K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phân bào là hiện tượng tế bào (động vật, thực vật, vi khuẩn,...) phân chia, tạo ra nhiều tế bào mới và theo một "chương trình" đã lập sẵn của cơ thể.

30 tháng 9 2017

???

27 tháng 10 2017

Trả lời:

Trùng giày Trùng biến hình
Có một đôi nhân (một nhân lớn và một nhân nhỏ). Có một nhân

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 10 2017

Nhân trùng giày: To,có 2 nhân ( nhân to,nhân nhỏ ),hình hạt đậu.

Nhân trùng biến hình: Nhỏ,tròn,chỉ có một nhân.

Chúc bn hc tốt:))

Câu 1:

Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với đầu nhụy.

Câu 2:

Các điều kiện nảy mầm của hạt :

– Điều kiện bên ngoài: Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp thì mới nảy mầm được.

– Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống của hạt phải tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,…

Câu 3:

Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.

Câu 4:

Nếu như sơ đồ thì em cần chú ý mũi tên nhé.

Các loại quả quả khô quả mọng quả khô nẻ quả khô không nẻ quả thịt quả hạch Sơ đồ trình bày các loại quả

Câu 5:

- Cấu tạo của tảo: Tảo là những sinh vật mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau và luôn luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước.

- Vai trò của tảo: góp phần cung cấp ôxỉ và thức ăn cho các động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc.,... Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại.



15 tháng 3 2017

1.

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

2.

Điều kiện bên ngoài :

+ Đủ nước

+ Đủ không khí

+ Nhiệt độ thích hợp

Điều kiện bên trong :

+ Chất lượng hạt giống : Hạt giống không tốt, bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc cũng không thể nảy mầm

18 tháng 5 2016

đề sinh học lớp 6 hả bạn

18 tháng 5 2016

sinh học 6 hả bạnha

26 tháng 4 2017

Ví dụ: Nếu cây không có rễ thì cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng,nước để nuôi cơ thể,như vậy các bộ phận khác của cây cũng sẽ bị ảnh hưởng cũng như cây không thể đứng vững

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 2 2017

Cây rêu :

- Nơi ở : Nơi ẩm ướt

- Cơ quan sinh dưỡng :

+ Rễ giả

+ Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn

+ Chưa có hoa

- Cơ quan sinh sản :

+ Túi bào tử

- Sinh sản bằng : Bào tử

Cây dương xỉ :

- Nơi ở : Nơi ẩm ướt

- Cơ quan sinh dưỡng :

+ Rễ thật

+ Thân ngầm, hình trụ, có mạch dẫn

+ Lá già có cuống dài, lá non đầu cuộn tròn

- Cơ quan sinh sản :

+ Túi bào tử

- Sinh sản bằng : Bào tử

\(\Rightarrow\)Giống nhau :

+ Đều sống ở nơi ẩm ướt

+ Đều có đầy đủ rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng

+ Đều có cơ quan sinh sản là túi bào tử

+ Đều sinh sản bằng bào tử

\(\Rightarrow\)Khác nhau :

+ Khác với rêu, trong cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ đã có rễ thật, mạch dẫn làm chức năng vận chuyển

26 tháng 2 2017

- Cây rêu :

+ Rễ giả

+ Có thân, lá

+ Chưa có mạch dẫn

- Cây dương xỉ :

