K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 7 2021

C

A

B

 

 

23 tháng 7 2021

C A B nhoahihi

Trạng ngữ: "Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ"

-> Chỉ thời gian, phương tiện,

CHỌN A

23 tháng 7 2021

A

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG               “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti– phen Guôn– đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư…         Những...
Đọc tiếp

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG

               “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti– phen Guôn– đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư… 

        Những người mắc bệnh giống ông đều biết rằng khoảng nửa trong số họ sẽ bị tử thần “rước đi” chỉ sau tám tháng nữa. Họ than vãn đầy tuyệt vọng: “Thế là hết, tôi chỉ còn tám tháng nữa thôi”. Nhưng Guôn-đơ thì khác, suy nghĩ của ông lúc đó là: “Chẳng phải ta còn tới 50% hi vọng đó sao?”

        Để có thể “gia nhập” vào nhóm người sống quá tám tháng, Guôn-đơ đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia miễn dịch học về phương thức chữa trị tốt nhất. Ông nhận được từ họ câu trả lời: “Trong cuộc chiến ung thư, yếu tố quan trọng nhất là tinh thần. Có được lòng tin ắt sẽ chiến thắng được mọi thứ!”

        Vậy là Xti-phen Guôn-đơ đã quyết tâm dùng ý chí chiến đấu với cặn bệnh quái ác ấy. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở đại học Ha-vớt. Ngoài ra, Guôn-đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực khoa học và tự nhiên và là Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn– đơ đã cùng những người công tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa các loài khác hẳn với những tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. “Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn” – tên công trình nghiên cứu của ông – có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khoa học sinh vật đương đại. Và sau này, những phát hiện mới, phong phú của ngành khảo cổ đã càng chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm tiến hóa có tính nhảy vọt của Xti-phen Guôn – đơ…

        Cuối cùng, sau khi hoàn thành tác phẩm nổi tiếng dày 1500 trang có tên “Kết cấu của lí luận tiến hóa”, Xti-phen Guôn - đơ – nhà sinh vật học uyên bác của thế giới, đã qua đời tại Niu Oóc ngày 20 - 5 - 2001, hưởng thọ 60 tuổi. Như vậy, ông đã không chỉ lọt vào danh sách những người “sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ là một tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.                                                                      (Theo Vũ Bội Tuyền)

  • Viest 1 đoạn nói lên suy nghĩ của em về Xti-phen Guôn-đơ
  • hãy giúp Xti-phen Guôn-đơ viết bản thảnh tích nghiên cứu khoa học
1
22 tháng 4 2018
Ai giúp đi tôi cũng đang cần
9 tháng 4 2018

a) +) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: nói lên sự yêu thương, tình hy sinh, nhường nhịn, lo lắng cho con của người mẹ

+) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: vai trò sự đảm đang, chịu khó của người phụ nữ trong một gia đình nghèo cũng như khi đánh giặc thì phải cần có người tài, không quản khó nhọc giúp nước

+) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: nói lên sự anh dũng của người phụ nữ trước cảnh nước mất, nhà tan, đất nước lâm vào cảnh loạn lạc.

b) +) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn- một câu tục ngữ không chỉ cho ta một cảm giác thật thân thuộc đối với mỗi người, mà nó còn cho ta thấy được tình thương của mẹ đã giành cho chúng ta.

+) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi- một trong những câu tục ngữ nói về người phụ nữ đã làm lay động không biết bao nhiêu con tim khi đọc phải nó.

+) Khi đất nước lâm vào cảnh loạn lạc, đã có không biết bao nhiêu nữ anh hùng đã đứng lên bảo vệ tổ quốc, hi sinh cả tấm thân này, như: Võ Thị Sáu, hai Bà Trưng, Bà Triệu,.. Tất cả các vị đó đều xứng đáng cho câu " Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".

c) - NHưng từ ngữ nói lên phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam là: hiên ngang, chịu thương, chịu khó, trung thủy một dạ một lòng, hiền hậu, ...

9 tháng 4 2018

a) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con).

- Lòng thương con, đức hi sinh của người mẹ.

b) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước có loạn, phải nhờ cậy vị tướng giỏi).

- Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.

c) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc).

- Phụ nữ dũng cảm, anh hùng. 

Người phụ nữ Việt Nam nào cũng yêu thương chồng con, luôn nhường nhịn, giàu đức hi sinh, thật đúng như lời tục ngữ: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”.

