K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2022

C1/ - Tế bào nhân thực chứa nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau nên diện tích lớn, để đảm bảo cho tế bào có khả năng chứa được nhiều bào quan.

- Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng làm tăng diện tích của màng, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất trong cơ thể; kích thước của tế bào lớn, nhu cầu trao đổi chất tăng, cần nhiều loại enzim khác nhau, sự xoang hoá tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau (môi trường trung tính, kiềm, acid), phù hợp cho hoạt động của từng enzim.

C2/ Ta có đặc điểm giữa lục lạp và vi khuẩn lam tương tự nhau:

- Vùng nhân chứa các phân tử ADN vòng, lục lạp có thể tự nhân đôi tương tự vi khuẩn lam.

- Kích thước của lục lạp và vi khuẩn lam tương đương nhau.

- Riboxom lục lạp và riboxom vi khuẩn lam đều là dạng 50S+30S (riboxom nhỏ).

- Chất nền lục lạp tương tự với bào tương của vi khuẩn lam.

- Đều có hệ thống túi dẹp tilacoit, đều chứa diệp lục, có khả năng quang hợp.

⇒ Lục lạp chính là các vi khuẩn lam nội cộng sinh trong tế bào, tuy nhiên, cấu trúc của lục lạp phức tạp hơn vi khuẩn lam.

23 tháng 1 2022

Ti thể và lục lạp :

- Có kích thước tương tự vi khuẩn.

- Hình thái của ti thể và lục lạp thường là hình trứng, hạt,.. gần giống với hình dạng của trực khuẩn, cầu khuẩn.

- Lục lạp và ti thể đều có cấu tạo 2 lớp màng (màng kép), người ta cho rằng lớp màng bên ngoài là của tế bào nhân thực, còn màng bên trong là của vi khuẩn cộng sinh.

- Ti thể và lục lạp đều có khả năng tự nhân đôi độc lập không phụ thuộc vào sự phân chia của tế bào.

- Ti thể và lục lạp có hệ gen riêng, bộ máy tổng hợp protein riêng, gen mạch vòng… tương tự của vi khuẩn

- Ti thể là sự nội cộng sinh của tế bào nhân thực với 1 loại vi khuẩn hiếu khí, lục lạp là sự nội cộng sinh của tế bào nhân thực với vi khuẩn lam.

23 tháng 1 2022

lục lạp

Lục lạp (tiếng Anh: chloroplast) là một bào quan ở các loài sinh vật quang hợp (nhiều nhất là thực vật và tảo), cũng là đơn vị chức năng trong tế bào. Những khám phá đầu tiên về loại bào quan này được cho là của Julius von Sachs (1832–1897), một nhà thực vật học.

ti thể

Ty thể (tiếng Anh: mitochondrion, số nhiều: mitochondria) là một bào quan với màng kép và hiện diện ở tất cả sinh vật nhân thực. Tuy vậy, vẫn có một số tế bào ở các sinh vật đa bào thiếu đi bào quan này (chẳng hạn như tế bào hồng cầu). Một vài sinh vật đơn bào (như Microsporidia, Parabasalia, Diplomonadida) cũng tiêu giảm hoặc biến đổi ty thể của chúng thành những cấu trúc khác.[1] Đến nay, duy chỉ có sinh vật nhân thực chi Monocercomonoides là được biết đã hoàn toàn mất đi ty thể.[2] Trong tiếng Anh, từ mitochondrion bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp μίτοςmitos, nghĩa là "sợi" và χονδρίονchondrion, nghĩa là "hạt".[3] Ty thể giúp tạo ra phần lớn loại phân tử cao năng là adenosine triphosphate (ATP), một nguồn năng lượng hóa học cung cấp cho hầu hết các hoạt động của tế bào.[4] Chính vì vậy, ty thể còn được gọi là "nhà máy năng lượng của tế bào".[5]

/HT\

25 tháng 1 2022

Câu 1 : Bộ phân nào dưới đây không xuất hiện trong tế bào nhân sơ ?

