lượt vào 3 mẫu thửu còn lại

+ Mẫu thử có bọt khí không màu xuất hiện là Na2CO3

Na2CO3+2HCl→2NaCl+CO2\(\uparrow\)+H2O

+ Hai mẫu thử không có hiện tượng gì là MgCl2 và CaCl2

- Cho dung dịch NaOH lần lượt vào hai mẫu thử còn lại

+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch là MgCl2

MgCl2+2NaOH→2NaCl+Mg(OH)2↓

+ Mẫu thử không có hiện tượng gì là CaCl2

24 tháng 9 2019

4.

Quỳ tím:
-NaCl: quỳ tím không đổi màu
-hcl: quỳ tím hóa đỏ
-Ba(Oh)2: quỳ tím hóa xanh
-Na2CO3: quỳ tím không đổi màu
Dùng AgNO3 để tìm dd chứa NaCl và Na2CO3 nhờ kết tủa trắng.
-Kết tủa trắng: AgCl =>NaCl
pthh: NaCl+ AgNO3 -> AgCl +NaNO3
- ko có hiện tượng gì => Na2CO3
24 tháng 9 2019

bạn nào giúp mik giải những bài nay nhé

thank bạn!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1

2 tháng 8 2018

Bài 1:

a) K: 2K + 2HCl---> 2KCl+ H2

2K + 2H2O ---> 2KOH + H2 (nếu K dư)

Zn: Zn+ 2HCl--> ZnCl2 + H2

Cu: ko có pứ

AgNO3: AgNO3+ HCl ---> AgCl + HNO3

CuO : CuO + 2HCl --> CuCl2 + H2O

NaOH: NaOH + HCl --> NaCl + H2O

Na2SO4: ko có pứ

Mg(OH)2: Mg(OH)2 + 2HCl--> MgCl2 + 2H2O

K2CO3: K2CO3 + 2HCl --- > 2KCl + CO2 + H2O

Al2O3: Al2O3 + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2O

b) Na: 2Na + 2H2O --> 2NaOH

CO2: CO2 + Ba(OH)2 ---> BaCO3 + H2O (nếu Ba(OH)2 dư)

2CO2 + Ba(OH)2 ---> Ba(HCO3)2 (nếu CO2 dư)

H2SO4: Ba(OH)2 + H2SO4 --> BaSO4 + 2H2O

HCl: Ba(OH)2 + 2HCl ---> BaCl2 + H2O

MgSO4: MgSO4 + Ba(OH)2 --> Mg(OH)2 + BaSO4

Al2O3: Al2O3 + 3H2SO4 --> Al2(SO4)3 + 3H2O

NaCl: ko pứ

CuCl2: CuCl2 + Ba(OH)2 ---> Cu(OH)2 + BaCl2

c) K: 2K + 2H2O --> 2KOH + H2

Mg: ko pứ

H2SO4: Na2CO3 + H2SO4 --> Na2SO4 + CO2 + H2O

KOH: ko pứ

Ca(OH)2: Ca(OH)2 + Na2CO3 --> 2NaOH + CaCO3

BaCl2: BaCl2 + Na2CO3 --> 2NaCl + BaCO3

KCl: ko pứ

Bài 2: A: Fe2O3 B: FeCl3

D: Fe(OH)3 E: Fe2O3

4Fe + 3O2 ---> 2Fe2O3

Fe2O3 + 6HCl---> 2FeCl3+ 3H2O

FeCl3 + 3NaOH --> Fe(OH)3 + 3NaCl

2Fe(OH)3 ----> Fe2O3 + 3H2O

Câu 1: Hãy viết các PTHH theo các sơ đồ phản ứng sau đây: 1) AgNO3 + ­HCl ---> 2) Cu + H2SO4đnóng ---> 3) BaCO3 + H2SO4 ---> 4) NaOH + CuSO4 ---> 5) Al(OH)3 6) K2CO3 + ? ---> KCl + ? 7) Ba(NO3)2 + ? ...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy viết các PTHH theo các sơ đồ phản ứng sau đây:

1) AgNO3 + ­HCl --->

2) Cu + H2SO4đnóng --->

3) BaCO3 + H2SO4 --->

4) NaOH + CuSO4 --->

5) Al(OH)3

6) K2CO3 + ? ---> KCl + ?