-   Nữ anh hùng út Tịch là minh chứng hào hùng cho câu tục ngữ: “Giặc đến nhà, đàn bà cùng đánh”.

Lúc gặp vận rủi, nhờ vợ đảm đang, một mình chèo chống, mọi việc cuối cùng cũng tốt đẹp, người chồng mới thấy: “Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi

1. Mục đích   Xác định mục đích của chương trình2. Phân công chuẩn bị - Liệt kê công việc cần làm, - Phân công công việc3.Chương trình cụ thể  Lập chương trình cụ thể************************************************************************Đề bài: Để hưởng ứng phong trào “ Chung tay dẩy lùi đại dịch Covid 19”, ban chỉ huy liên đội trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền tổ chức chương...
Đọc tiếp

1. Mục đích

   Xác định mục đích của chương trình

2. Phân công chuẩn bị

 - Liệt kê công việc cần làm,

 - Phân công công việc

3.Chương trình cụ thể

  Lập chương trình cụ thể

************************************************************************

Đề bài: Để hưởng ứng phong trào “ Chung tay dẩy lùi đại dịch Covid 19”, ban chỉ huy liên đội trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền tổ chức chương trình  “Tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid 19”. Em hãy lập chương trình hoạt động trên.

* Gợi ý:

   Tên chương trình:

TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVIT 19

1 . Mục đích:

- Xác định mục đích:

+ Hoạt động tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh covit 19 nhằm mục đích gì?

+  Rèn luyện những đức tính gì , những phẩm chất gì cho mỗi đội viên

2. Phân công chuẩn bị

 - Họp lớp để phát động (cán bộ lớp)

 - Xây dựng kế hoạch và phân công công việc cho tổ, cá nhân ( Cán bộ lớp, tổ trưởng, ..)

 - Chuẩn bị các dụng cụ , phương tiện phục vụ cho hoạt động (Phân công cụ thể cho từng đội viên)

VD: Dung dịch sát khuẩn, giấy vẽ, màu vẽ, đài, loa,...viết bài tuyên truyền, bài hát..., câu hỏi, đáp án trả lời,...

 - Chuẩn bị các hoạt động cụ thể

3. Chương trình cụ thể

 - Thời gian ( Tổ chức tuyên truyền lúc nào? (mấy giờ? Ngày ... tháng... năm...?)

 - Địa điểm ( Tổ chức tuyên truyền ở đâu? (Trong trường: Khu A , khu B? ...; Khu dân cư,...

 - Trình tự tiến hành các hoạt động

 - Tổng kết, tuyên dương

2
1 tháng 5 2020

 i đôn nô

8 tháng 5 2020

dễ cực lun

lên gulu gulu là biết hết

[lưu ý: gulu gulu ở đây là tiếng nam phi nha, là google đó]

GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH NỘP RỒICâu1: viết các câu ghép có nội dung nói về thiên nhiên, đất nước hoặc con người theo những yêu cầu dưới đây:A. Câu ghép có quan hệ từ chỉ giả thiết - kết quả. B. Câu ghép có sử dụng thành ngữ chỉ sự vất vả của nhà nôngCâu2: Hãy chữa đoạn lời sau thành câu theo 2 cách khác nhau. Ghi lại 2 câu em tạo được.: Hình ảnh bà ngồi trên bậc cửa mỉm cười...
Đọc tiếp

GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH NỘP RỒI

Câu1: viết các câu ghép có nội dung nói về thiên nhiên, đất nước hoặc con người theo những yêu cầu dưới đây:

A. Câu ghép có quan hệ từ chỉ giả thiết - kết quả.

 B. Câu ghép có sử dụng thành ngữ chỉ sự vất vả của nhà nông

Câu2: Hãy chữa đoạn lời sau thành câu theo 2 cách khác nhau. Ghi lại 2 câu em tạo được.: Hình ảnh bà ngồi trên bậc cửa mỉm cười sung sướng nhìn các cháu ăn bánh đa ngon lành.

Câu3: Chỉ các từ nhiều nghĩa trong mỗi câu sau:

A. Cô ấy là người làm việc chân tay nên rất vất vả.

B. Nước suối đầu nguồn trong vắt.

C. Nó dỗ ngon, dỗ ngọt con bé.

D. Dải mây trắng viền quanh lưng núi như một chiếc khăn bông.

E. Chí Phèo đã trở thành tay chân của Bá Kiến từ bao giờ mà chính hắn cũng không biết .

Câu4    A. Từ đồng âm khác với từ nhiều nghĩa ở những điểm nào?

