K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2021

+ Mô tả một thí nghiệm mà em biết để chứng tỏ rằng âm thanh do các vật rung động phát ra.

- Gọi HS nhận xét thí nghiệm bạn nêu.

- GV nhận xét và ghi điểm.

3. Tiết mới

a) Giới thiệu Tiết

- GV hỏi:

+ Tại sao ta có thể nghe thấy được âm thanh?

- Gv: Âm thanh do các vật rung động phát ra. Tai ta nghe được âm thanh là do rung động từ vật phát ra âm thanh lan truyền qua các môi trường và truyền đến tai ta. Sự lan truyền của âm thanh có gì đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu qua Tiết học hôm nay.

Ø Hoạt động 1: Sự lan truyền âm thanh trong không khí.

- GV hỏi: Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống?

+ Sự lan truyền của âm thanh đến tai ta như thế nào? Chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.

- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 84.

- Gọi HS phát biểu dự đoán của mình.

- Để kiểm tra xem các bạn dự đoán kết quả có đúng không, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Lưu ý HS: giơ trống ở phía trên ống, mặt trống song song với tấm ni lông bọc miệng ống, cách miệng ống từ 5- 10 cm.

+ Khi gõ trống, em thấy có hiện tượng gì xảy ra?

+ Vì sao tấm ni lông rung lên?

+ Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại? Vì sao em biết?

+ Trong thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động?

+ Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh như thế nào?

Kết luận: Mặt trống rung động làm cho không khí xung quanh cũng rung động. Rung động này lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các mẩu giấy chuyển động. Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai ta, sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh.

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 84.

+ Nhờ đâu mà người ta có thể nghe được âm thanh?

+ Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trường gì?

- GV giới thiệu: Để hiểu hơn về sự lan truyền của rung động chúng ta cùng làm thí nghiệm.

- GV nêu thí nghiệm: Có 1 chậu nước, dùng một ca nước đổ vào giữa chậu.

+ Theo em , hiện tượng gì sẽ xảy ra trong thí nghiệm trên?

- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm.

- GV nêu: Sóng nước từ giữa chậu lan ra khắp chậu đó cũng là sự lan truyền rung động. Sự lan truyền rung động trong không khí cũng tương tự như vậy.

ØHoạt động 2Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn.

- GV nêu: Âm thanh lan truyền được qua không khí. Vậy âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng được không, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm.

- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. GV dùng chiếc ni lông buộc chặt chiếc đồng hồ đang đổ chuông rồi thả vào chậu nước. Yêu cầu 3 HS lên áp tai vào thành chậu, tai kia bịt lại và trả lời xem các em nghe thấy gì?

- GV hỏi HS:

+ Hãy giải thích tại sao khi áp tai vào thành chậu, em vẫn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu mặc dù đồng hồ đã bị buộc trong túi nilon.

+ Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào?

+ Các em hãy lấy những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng.

- GV nêu kết luậnÂm thanh không chỉ truyền được qua không khí, mà truyền qua chất rắn, chất lỏng. Ngày xưa, ông cha ta còn áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của giặc, đoán xem chúng đi tới đâu, nhờ vậy ta có thể đánh tan lũ giặc.

ØHoạt động 3Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa.

- Hỏi: Theo em khi lan truyền ra xa âm thanh sẽ yếu đi hay mạnh lên?

- GV nêu: Muốn biết âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan tryền ra xa chúng ta cùng làm thí nhgiệm.

ØThí nghiệm 1:

- GV nêu: Cô sẽ vừa đánh trống vừa đi lại, cả lớp hãy lắng nghe xem tiếng trống sẽ to hay nhỏ đi nhé !

- GV cầm trống vừa đi ra cửa lớp vừa đánh sau đó lại đi vào lớp.

+ Khi đi xa thì tiếng trống to hay nhỏ đi?

ØThí nghiệm 2:

- GV nêu: Sử dụng trống, ống bơ, ni lông, giấy vụn và làm thí nghiệm như thế ở hoạt động 1. Sau đó bạn cầm ống bơ đưa ống ra xa dần.

+ Khi đưa ống bơ ra xa em thấy có hiện tượng gì xảy ra?

+ Qua hai thí nghiệm trên em thấy âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi và vì sao?

+ GV yêu cầu: hãy lấy các VD cụ thể để chứng tỏ âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.