7) Ba(NO3)2 + ? ---> NaNO3 + ?

8) CuSO4 + ? ---> K2SO4 + ?

9) AgNO3 + ? ---> KNO3 + ?

Câu 2: Viết PTHH thực hiện chuỗi biến hóa sau:

a. Al2O3 ---> Al ---> Al(NO3)3 ---> Al(OH)3 ---> Al2O3 ---> Al2(SO4)3 ---> AlCl3 ---> Al ---> Cu

b. Fe ---> FeCl3 ---> Fe(OH)3 ---> Fe2O3 ---> Fe ---> FeCl2 ---> Fe(NO3)2 ---> FeCO­3 ---> Fe­SO4.

c. Mg ---> MgO ---> MgCl2 ---> Mg(OH)2 ---> MgSO4 ---> MgCl2 ---> Mg(NO3)2 ---> MgCO3

d. Cu(OH)2 ---> CuO ---> CuSO4 ---> CuCl2 ---> Cu(NO3)2 ---> Cu ---> CuO.

Câu 3: Nhận biết dung dich

a) HCl, H2SO4 , NaOH, KCl

b) HCl, H2SO4 , Ba(OH)2 , KCl chỉ dùng quỳ tím.

c) KNO3, KCl, KOH, H2SO4

d) Na2CO3, Na2SO4, NaCl..

Bài 4 : Cho 10,5g hỗn hợp 2kim loại Cu,Zn vào dung dịch 500ml H2SO4 loãng dư,người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).

a/ Viết phương trình hoá học.

b/Tính thành phần tram khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

c/ Tính nồng độ mol dung dịch axit H2SO4.

Bài 5: Cho 21,2 g Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 400 ml dd HCl thu được khí (ở đktc).

a) Viết PTHH xảy ra.

b) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.

c) Tính thể tích khí thu được .

Bài 6: Trung hòa 200ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch KOH.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính thể tích(ml) dung dịch KOH 6%, khối lượng riêng bằng 1,048g/ml để trung hòa dung dịch axit đã cho.

c. Tính thể tích(ml) dung dịch H2SO4 20%, khối lượng riêng bằng 1,14g/ml để trung hòa dung dịch bazơ đã cho.

Bài 7: Cho 200 g dung dịch BaCl2 10,4% tác dụng vừa đủ với 400g dung dịch Na2SO4.

a. Viết PTHH xảy ra.

b. Tính khối lượng kết tủa tạo thành

c. Tính nồng độ phần trăm của chất còn lại trong dung dịch thu được sau khi đã lọc bỏ kết tủa.

ai giải hộ mk với

2
30 tháng 4 2020

Câu 1: Hãy viết các PTHH theo các sơ đồ phản ứng sau đây:

1) AgNO3 + ­HCl ---> AgCl↓+HNO3

2) Cu + H2SO4đnóng ---> CuSO4+SO2↑+H2O

3) BaCO3 + H2SO4 ---> BaSO4+CO2+H2O

4) 2NaOH + CuSO4 ---> Na2SO4+Cu(OH)2

5) Al(OH)3

6) K2CO3 + 2HCl --->2KCl + CO2↑+H2O

7) Ba(NO3)2 + Na2SO4 ---> NaNO3 + BaSO4

8) CuSO4 + 2KOH ---> K2SO4 + Cu(OH)2

9) AgNO3 + HCl ---> KNO3 + AgCl↓

Câu 2: Viết PTHH thực hiện chuỗi biến hóa sau:

a. Al2O3 ---> Al ---> Al(NO3)3 ---> Al(OH)3 ---> Al2O3 ---> Al2(SO4)3 ---> AlCl3 ---> Al ---> Cu

\(2Al_2O_3--dpnc->4Al+3O_2\)