             B. Trong các từ in đậm sau đây, những trường hợp nào là từ đồng âm, những trường hợp nào nào là từ nhiều nghĩa?

​      a, Độc

  - Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ.

  - Chúng đã dùng mưu độc để hãm hại dân lành.

  - Nó rủa một câu rất độc.

   - Con voi này độc có một ngà.

​      b, đậu

  - Bà đang nấu xôi đậu.

​  - Giống tốt, hạt nào cũng đậu.

  -  Chị tôi vừa đậu đại học.

Ai nhanh nhất mình tick cho

4
7 tháng 4 2020

do dịch bệnh covid 19 nên trên thế 1/4 người chết

22 tháng 4 2020

ok bn nha

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?A. Nguyễn Trung TrựcB. Trương ĐịnhC. Nguyễn Hữu HuânD. Hồ Xuân NghiệpĐáp án: B. Trương ĐịnhCâu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:A. Quảng NgãiB. An GiangC. Long AnD. Quảng NamĐáp án: ACâu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnhA. An GiangB. Hà...
Đọc tiếp

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.

Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Trung Trực

B. Trương Định

C. Nguyễn Hữu Huân

D. Hồ Xuân Nghiệp

Đáp án: B. Trương Định

Câu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:

A. Quảng Ngãi

B. An Giang

C. Long An

D. Quảng Nam

Đáp án: A

Câu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnh

A. An Giang

B. Hà Tiên.

C. Long An.

D. Vĩnh Long

Đáp án: C

Câu 4: Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?

A. Từ cuối năm 1959

B. Khi nhà Nguyễn kí hòa ước.

C. Khi Pháp vừa tấn công Gia Định

D. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông

Đáp án: C

Câu 5: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đồng Nam Kì cho Pháp khi nào?

A. Năm 1959

B. Khi Pháp vừa đánh Gia Định

C. Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.

D. Năm 1862

Đáp án: D

Câu 6: Khi nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn làm gì?

A. Kí hòa ước.

B. Buộc Trương Định giải tán nghĩa binh.

C. Ban chức lãnh binh An Giang cho Trương Định

D. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

Đáp án: A

Câu 7: Vua ban cho Trương Định chức lãnh binh ở:

A. Hà Tiên

B. Vĩnh Long.

C. An Giang.

D. Long An

Đáp án: C

Câu 8: Dân chúng và nghĩa quân muốn gì khi Trương Định đang băn khoăn, suy nghĩ?

A. Suy tôn Trương Định làm chủ soái.

B. Tiếp tục kháng chiến

C. Phải tuân lệnh vua.

D. Tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái".

Đáp án: D

Câu 9: Lãnh binh là chức quan

A. Võ

B. Văn

C. Chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh.

D. Chức quan đứng đầu tỉnh.

Đáp án: C

Câu 10: Trương Định đã quyết định như thế nào trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng?

A. Nhận chức lãnh binh.

B. Từ chối chức lãnh binh.

C. Phất cao cờ "Bình Tây"

D. Ở lại cùng nhân dân chống giặc.

Đáp án: D

Câu 11: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?

A. Nguyễn Lộ Trạch

B. Phạm Phú Thứ.

C. Nguyễn Trường Tộ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

Câu 12: Sau khi từ Pháp trở về, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức bản điều trần trong đó bày tỏ:

A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

B. Đề nghị không cho thương nhân nước ngoài vào nước ta làm ăn mua bán.

C. Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng và dạy cách sử dụng máy móc.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 13: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?

A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.

B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.

C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: B

Câu 14: Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng là bởi:

A. Ông lập được nhiều chiến công trong việc đánh Pháp.

B. Ông giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân.

C. Ông có công trong việc khai phá, mở rộng bờ cõi.

D. Ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồng nàn với mong muốn tha thiết canh tân đất nước.

Đáp án: D

Câu 15: Nguyễn Trường Tộ từ Pháp trở về đã kể cho các quan trong triều nghe thay đổi gì ở xã hội Pháp mà ông chứng kiến?

