Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đã lập hũ gạo cứu đói,Bác Hồ thực hiện 10 ngày nhịn ăn một bữa
Câu 1 :
1. Những khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám bao gồm: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, chính quyền còn non trẻ và giặc ngoại xâm, nội phản.
2. Biện pháp giải quyết của Đảng và Chính phủ:
- Ổn định đất nước, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:
+ Về chính trị: tiến hành bầu cử Quốc hội, ban hành Hiến Pháp, thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.
+ Về kinh tế: thực hiện chủ trương trước mắt là “nhường cơm sẻ áo”; “hũ gạo cứu đói”, chủ trương lâu dài là tăng gia sản xuất.
+ Về tài chính: kêu gọi khuyên góp, ủng hộ: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phát hành tiền Việt Nam.
+ Văn hóa, giáo dục: ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, đổi mới giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ.
- Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản:
+ Hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam (trước 6/3/1946)
+ Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân đội Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc (6/3/1946 đến trước 19/12/1946)
Câu 2 : Mở lớp dạy mù chữ
I. Lịch Sử
Câu 1: Địa danh nào chỉ căn cứ kháng chiến chống Pháp của ta?
Trả lời: Căn cứ địa Việt Bắc
Câu 2 : Phong trà Xô viết Nghệ Tĩnh diễn ra ở những tình thành nào?
Trả lời: Nghệ An, Hà Tĩnh
Câu 3: Nêu những việc làm đặc trưng của từng nhân vật lịch sử sau để đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước : Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành?
Trả lời: Trương Định: Tập hợp nghĩa quân, lãnh đạo nhân dân Nam kì chống thực dân Pháp
Nguyễn Trường Tộ: Đề ra bản điều trần mong muốn canh tân đất nước
Phan Bội Châu: Tổ chức phong trào Đông Du để đưa thanh niên sang Nhật học tập.
Nguyễn Tất Thành: Ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng nhân dân khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp
Câu 4: Ta quyết định mở chiến dịh biên giới thu - đông năm 1950 nhằm mục đích gì?
Trả lời: - Nhằm giải phóng một phần biên giới Việt - Trung
- Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc
- Phá tan âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung của địch, khai thông đường liên lạc
II. Địa Lý
Câu 1: Nêu đặc điểm nghề thủ công ở nước ta?
Trả lời: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công. chủ yếu dựa vào truyền thống, sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có. Nghề thủ công của nước ta ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Câu 2: Nêu dặc điểm dân số nước ta?
Trả lời: Nước ta có số dân đứng thứ ba các nước ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới.
Câu 3: Nêu đặc điểm sông ngòi của nước ta?
Trả lời: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Câu 4: Ảnh hưởng của khí hậu nước ta đối với đời sống và sản xuất của con người như thế nào?
Trả lời: Khí hậu thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm. Khí hậu cũng gây ra một số khó khăn: Có năm mưa lớn, gây lũ lụt; có năm ít mưa gây hạn hán; bão có sức tàm phá lớn;...
Câu 5: Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì?
Trả lời: Trồng và bảo vệ rừng ; Khai thác gỗ và lâm sản khác.
Câu 6: Kể tên 10 dân tộc trên đất nước Việt Nam?
Kinh, Dao, Thái, Mông, Mèo, Nùng, Ba - na, Ê - đê, Xơ Đăng, Mường.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước ta đã trở thành một nước độc lập. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” vừa “thù trong, giặc ngoài” vừa nạn đói hoành hành, ngân khố cạn kiệt.
Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Theo Người: ''Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì''.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Người đã nêu sáu vấn đề cấp bách trong đó cứu đói là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách hàng đầu Người nói: “Nhân dân đang đói… Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này… Những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống”. Người nêu ra biện pháp khắc phục: “Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất… Tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”.
Người đã khởi xướng, đề xuất và gương mẫu thực hiện phong trào hũ gạo cứu đói, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn một bữa, cùng với phong trào ''Tuần lễ vàng''. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ở khắp các địa phương trên cả nước, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc vận động nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi. Một phong trào quyên góp, tổ chức “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói”... được phát động mạnh mẽ. Trên tinh thần “tình làng nghĩa xóm”, hoạn nạn có nhau, chỉ sau một thời gian ngắn số lương thực cứu đói thu được khá nhiều, giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân.
Song song với công tác lạc quyên cứu đói, chính quyền cách mạng còn phát động phong trào tăng gia sản xuất để giải quyết nạn đói tận gốc. Đối với Bác, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác đều đặt vấn đề đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất như là một nhu cầu nội tại của quốc gia, của cách mạng.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, nhân dân ta đã phát huy tinh thần hăng hái lao động, đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Nhiều quãng đê bị vỡ đã được gia cố lại, đắp thêm một số đê mới. Cho đến đầu năm 1946, tức là chỉ bốn tháng sau cách mạng, công tác đê điều đã hoàn thành. Đồng thời với việc đắp đê, với khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”, chính quyền và nhân dân tất cả các địa phương ra sức cải tạo đất công cộng còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê để trồng trọt, nhất là hoa màu ngắn ngày. Kết quả sản lượng hoa màu đã tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp thuộc. Chỉ trong năm tháng từ tháng 11-1945 đến tháng 5-1946 đã đạt 614.000 tấn, qui ra thóc là 506.000 tấn, hoàn toàn có thể bù đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Bằng chứng rõ nhất là dân không đói, giá thóc gạo không tăng mà lại giảm. Giặc đói đã bị đánh lui.
Nhiệm vụ chống nạn mù chữ được xếp thứ hai sau nhiệm vụ chống giặc đói
Ngày 8.9.1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (BDHV) quyết định thành lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối. Việc học chữ quốc ngữ bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Lời kêu gọi của Bác về nhiệm vụ chống giặc dốt đã nhanh chóng thấm sâu vào tâm trí của mọi người dân, làm thức dậy lòng tự tôn dân tộc và thấy rõ trách nhiệm của mình là chỉ trong vòng một năm, ai ai cũng phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những nhà có nhà ở rộng rãi mở lớp học tư gia cho bà con xóm giềng, nhiều hoà thượng, linh mục cho mượn chùa, nhà thờ để làm lớp. Dùng cánh cửa, chiếu trải xuống đất cho học viên ngồi...
Lớp học khắp nơi, học trưa, học chiều, học tối. Lớp đông giáo viên, lớp một thầy một trò. Chữ viết sẵn trên bảng, treo trên khóm tre, bụi chuối, bờ ao để bà con học tập. Để tăng cường và đẩy mạnh việc học, việc hỏi chữ được thiết lập. Những người nào đọc được các chữ viết trên các bảng đen dựng bên các bến đò, cổng làng, cổng chợ... thì được đi qua cổng trang trí đẹp gọi là “Cổng vinh quang” để đi vào chợ, sang sông, về làng...
Chỉ sau một năm hoạt động Bình dân học vụ (08/09/1945 đến 08/09/1946) đã có 2.520.678 người thoát nạn mù chữ (dân số lúc đó là 22 triệu người).
Chọn A