\(Al+4HNO_3-->Al\left(NO_3\right)_3+NO\uparrow+2H_2O\)

\(Al\left(NO_3\right)_3+3NaOH-->Al\left(OH\right)_3\downarrow+3NaNO_3\)

\(2Al\left(OH\right)_3-to->Al_2O_3+3H_2O\)

\(Al_2O_3+3H_2SO_4-->Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2O\)

\(Al_2\left(SO_4\right)_3+3BaCl_2-->2AlCl_3+3BaSO_4\downarrow\)

\(3Mg+2AlCl_3-->3MgCl_2+2Al\)

\(3CuCl_2+2Al-->2AlCl_3+3Cu\)

b. Fe ---> FeCl3 ---> Fe(OH)3 ---> Fe2O3 ---> Fe ---> FeCl2 ---> Fe(NO3)2 ---> FeCO­3 ---> Fe­SO4.

\(2Fe+3Cl_2--to->2FeCl_3\)

\(FeCl_3+3NaOH-->Fe\left(OH\right)_3\downarrow+3NaCl\)

\(2Fe\left(OH\right)_3-to->Fe_2O_3+3H_2O\)

\(Fe_2O_3+3CO-to->2Fe+3CO_2\uparrow\)

\(Fe+2HCl-->FeCl_2+H_2\uparrow\)

\(FeCl_2+2AgNO_3-->Fe\left(NO_3\right)_2+AgCl\downarrow\)

\(Fe\left(NO_3\right)_2+Na_2CO_3--->FeCO_3+2NaNO_3\)

\(FeCO_3+H_2SO_4-->FeSO_4+CO_2\uparrow+H_2O\)

c. Mg ---> MgO ---> MgCl2 ---> Mg(OH)2 ---> MgSO4 ---> MgCl2 ---> Mg(NO3)2 ---> MgCO3

\(2Mg+O_2--to->MgO\)

\(MgO+2HCl-->MgCl_2+H_2O\)

\(MgCl_2+2NaOH-->Mg\left(OH\right)_2\downarrow+2NaCl\)

\(Mg\left(OH\right)_2+H_2SO_4-->MgSO_4+2H_2O\)

\(MgSO_4+BaCl_2-->MgCl_2+BaSO_4\downarrow\)

\(MgCl_2+2AgNO_3-->Mg\left(NO_3\right)_2+2AgCl\downarrow\)

\(Mg\left(NO_3\right)_2+Na_2CO_3-->MgCO_3\downarrow+2NaNO_3\)

d. Cu(OH)2 ---> CuO ---> CuSO4 ---> CuCl2 ---> Cu(NO3)2 ---> Cu ---> CuO.

\(Cu\left(OH\right)_2-->CuO+H_2O\)

\(CuO+H_2SO_4-->CuSO_4+H_2O\)

\(CuSO_4+BaCl_2-->CuCl_2+BaSO_4\downarrow\)

\(CuCl_2+2AgNO_3-->Cu\left(NO_3\right)_2+2AgCl\downarrow\)

\(Fe+Cu\left(NO_3\right)_2-->Fe\left(NO_3\right)_2+Cu\)

\(2Cu+O_2-->2CuO\)

25 tháng 4 2020

Bạn tách nhỏ câu hỏi ra nhé !

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC Hiện nay thì vòng 1 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Cô cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình của các em. Sau đây cô sẽ có một số nhận xét chung về bài làm của các bạn. 1. Một số lỗi sai khi làm bài thường gặp phải: - Khi viết PTHH thì cần nêu điều kiện phản ứng, kí hiệu cho các chất kết tủa, bay hơi. - Đối với dạng bài tách chất (hoặc...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC

Hiện nay thì vòng 1 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Cô cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình của các em.

Sau đây cô sẽ có một số nhận xét chung về bài làm của các bạn.

1. Một số lỗi sai khi làm bài thường gặp phải:

- Khi viết PTHH thì cần nêu điều kiện phản ứng, kí hiệu cho các chất kết tủa, bay hơi.