A. Vùng nhân

B. Ribôxôm

C. Màng sinh chất

D. Bộ máy Gôngi

Câu 2 : Khi có vết thương xuất hiện, bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn để tiêu hoá chúng là phương thức nào ?

A. Vận chuyển thụ động

B. Vận chuyển chủ động

C. Sự thực bào

D. Sự ẩm bào

19 tháng 4 2017

Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những ngăn tương đối cách biệt.
Cấu trúc như vậy có lợi cho hoạt động của enzim: tạo điều kiện cho sự phối hợp hoạt động của các enzim. Vì trong tế bào enzim hoạt động theo kiểu dây chuyền, sản phẩm của phản ứng do enzim trước đó xúc tác sẽ là cơ chất cho phản ứng do enzim sau tác dụng. Ví dụ, trong hạt lúa mạch đang nảy mầm amilaza phân giải tinh bột thành mantôzơ và mantaza sẽ phân giải mantôzơ thành glucôzơ.

19 tháng 4 2017

Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những ngăn tương đối cách biệt.
Cấu trúc như vậy có lợi cho hoạt động của enzim: tạo điều kiện cho sự phối hợp hoạt động của các enzim. Vì trong tế bào enzim hoạt động theo kiểu dây chuyền, sản phẩm của phản ứng do enzim trước đó xúc tác sẽ là cơ chất cho phản ứng do enzim sau tác dụng. Ví dụ, trong hạt lúa mạch đang nảy mầm amilaza phân giải tinh bột thành mantôzơ và mantaza sẽ phân giải mantôzơ thành glucôzơ.

19 tháng 4 2017

Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại nhiều ưu thế cho tế bào vi khuẩn.
- Vì kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên các loài vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, dẫn đến phân bào nhanh.
- Kích thước tế bào nhỏ thì việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào hoặc ra môi trường sẽ nhanh.
- Tỉ lệ s/v (diện tích/thể tích) lớn sẽ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường nhanh hơn.

20 tháng 11 2017

-Ti thể và lục lạp có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn vì 2 bào quan này mang các đặc điểm cấu tạo giống vi khuẩn:

+ Có ADN trần dạng vòng và có roboxom giống vi khuẩn.

+ Quá trình tổng hợp protein trong ti thể và lục lạp có nhiều điểm tương tự với vi khuẩn: đều được khởi đầu bằng focmil-metionin, đều bị ức chế bởi kháng sinh chloramphenicol.

+ti thể và lục lạp đều có màng kép tương tự như ở một số vi khuẩn.

-ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn hô hấp hiếu khí ( loại vi khuẩn này có chứa các nhân tố hô hấp hiếu khí trên màng sinh chất)

- lục lạp có nguồn gốc cộng sinh từ một vi khuẩn lam( vi khuẩn lam quang hợp nhờ hệ quang hợp chứa trong màng thylacoit nằm tự do trong tế bào chất).

20 tháng 11 2017

đánh lộn, kia là riboxom nha :v

4 tháng 12 2021

a

22 tháng 4 2017

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số
lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào
trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

19 tháng 4 2017

Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật còn có thành tế bào.

– Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xelulôzơ.
– Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.
– Thành tế bào ở nấm được cấu tạo chủ yếu là kitin.

19 tháng 4 2017

Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật còn có thành tế bào.

- Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xelulôzơ.
- Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.
- Thành tế bào ở nấm được cấu tạo chủ yếu là kitin.



19 tháng 4 2017

Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ chứa vật chất di truyền, có chức năng truyền đạt thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng và không được bao bọc bởi các lớp màng, vì thế tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc). Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. Nhưng plasmit không phải là vật chất di truyền, rất cần thiết cho tế bào nhân sơ.

22 tháng 4 2017

Vi khuẩn lam tổng hợp prôtêin cho mình bằng sử dụng nguồn cacbon do quá trình quang tự dưỡng, sử dụng diệp lục a là chính. Nguồn nitơ là nitrogenaza cố định nitơ phân tử diễn ra chủ yếu ở trong tế bào dị hình.