A. Chuyện đèn điện không có dầu vẫn sáng.

B. Khi làm nông nghiệp, người nông dân Pháp vẫn phải dùng cày bằng sức người.

C. Xe đạp hai bánh chạy băng băng mà vẫn không đổ.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 16: Vua Tự Đức khi nghe đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã:

A. Đồng ý và cho thực hiện ngay.

B. Không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước.

C. Có thực hiện nhưng không triệt để.

D. Cho bắt Nguyễn Trường Tộ vào ngục, bởi ông có tư tưởng thân Pháp.

Đáp án: B

Câu 17: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?

A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.

B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 18: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?

A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.

B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.

C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"

D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.

Đáp án: B

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào thuộc phong trào khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa).

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên)

C. Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh).

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 20: Vào đêm mồng 4 rạng sáng 5 / 7 / 1885, trong cảnh vắng lặng kinh thành Huế, việc gì đã xảy ra?

A. Cảnh thả đèn trên sông Hương.

B. Âm thanh của những thoi dệt vải.

C. Tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 21: Trước sự uy hiếp của kẻ thù, lí do nào khiến Tôn Thất Thuyết phải nổ súng sớm?

A. Để dành thế chủ động.

B. Để đe dọa kẻ thù.

C. Để phản đối việc triều đình Huế chấp nhận làm tay sai cho giặc.

D. Vì triều đình Huế buộc yêu cầu nổ súng.

Đáp án: A

Câu 22: Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết đã cho lập căn cứ ở địa phương nào?

A. Vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.

B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

C. Vùng núi Quảng Nam.

D. Vùng núi Lạng Sơn.

Đáp án: A

Câu 23: Tại sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

A. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

B. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cho xây dựng kinh thành mới ở đây.

C. Tôn Thất Thuyết chủ trương nối lại liên lạc với Pháp để hòa đàm.

D. Tôn Thất Thuyết xin từ quan, lui về ở ẩn.

Đáp án: A

Câu 24: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã:

A. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế.

B. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống giáo dục trên cả nước.

C. Đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta.

D. Từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, chuyển giao chính quyền cho triều đình Huế.

Đáp án: C

Câu 25: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?

A. Nền công nghiệp khai khoáng.

B. Ngành dệt.

C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 26: Những thay đổi về chính trị và kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

A. Một số người làm ăn phát đạt đã trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn.

B. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành.

C. Thành thị phát triển, buôn bán mở mang đã làm xuất hiện tầng lớp viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ.

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 27: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?

A. Địa chủ

B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...

C. Nông dân

D. Quan lại phong kiến.

Đáp án: B

Câu 28: Giai cấp công nhân Việt Nam, chủ yếu xuất thân từ:

A. Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo đói.

B. Giới trí thức không được trọng dụng

C. Thợ thủ công không có việc làm.

D. Nhà buôn bị phá sản.

Đáp án: A

Câu 29: Vào những năm đầu thế kỉ XX, nước ta có khoảng bao nhiêu vạn công nhân?

A. Khoảng 6 vạn công nhân.

B. Khoảng 10 vạn công nhân.

C. Khoảng 20 vạn công nhân.

D. Khoảng 1 vạn công nhân

Đáp án: B

Câu 30: Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, người nông dân rơi vào hoàn cảnh:

A. Như trâu kéo cày.

B. Trở thành người bần cùng.

C. Mất ruộng đất vào tay địa chủ và trở thành người làm thuê.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 31: Phan Bội Châu xuất thân từ:

A. Một gia đình quan lại

B. Một gia đình địa chủ

C. Một gia đình nông dân

D. Một gia đình nhà nho nghèo

Đáp án: D

Câu 32: Để tìm con đường cứu nước, năm 1905, Phan Bội Châu đã đến nước nào?

A. NướcTrung Hoa.

B. Nước Anh

C. Nước Nga

D. Nước Nhật

Đáp án: D

Câu 33: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?

A. Hứa cung cấp lương thực.

B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam

C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.

D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam

Đáp án: C

Câu 34: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?

A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.

B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.

C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc

D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.

Đáp án: A

Câu 35: Trước sức ép của thực dân Pháp, chính phủ Nhật đã quyết định:

A. Mời Phan Bội Châu và những người du học ở lại Nhật cộng tác.

B. Trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ra khỏi Nhật Bản

C. Bắt và chuyển giao Phan Bội Châu và những người du học cho thực dân Pháp.

D. Giới thiệu Phan Bội Châu và những người du học cho chính quyền ở Đông Dương để làm việc.

Đáp án: B

Câu 36: Mốc thời gian nào đánh dấu sự tan rã của phong trào Đông Du?