- Đối với dạng bài tách chất (hoặc nhận biết) có thể viết bằng lời hoặc biểu diễn bằng sơ đồ. Sau đó cần viết các PTHH của các phản ứng đã diễn ra.

- Đối với dạng toán CO2 tác dụng với kim loại kiềm thì thường xẩy ra 2 trường hợp. Trường hợp tạo 1 muối và trường hợp tạo cả 2 muối.

- Khi giải các bài toán hóa học các em cần để ý xem chất bào phản ứng hết, chất nào còn dư. Đối với các bài 5 và 6 rất nhiều bạn đã không để ý đến việc axit còn dư lại. Vì vậy dẫn đến việc tính toán sai kết quả.

2. Lỗi trình bày:

Lỗi này chỉ xẩy ra với các bạn đăng file ảnh. Đối với các bạn vẫn có dự định viết tay và up ảnh lên thì cô sẽ nhắc nhở các bạn một số điểm như sau

- Ảnh cần phải có độ nét, dễ quan sát.

- Không nên chụp ảnh quá sát bài viết vì khi đăng lên có thể bị mất chữ.

- Xoay ảnh lại đúng chiều trước khi up.

- Sắp xếp thứ tự các ảnh hợp lí.

Mong rằng các bạn sẽ rút kinh nghiệm để tiếp tục tham gia vòng 2 tốt hơn.

Dưới đây là đáp án của vòng 1. Những bạn có cách giải khác với đáp án, nếu đúng vẫn được chấm điểm tối đa. Đối với các bài tính toán %, những bạn nào làm tròn số đều được tính là kết quả đúng. Nếu bạn nào còn thắc mắc thì có thể inbox với cô, cô sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.

ĐÁP ÁN VÒNG 1

1. (1,5đ) Thực hiện dãy chuyển hóa sau, viết PTHH ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

MnO2 → Cl2 → HCl → CuCl­2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu → CuSO4

(1) MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl↑ + 2H2O (ĐK: to)

(2) Cl2 + H2 → 2HCl↑ (ĐK: to)

(3) 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O (ĐK: to)

(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

(5) Cu(OH)2 → CuO + H2O (ĐK: to)

(6) CuO + CO → Cu + CO2↑ (ĐK: to)

(7) Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2↑ H2O

2. (1,5đ) Trình bày phương pháp tách từng chất ra khỏi hỗn hợp muối sau: NaCl, MgCl2, BaCl2.

- Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp thì MgCl2 phản ứng tạo thành kết tủa Mg(OH)2 tách ra khỏi dung dịch. Lọc thu lấy kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với axit HCl thì thu được MgCl2.

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Mg(OH)­2 + 2HCl MgCl2 + H2O

- Dung dịch sau phản ứng gồm NaCl, BaCl2, NaOH. Cho dung dịch Na2CO3 dư vào hỗn hơp thì thu được kết tủa BaCO3 tách ra khỏi dung dịch. Lọc thu lấy kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với HCl thì thu được BaCl2.

BaCl2 + Na2CO3 BaCO3↓ + 2NaCl

BaCO3 + 2HCl BaCl2 + H2O + CO2

- Dung dịch sau phản ứng gồm các chất NaCl, Na2CO3, NaOH. Cho axit HCl vào thì thu được NaCl.

NaOH + HCl NaCl + H2O

Na2CO3 +2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

3.(1đ) Nêu hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Ba(HSO4)2 vào bình đựng dung dịch Na2CO3, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa.

- Hiện tượng: Xuất hiện đồng thời kết tủa trắng và bọt khí.

- PTHH: Ba(HSO4)2 + Na2CO3 → BaSO4↓ + Na2SO4 + CO2↑ + H2O

- Giải thích: Do HSO4- phân li tạo thành H+ và SO42-. H+ tác dụng với gốc CO32- thì giải phóng khí CO2; SO42- tác dụng với Ba2+ thì tạo kết tủa trắng BaSO4.