+ Rễ, thân, lá thật

+ Có mạch dẫn

1 tháng 5 2017

Đối với thực vật, nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái, chức năng sinh lý và khả năng sinh sản. Nhiệt độ thấp có ảnh hưởng đến hình thái của cây. G.I Parlovscaia (1948) đã làm thí nghiệm với cây Cốc-xa-ghi (Taraxacum koksaghyz) thấy rằng trong điều kiện ánh sáng và độ ẩm giống nhau, nếu để cây ở nhiệt độ 60C thì lá xẻ thuỳ sâu, ở nhiệt độ 15 -180C lá không xẻ thuỳ sâu nhưng mép lá có răng cưa nhỏ. Những thí nghiệm đối với một số cây ăn quả vùng ôn đới như táo, lê cho thấy khi nhiệt độ xuống thấp thì rễ cây có màu trắng, ít hóa gỗ, mô sơ cấp phân hóa chậm, ở nhiệt độ cực thích rễ có màu, tầng phát sinh hoạt động mạnh tạo nhiều gỗ, bó mạch dài, ở nhiệt độ cực hạn cao thì rễ có màu, gỗ dày cứng và cây chết dần.

Tùy theo nơi sống có nhiệt độ cao hay thấp mà cây hình thành nên những bộ phận bảo vệ. Cây mọc ở nơi trống trãi, cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao thì cây có vỏ dày, màu nhạt, tầng bần phát triển nhiều lớp có tác dụng cách nhiệt, lá nhỏ, có tầng cutin dày hạn chế sự bốc hơi nước. Những cây có thân ngầm dưới đất, khi các phần trên mặt đất bị tổn thương, bị chết, từ thân ngầm mọc lên những chồi mới và cây phục hồi. Hoặc ở những vùng ôn đới về mùa đông cây có hiện tượng rụng lá nhờ đó hạn chế diện tích tiếp xúc với không khí lạnh; cây hình thành lên các vảy bảo vệ chồi, các lớp bần phát triển để cách nhiệt.

Thực vật là cơ thể biến nhiệt, vì thế các hoạt động sinh lý của nó đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. Cây quang hợp tốt ở nhiệt độ 20-300C, nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến quá trình này.

Ở nhiệt độ 00C cây nhiệt đới ngừng quang hợp vì diệp lục bị biến dạng, ở nhiệt độ từ 400C trở lên sự hô hấp bị ngừng trệ. Các cây ôn đới có khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 00C, ví dụ như một số loài tùng, bách mầm cây vẫn hô hấp khi nhiệt độ xuống -220C. Quá trình thoát hơi nước của thực vật cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí càng cao, độ ẩm không khí càng xa độ bảo hòa; cây thoát hơi nước mạnh. Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của nguyên sinh chất tăng lên, áp suất thấm lọc giảm nên rễ hút nước khó khăn không đủ cung cấp cho cây, để thích nghi trong điều kiện này cây tiến hành rụng lá.

Nhiệt độ có ảnh hưởng của đến quá trình sống thực vật. Trong những giai đoạn phát triển cá thể khác nhau, nhu cầu nhiệt độ cũng khác nhau. Chẳng hạn như ở giai đoạn nảy mầm, hạt cần nhiệt độ thấp hơn thời kỳ nở hoa, vào thời kỳ quả chín đòi hỏi nhiệt độ cao hơn cả. Khả năng chịu đựng nhiệt độ bất lợi ở các bộ phận của thực vật không giống nhau. Lá là cơ quan tiếp xúc nhiều và trực tiếp với không khí, do đó chịu đựng được sự thay đổi về nhiệt độ thấp.

18 tháng 10 2016

Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

 

18 tháng 10 2016

 Cấu tạo của tế bào thực vật bao gồm: Vách tế bào, Màng sinh chất, Chất tế bào, Nhân, Lục lạp, Không bào

28 tháng 3 2017

-

Cấu tạo và chức năng của trụ não

Cũng như tủy sống, trụ não gồm chất trắng (ngoài) và chất xám (trong). Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám. Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não. Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động và dây pha (hình 46-2).

Chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,do các nhân xám đảm nhiệm.
Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên(cảm giác) và các đường dẫn truyền xuống (vận động).

Não trung gian

Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.
Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

Tiểu não

Tiểu não cũng gồm hai thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám.
Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.
Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh (tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não).

28 tháng 3 2017

đề toán mà bn...?

7 tháng 4 2017

Đề cương đó ở đâu vậy bạnhihi