- GV nhận xét, tuyên dương HS lấy VD đúng, có hiểu biết về sự lan truyền âm thanh khi ra xa nguồn âm thì yếu đi.

3.Củng cố:

- GV cho HS chơi trò chơi: “Nói chuyện qua điện thoại”

- GV nêu cách chơi:

+ Dùng 2 lon sữa bò đục lỗ phía dưới rồi luồn sợi dây đồng qua lỗ nối 2 ống bơ lại với nhau.

+ HS lên nói chuyện: 1 HS áp tai vào lon sữa bò, 1 HS nói vào miệng lon sữa bò còn lại.

- GV yêu cầu HS nói nhỏ sao cho người bên cạnh không nghe thấy. Sau đó hỏi xem HS áp tai vào miệng lon sữa bò đã nghe thấy bạn nói gì.

- GV tổ chức cho nhiều lượt HS chơi, cứ 2 HS nói chuyện thì có 1 HS đứng cạnh HS nói giám sát xem bạn có nói nhỏ không. Nếu HS giám sát nghe thấy thì người chơi bị phạm luật và dừng cuộc nói chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương những đôi bạn đã trò chuyện thành công.

+ Khi nói chuyện điện thoại, âm thanh truyền qua những môi trường nào?

2 tháng 5 2018

 Dùng đèn pin chiếu vào ta sẽ thấy được rằng:

   - Quyển sách không cho ánh sáng truyền qua

   - Tấm kinh trong cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn

   - Túi nhựa cho ánh sáng truyền qua một phần

- Âm thanh khi lam truyền ra xa sẽ yếu đi.

- Ví dụ: Hai người bạn đang nói chuyện với nhau. Từ từ tăng khoảng cách giữa hai người. Thì đến một khoảng cách nào đó hai người sẽ không nghe thấy người kia nói gì, hoặc họ phải nói to hơn.

Khi truyền ra xa thì âm thanh yếu đi vì rung động truyền ra xa bị yếu đi.

Ví dụ:

+ Khi ô tô đứng gần ta nghe thấy tiếng còi to, khi ô tô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần đi.

+ Ở trong lớp nghe bạn đọc bài rõ, ra khỏi lớp nghe thấy bạn đọc bé và đi quá xa thì không nghe thấy gì nữa.

+ Ngồi gần đài nghe tiếng nhạc to, đi xa dần nghe tiếng nhạc nhỏ đi...

14 tháng 1 2019

- Âm thanh khi lam truyền ra xa sẽ yếu đi.

- Ví dụ: Hai người bạn đang nói chuyện với nhau. Từ từ tăng khoảng cách giữa hai người. Thì đến một khoảng cách nào đó hai người sẽ không nghe thấy người kia nói gì, hoặc họ phải nói to hơn.

19 tháng 12 2017

1. Ánh sáng qua khe hẹp sẽ có dạng đường thẳng. Ánh sáng chỉ truyền được qua khe đã cắt trên tấm bìa.

2. Ánh sáng có thể truyền qua: tấm thủy tinh, tờ nilon, tờ giấy mỏng. Không truyền qua được tấm bìa, quyển vở, bức tường.

3.

- Khi đèn trong hộp chưa sáng, ta không nhìn thấy vật.

- Khi đèn sáng ta nhìn thấy vật.

- Chắn mắt bằng một quyển vở ta không nhìn thấy vật nữa.

31 tháng 5 2021

gỗ,sắt,nhôm,bê-tông

31 tháng 5 2021

Đáp án :

- Bìa cứng

- Cửa gỗ

- Tủ nhựa

- Bàn gỗ

6 tháng 10 2018
Vật Bộ phận hoặc phần của vật cần cho ánh sáng truyền qua
1. Kính lúp Mặt kính
2. Đồng hồ treo tường Mặt đồng hồ
3. Xe ô tô Cửa kính ô tô
4. Đèn pin Kính trước đèn
7 tháng 5 2022

lưu ý !!! câu trả lời là kiến thức lớp 7 : Vật phát ra âm thanh khi vật dao động : âm thanh lan truyền được trong chất lỏng khí rắn và không truyền được trong chân không

 

1 tháng 4 2022

là C nha

1 tháng 4 2022

c nghen

24 tháng 2 2022

bong tối xuất hiện sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng ,có thể làm bóng của 1 vật thay đổi bằng cách thay đổi vị trí vật chiếu sáng đối với vật đó