HSO4- → H+ + SO42-

2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O

Ba2+ + SO42- → BaSO4

(Giải thích đơn giản hơn: Do HSO4- là một axit mạnh nên khi tác dụng với muối cacbonat thì giải phóng khí CO2. Do trong dung dịch có gốc sunfat và bari nên sẽ tạo kết tủa BaSO4.)

4.(2đ) Có 12 lít hỗn hợp khí gồm N2 và CO2, dẫn từ từ hỗn hợp trên vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M. Kết thúc phản ứng thu được 20 gam kết tủa. Tính % về thể tích của khí CO2 có trong hỗn hợp khí ban đầu.

nCa(OH)2=0,3 mol.

TH1: Ca(OH)2 dư: muối tạo thành là CaCO3.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,2..........0,2...............0,2

VCO2 = 4,48 lít , VN2=7,52 lít

%VCO2=37,33 %; %VN2=62,67%

TH2: Ca(OH)2 phản ứng hết: muối tạo thành gồm CaCO3 và Ca(HCO3)2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,2..........0,2...............0,2

2CO2 + Ca(OH)2 + H2O → Ca(HCO3)2

0,2.............0,1.............................0,1

nCO2 = 0,4 mol

VCO2 =8,96 lít ; VN2=3,04 lít

%VCO2=74,67%; VN2=25,33%.

5.(2đ) Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp A gồm MgO và Fe2O3 trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M (lấy dư 20% so với lượng phản ứng).

a) Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dung để kết tủa hết các muối chứa trong dung dịch trên.

a.

Gọi số mol của MgO và Fe2O3 lần lượt là x và y.

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

x.............2x............x

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

y..............6y............2y

Ta có hệ

40x + 160y =24

2x + 6y + 0,2.(2x+6y) =1,2

x = 0,2 mol; y = 0,1 mol

%mMgO = 33,33% ; %mFe2O3 = 66,67%

b.

nHCldư = 0,2mol

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,2.........0,2

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

0,2..............0,4

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

0,2..........0,6

nNaOH = 1,2 mol

VNaOH = 0,6 lít

6.(2đ) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại là Fe và Al (tỉ lệ mol 2:3) bằng lượng axit H2SO4 đặc, nóng (dư 10% so với lượng phản ứng) thì thấy thoát ra V1 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và thu được dung dịch Y. Biết rằng dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 9,9 gam Mg.

a) Tính giá trị m, V1.

b) Cho dung dịch Y tác dụng với V2 lít Ba(OH)2 0,1M. Tính giá trị V2 để thu được khối lượng kết tủa là cực đại. Khối lượng kết tủa cực đại bằng bao nhiêu?

a.

nMg = 0,4125 mol

Gọi số mol Al lần lượt là x; mol Fe là y.

2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

x.............3x.............................0,5x..........1,5x

2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

y.............3y.............................0,5y............1,5y

Số mol H2SO4 phản ứng là 3(x+y)

Số mol H2SO4 dư là 10%.3(x+y)=0,3(x+y)

Mg + 2H2SO4 đặc, nóng → MgSO4 + SO2↑ + 2H2O

0,15(x+y)...0,3(x+y)

3Mg + Fe2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Fe↓

1,5y.........0,5y

3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al↓

1,5x..........0,5x

Ta có hệ

1,5x + 1,5y + 0,15(x+y)=0,4125

x/y=3/2

x=0,15 mol; y=0,1 mol

m=9,65 gam; V1=8,4 lít

b.

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + H2O

0,075.......0,075............0,075

Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3

...0,075............0,225.............0,225.............0,15

Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Fe(OH)3

....0,05...............0,15............ 0,15............... 0,1

nBa(OH)2 = 0,45 mol

V2 = 0,45/0,1=4,5 lít

mkettua = mBaSO4 + mFe(OH)3 + mAl(OH)3 = 0,45.233 + 0,1.107 + 0,15.78

mkettua = 127,25 gam

THE END.

17
26 tháng 7 2017

Em thưa cô. Em nghĩ đề bài bài 6 có vấn đề ạ! Đề hỏi lượng NaOH cần dùng để kết tủa hết lượng muối! Nhưng cô lại giải tính cả H2SO4. Nên em mới làm sai ạ!