A. Năm 1904

B. Năm 1908

C. Năm 1905

D. Năm 1909.

Đáp án: D

 

23
26 tháng 4 2018

Đầy đủ đấy!!

26 tháng 4 2018

cảm ơn bn cần cứ dùng nha

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

627
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

25 tháng 2 2020

Bài 1: 

a) Vì trời /mưa //nên hôm nay chúng em /không đi lao động được.

    CN1     VN1           CN2                                     Vn2

      

b) Nếu ngày mai trời/ không mưa //thì chúng em/ sẽ đi cắm trại.

        CN1                         VN1             CN2                      VN2

c) Chẳng những gió/ to// mà mưa /còn rất dữ.

          CN1                VN1    CN2        VN2

d) Bạn Hoa /không chỉ học giỏi// mà bạn/ còn rất chăm làm.

       CN1              VN1                      CN2           VN2

e) Tuy Hân /giàu có //nhưng hắn/ rất tằn tiện.

      CN1          VN1          CN2       VN2

Bài 2: (các câu bài 2 đều là câu ghép)

a) Gió /càng to,// con thuyền/ càng lướt nhanh trên mặt biển.

   CN1     VN1         CN1                       VN1

b) Học sinh nào/ chăm chỉ //thì học sinh ấy/ có kết quả cao trong học tập.

   CN1                    VN1            CN2                               VN2

c) Mặc dù nhà nó/ xa //nhưng nó/ không bao giờ đi học muộn.

          CN1              VN1    CN2                VN2

d) Mây/ tan //và sương/ lại tạnh.

  CN1    VN1      CN2      VN2

e) Mẹ thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ.( bạn có chắc chép đúng câu này không?)

 

25 tháng 2 2020

Bài 1: 
a) Vì trời /mưa //nên hôm nay chúng em /không đi lao động được.
    CN1     VN1           CN2                                     Vn2
      
b) Nếu ngày mai trời/ không mưa //thì chúng em/ sẽ đi cắm trại.
        CN1                         VN1             CN2                      VN2
c) Chẳng những gió/ to// mà mưa /còn rất dữ.
          CN1                VN1    CN2        VN2
d) Bạn Hoa /không chỉ học giỏi// mà bạn/ còn rất chăm làm.
       CN1              VN1                      CN2           VN2
e) Tuy Hân /giàu có //nhưng hắn/ rất tằn tiện.
      CN1          VN1          CN2       VN2
Bài 2: (các câu bài 2 đều là câu ghép)
a) Gió /càng to,// con thuyền/ càng lướt nhanh trên mặt biển.
   CN1     VN1         CN1                       VN1
b) Học sinh nào/ chăm chỉ //thì học sinh ấy/ có kết quả cao trong học tập.
   CN1                    VN1            CN2                               VN2
c) Mặc dù nhà nó/ xa //nhưng nó/ không bao giờ đi học muộn.
          CN1              VN1    CN2                VN2
d) Mây/ tan //và sương/ lại tạnh.
  CN1    VN1      CN2      VN2

ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CHẤT LƯỢNG CAO NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn. Thời gian làm bài: 60 phút. Câu 1 (1,5 điểm): Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau? a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức. b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi. c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh. Câu 2 (1,5 điểm): Chọn một trong các từ: rót, trút,...
Đọc tiếp

ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CHẤT LƯỢNG CAO NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn: Ngữ văn. Thời gian làm bài: 60 phút.

 

Câu 1 (1,5 điểm): Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau?

 

a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.

 

b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.

 

c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.

 

Câu 2 (1,5 điểm): Chọn một trong các từ: rót, trút, đổ mà em cho là hay nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau? Nói rõ vì sao em chọn từ đó?

 

"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ ………... vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương".

 

Câu 3 (2điểm): Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:

 

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

 

Một màu trắng đến nôn nao

 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

 

Cho con ngày một thêm cao”.

 

Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó. 

 

Câu 4 (5 điểm): Trong 5 năm ở Tiểu học, em đã được học nhiều thầy (cô) giáo.

 

Hãy kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò.

2
9 tháng 5 2020

Câu 1 

a)  ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.

b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.

c)  long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.

Câu 2  

"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ ……rót…... vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương".

