Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Từ "Ôi" là thán từ thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả trước những trái chín do bàn tay mẹ vun trồng.
2. Biện pháp ẩn dụ "ngọt ngào những năm tháng", biểu tượng cho tình yêu thương, sự vun trồng, chăm sóc tảo tần của mẹ.
3. Đoạn thơ thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn, yêu thương mẹ của tác giả
Tham khảo:
Nguồn: Cô Nguyễn Thu Hương
- Nẻo đường lặng lẽ: là chỉ sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh của mẹ. Mẹ làm vườn, chăm bón, vun trồng rồi lại quẩy gánh đi bán trên khắp nẻo đường. Chi tiết này làm hiện lên hình ảnh người mẹ chịu thương chịu khó, cần cù.
- Ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu: chi tiết này vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ. Nghĩa tả thực làm hiện lên hình ảnh người mẹ vun xới, làm vườn cần mẫn để có trái chín, làm ra sản phẩm để đem bán. Nghĩa ẩn dụ nói về những vất vả, hi sinh, lo toan của mẹ. Mẹ dành hết tình yêu thương vào công việc để có thành quả tốt nhất. Và thành quả đó, qua từ "chắt chiu" lại chính là sự dành dụm để cho con.
- Nghe mùa thu vọng về những yêu thương: Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến những miền kí ức vốn được cảm nhận bằng tâm tưởng, hồi tưởng, nay lại được cảm nhận bằng cả thính giác. Mùa thu là mùa của hoa cúc, hương cốm mới, đó còn là mùa tựu trường. Mùa thu dường như cũng lưu dấu kí ức, kỉ niệm và sự ân cần chăm sóc của mẹ. Hình ảnh mẹ nắm tay con dẫn qua cánh cổng trường khi bước vào năm học mới như là kỉ niệm ngọt ngào lưu dấu trong cuộc đời con.
- Chiều của mẹ: Phép ẩn dụ cho thấy, đó không phải là khoảng thời gian của một ngày mà là chỉ khoảng thời gian của đời người. Mẹ đã già, đã bước tới tuổi xế chiều. Liên kết với hình ảnh trên ta thấy được, sự hi sinh của mẹ chính là để tạo nên những "trái ngọt cho con".
- Nắng mong manh: gợi tới niềm vui, ngày tươi sáng, tới những kí ức đẹp, miền hoài niệm.
- Sương vô tình: chỉ những khó khăn, trở ngại, thử thách của đời người. Thiên nhiên, vạn vật, vũ trụ vẫn luôn nằm trong vòng luân hồi: sinh, trụ, dị, biệt. Sương gió của cuộc đời cũng như vậy, là những tác động của ngoại cảnh, của dòng thời gian vô thủy vô chung, khiến mẹ già cỗi, hao gầy. Ý thơ hàm chứa sự đau xót và thương mẹ
*Yêu cầu chung: (0,5 đ) học sinh cảm nhận dưới dạng bài viết ngắn gọn .Cần cảm xúc, được chất văn trong bài. Biết lựa chọn những chi tiết hình ảnh hay, đặc sắc để cảm nhận. *Yêu cầu cụ thể: (2,5 đ) a,Học sinh nêu ý nghĩa được những chi tiết nghệ thuật sau1,5 điểm) - “rong ruổi”: từ láy gợi hình ảnh mẹ với gỏnh hàng trờn vai phải đi liên tục trờn chặng đường dài, cho thấy cuộc đời mẹ nhiều bươn trải, lo toan, - “Nẻo đường lặng lẽ”: liên tưởng đến hình ảnh con đường vắng lặng một mình mẹ cô đơn với gánh hàng để kiếm sống nuôi con. “ụi”, cõu cảm thỏn : bộc lộ một cảm xúc vừa ngỡ ngàng ,vừa thán phục - Nghệ thuật liệt kê: na, hồng, ổi, thị…=> những món quà quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm.Vị ngọt từ những loại quả được kết tinh từ những giọt mồ hôi rơi, từ bàn tay khộo lộo, từ đức tảo tần hi sinh của mẹ. b,Khỏi quỏt nội dung đoạn thơ1điểm) Đoạn thơ cho ta thấy vẻ đẹp thầm lặng của một bà mẹ chắt chiu, lam lũ, đồng thời cho ta thấy được sự cảm thông sẻ chia của đứa con với nỗi vất vả,nhọc nhằn của mẹ
*tk
câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Biểu cảm
câu 2 : em hiểu thế nào là " lời ru dịu sóng dòng sông / Đưa con về với ruộng đòng ca dao " ?
Đó là lời ru của mẹ dịu dàng, thân thương với những câu hát ca dao thân thuộc gắn bó với quê hương.
câu 3 : xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?
Điệp " lời ru" : Nhấn mạnh lời ru ấy chính là tình cảm mà mẹ dành cho con sâu nặng, thắm thiết bộc lộ qua những câu hát ru ngọt ngào.
Điệp " Bồng con" : Thể hiện hành động yêu thương cho con, đó là tình cảm yêu thương chân thành, nâng niu, sự hi sinh lớn lao của người mẹ, 1 tình yêu vượt qua mọi khó khăn, đau khổ.
câu 4 : nội dung của đoạn trích trên là gì ?
Nói về tình cảm của người mẹ dành cho con cũng như nỗi nhớ của con về mẹ trong kí ức.
Tác giả Lý Bạch
- (701-762)
- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.
- Được tôn vinh là Thi tiên.
- Phong cách: tự do, phóng khoáng.
5.
- Thể loại: tùy bút
+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)
+ Thiên về bộc lộ cảm xúc
+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.
6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi
Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.
Tham khảo nhé.
C4
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.
Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.
Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.
Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.
Bác đến chơi đây ta với ta
Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.
Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.
tham khảo
PTBT : biểu cảm
Từ láy: rong ruổi, lặng lẽ, ngọt ngào, chắt chiu,
TỪ GHÉP : nẻo đường ; trái na; trái chín