26 tháng 7 2017

Đây ạ! Là muối Bài 56. Ôn tập cuối năm

1. Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào sau đây? A. dung dịch KI cùng với hồ tinh bột. B. PbS (đen). C. Ag. D. đốt cháy Cacbon. 2. Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA? A. 1s2 2s2 2p4. B. 1s2 2s2 2p6. C. [Ne] 3s2 3p6. D. [Ar] 4s2 4p6. 3. O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là A. H2O. B. KOH. C. SO2. D. KI. 4. Nung...
Đọc tiếp

1. Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào sau đây?

A. dung dịch KI cùng với hồ tinh bột.

B. PbS (đen).

C. Ag.

D. đốt cháy Cacbon.

2. Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?

A. 1s2 2s2 2p4. B. 1s2 2s2 2p6.

C. [Ne] 3s2 3p6. D. [Ar] 4s2 4p6.

3. O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2

A. H2O. B. KOH. C. SO2. D. KI.

4. Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân là

A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 50%.

5. SO2 bị lẫn tạp chất SO3, dùng cách nào dưới đây để thu được SO2 nguyên chất?

A. cho hỗn hợp khí sục từ từ qua dung dịch nước brom.

B. sục hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư.

C. sục hỗn hợp khí qua dung dịch BaCl2 loãng dư.

D. sục hỗn hợp khí từ từ qua dung dịch Na2CO3.

6. CO2 bị lẫn tạp chất SO2, dùng cách nào dưới đây để thu được CO2 nguyên chất?

A. sục hỗn hợp khí qua dung dịch nước muối dư.

B. sục hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư.

C. sục hỗn hợp khí qua dung dịch thuốc tím.

D. trộn hỗn hợp khí với khí H2S.

7. H2S tác dụng với chất nào mà sản phẩm không thể có lưu huỳnh?

A. O2. B. SO2. C. FeCl3. D. CuCl2.

8. H2SO4 đặc nguội không thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây?

A. Fe, Zn. B. Fe, Al. C. Al, Zn. D. Al, Mg.

9. Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3hấp thụ vào

A. H2O.

B. dung dịch H2SO4 loãng.

C. H2SO4 đặc để tạo oleum.

D. H2O2.

10. Cần hoà tan bao nhiêu lit SO3 (đkc) vào 600 gam H2O để thu được dung dịch H2SO4 49%?

A. 56 lit. B. 89,6 lit. C. 112 lit. D. 168 lit.

11. Nung 25 gam tinh thể CuSO4. xH2O (màu xanh) tới khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn màu trắng CuSO4 khan. Giá trị của x là

A. 1. B. 2. C. 5. D. 10.

12. Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào sau đây?

A. CO2, NH3, H2, N2. B. NH3, H2, N2, O2.

C. CO2, N2, SO2, O2. D. CO2, H2S, N2, O2.

13. Khí H2S không tác dụng với chất nào sau đây?

A. dung dịch CuCl2. B. khí Cl2.

C. dung dịch KOH. D. dung dịch FeCl2.

14. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X?

A. 1,2 mol. B. 1,5 mol. C. 1,6 mol. D. 1,75 mol.

15. H2O2 thể hiện là chất oxi hoá trong phản ứng với chất nào dưới đây?

A. dung dịch KMnO4. B. dung dịch H2SO3.

C. MnO2. D. O3.

16. Hoà tan 0,01 mol oleum H2SO4.3SO3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung dịch NaOH 0,4M để trung hoà dung dịch X bằng

A. 100 ml. B. 120 ml. C. 160 ml. D. 200 ml.

1
17 tháng 9 2018

1.D

2.A

3.B

4.D

5.C

6.C

7.D

8.B

9.C

10.C

11.C

12.C

13. D

14.C

15.B

16.D

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2. Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là: A. CaO, B. BaO, C. Na2O D. SO3. Câu 3: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với: A. Nước, sản phẩm là axit. B. Axit, sản phẩm là muối và nước. C. Nước, sản phẩm là bazơ. D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước. Câu 4: Dãy chất sau là oxit lưỡng tính: A....
Đọc tiếp

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2.

Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO, B. BaO, C. Na2O D. SO3.

Câu 3: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là axit. B. Axit, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ. D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

Câu 4: Dãy chất sau là oxit lưỡng tính:

A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3. B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.

C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3. D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2

Câu 5: Dãy oxit vừa tác dụng nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5.

C. SO2, MgO, CuO, Ag2O. D. CO2, SO2, P2O5, SO3.

Câu 6: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là:

A. CaO và CO B. CaO và CO2 C. CaO và SO2 D. CaO và P2O5

Câu 7: Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A . Nồng độ mol của dung dịch A là: A. 0,8M B. 0,6M C. 0,4M D. 0,2M

Câu 8: Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dd HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là:

A. 50 gam B. 40 gam C. 60 gam D. 73 gam

Câu 9: Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng là :

A. 9,5 tấn B. 10,5 tấn C. 10 tấn D. 9,0 tấn

Câu 10: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

A Bari oxit và axit sunfuric loãng B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng

C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng D Bari clorua và axit sunfuric loãng

Câu 11: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na2SO4, NaOH . Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng?

A. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Zn

Câu 12: Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:

A. Màu đỏ mất dần. B. Không có sự thay đổi màu

C. Màu đỏ từ từ xuất hiện. D. Màu xanh từ từ xuất hiện.

Câu 13: Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4.

A. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4. B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch BaCl2.

C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2. D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch H2SO4.

Câu 14: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:

A. H2SO4 1M và HNO3 0,5M. B. BaSO4 0,5M và HNO3 1M. C. HNO3 0,5M và Ba(NO3)2 0,5M. D. H2SO4 0,5M và HNO3 1M.

Câu 15:. Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:

A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH

C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2 D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2

Câu 16: Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ:

A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2 B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH

C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3 D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3

Câu 17:. Sục 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa: A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. Na2CO3 và NaOH dư D. NaHCO3 và NaOH dư

1
24 tháng 3 2020

Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2.

Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO, B. BaO, C. Na2O D. SO3.

Câu 3: Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là axit. B. Axit, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ. D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

Câu 4: Dãy chất sau là oxit lưỡng tính:

A. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3. B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.

C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3. D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2

Câu 5: Dãy oxit vừa tác dụng nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5.

C. SO2, MgO, CuO, Ag2O. D. CO2, SO2, P2O5, SO3.

Câu 6: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là:

A. CaO và CO B. CaO và CO2 C. CaO và SO2 D. CaO và P2O5

Câu 7: Hòa tan hết 12,4 gam Natrioxit vào nước thu được 500ml dung dịch A . Nồng độ mol của dung dịch A là:

A. 0,8M B. 0,6M C. 0,4M D. 0,2M

Câu 8: Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dd HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là:

A. 50 gam B. 40 gam C. 60 gam D. 73 gam

Câu 9: Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng là :

A. 9,5 tấn B. 10,5 tấn C. 10 tấn D. 9,0 tấn

Câu 10: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

A Bari oxit và axit sunfuric loãng B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng

C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng D Bari clorua và axit sunfuric loãng

Câu 11: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na2SO4, NaOH . Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng?

A. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Zn

Câu 12: Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:

A. Màu đỏ mất dần. B. Không có sự thay đổi màu

C. Màu đỏ từ từ xuất hiện. D. Màu xanh từ từ xuất hiện.

Câu 13: Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4.

A. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4.

B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch BaCl2.

C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2. D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch H2SO4.

Câu 14: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:

A. H2SO4 1M và HNO3 0,5M.

B. BaSO4 0,5M và HNO3 1M.

C. HNO3 0,5M và Ba(NO3)2 0,5M.

D. H2SO4 0,5M và HNO3 1M.

Câu 15:. Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:

A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2

B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH

C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2

D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2

Câu 16: Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ:

A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2

B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH

C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3

D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3

Câu 17:. Sục 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa:

A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. Na2CO3 và NaOH dư D. NaHCO3 và NaOH dư