Câu3

Tác giả là một người đầy tình cảm, và ông đã viết bài thơ về mẹ để bộc lộ cảm xúc yêu quý của mình dành cho người mẹ đáng kính. Cũng như ngày ngày ông trông thấy mẹ vất vả mà lại càng thương, càng quý. Qua từng lời thơ, ông như tỏ lòng biết ơn đối vs mẹ của mình, lòng biết ơn vô bờ bến. Ông còn muốn nói lên sự vất vả lo cho con khôn lớn của người mẹ để mọi người thấu hiểu cho nỗi lòng của người mẹ, và cảm thấy người mẹ thật cao cả, thật vĩ đại để yêu mẹ mình hơn.

Câu 4

Ôi! Ngày nay nhìn các bạn vừa cỡ tuổi tôi hay thậm chí mới chưa đầy mười tuổi nhưng đã phải mang cặp kính cận to dày cộp, nghĩ mà thấy vừa buồn lại vừa thương. "Đôi mắt là một trong những vốn quý nhất của con người, các em phải biết giữ gìn và chăm sóc nó". Đó là câu nói của cô Hạnh chủ nhiệm tôi hồi lớp 5. Nghĩ lại mà thấy kỉ niệm với cô thật là sâu sắc.
Nói là chủ nhiệm lớp năm nhưng thực chất cô chủ nhiệm lớp tôi cả ba năm cuối cấp. Chẳng thế mà cô để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vô cùng. Bây giờ tôi vẫn có thể hình dung y nguyên những ngày tháng ấy. Hôm nào cô cũng đến trường từ rất sớm rồi đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ và tươi tắn trên môi. Thường cô mặc chiếc áo dài xanh, mái tóc mượt mà ôm trọn khuôn mặt trái xoan xinh xắn và đôn hậu. Đôi mắt cô đẹp và trong sáng nhìn chúng tôi trìu mến và có khi độ lượng với bạn nào mắc lỗi. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Nhưng không hiểu sao tất cả các bạn trong lớp tôi, chẳng bạn nào là thấy cô xa lạ cả. Bây giờ thì tôi đã nhận ra, cô nghiêm nghị mà chúng tôi vẫn vô cùng quý mến chính là vì sự tận tâm của cô giáo hàng ngày.
Chỉ mỗi một việc nhỏ, rất nhỏ thôi mà cả lớp tôi ơn cô nhiều lắm. Hồi ấy chúng tôi tuy đã học lớp ba nhưng đến tư thế ngồi học có nhiều bạn vẫn chưa biết ngồi thế nào cho đúng. Ai cầm bút viết cũng còn rất ngượng nghịu. Đặc biệt rất nhiều bạn cứ khi viết là lại cúi sát xuống gần quyển vở. Chỉ nhìn cảnh ấy cũng đủ thấy lớp tôi có đến hơn chục người có nguy cơ bị cận. Nhưng rồi cô Hạnh vào chủ nhiệm. Từ đó không bao giờ cô cho phép chúng tôi ngồi sai tư thế. Lúc nào lưng vài cũng phải thẳng. Thế là dù có buồn ngủ đến mấy đi chăng nữa, tôi cũng chẳng nhìn thấy bạn nào nằm bò trên bàn như trước đây. Mỗi giờ tập viết, cô lại đi tới từng bàn nắn cho các bạn từng nét chữ, lại còn dạy các bạn cầm bút như thế nào, viết loại bút ra sao? Từ ngày cô dạy, tất cả chúng tôi lúc nào cũng phải giữ khoảng cách với vở khi tập viết.
Thú thực lúc đầu không ít bạn tỏ ý kêu ca. Ngay cả tôi cũng vậy, dù ở trên lớp thì nghe lời nhưng về nhà là tôi lại nằm ra bàn mà viết. Nhưng cô kiên trì lắm và thế là cuối cùng lớp chúng tôi cũng có được thói quen.
Buổi họp phụ huynh cuối năm, được nghe báo cáo, cô vui mừng lắm vì đến lớp năm mà chúng tôi chưa ai bị cận. Cha mẹ chúng tôi cũng vui mừng vì con cái học hành tiến bộ hơn. Thế là ai cũng ơn cô nhiều lắm!
Năm nay dù đã bước sang trường mới nhưng chúng tôi vẫn rất nhớ ơn cô, vẫn không đứa nào quên thói quen mà cô đã dành cả ba năm cho chúng tôi rèn giũa. Bây giờ nhìn các bạn cùng trang lứa, tôi mới hiểu sâu hơn về câu nói của cô "đôi mắt là vốn quý nhất của con người".

k mk nha 

thank mọi ng'