K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2018

help me mn ơi!!!

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

0
13 tháng 3 2018

Nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện qua:

   - Cách sử dụng từ ngữ: khẳng định được sự tồn tại lâu đời, hiển nhiên về nhiều phương diện.

   - Thể cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu, có đối, các câu dài ngắn không bị gò bó, các cặp có ai vế đối nhau.

   - Lời lẽ có tính hùng biện, lập luận đanh thép, lí luận sắc bén.

   - Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

3 tháng 3 2019

- Lập luận chặt chẽ bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ sắc bén, toàn diện để dẫn dắt, thuyết phục người nghe đi tới mục đích cuối cùng là quyết tâm chiến đấư tiêu diệt giặc.
 
- Sử dụng các phép trùng điệp, liệt kê, đối lập một cách rất tài tình và thích hợp trong từng luận điểm để tạo được sức thuyết phục mạnh mẽ.
 
Về đặc điểm thứ nhất, em cần tóm tắt các luận điểm chi tiết theo trình tự lập luận của tác giả và nhận xét về tính chặt chẽ của hệ thông luận điểm ấy. Có thể tóm tắt như sau:
 
- Nhắc lại sự gắn bó, ân nghĩa sâu nặng của chủ tướng với các tướng sĩ đề khơi dậy lòng trung nghĩa ở họ.
 
- Phê phán quyết liệt thái độ cầu an, thú vui chơi hưởng lạc, lơ là trách nhiệm của các tướng sĩ.
 
- Chỉ ra hậu quả tai hại của thái độ và những hành động nêu trên.
 
- Chỉ ra nhiệm vụ cấp bách phải làm là tích cực luyện rèn võ nghệ cho quân sĩ, sẵn sàng giết giặc.
 
- Cuối cùng, tác giả không quên mở ra viễn cảnh thắng lợi, lúc ấy thì lợi quyền, danh dự, gia quyến của cả chủ tướng lẫn các tướng sĩ đều được đảm bảo vững bền.\

Về đặc điểm thứ hai, em tự tìm và phân tích những ví dụ về các phép liệt kê, trùng điệp, đối lập.

24 tháng 3 2023

Khi đọc bài thơ "Khi trời trong" của Hàn Mặc Tử, nhiều người như sẽ bị cuốn hút bởi những nét độc đáo và đặc sắc về nội dung mà nhà thơ truyền tải thông qua các từ ngữ lựa chọn. Đặc biệt, trường đoạn “Rãnh thân bạc bao la đón gió” đã gợi lên bao xúc cảm và cảm nhận khác nhau về nghệ thuật trong bài thơ này.

Điểm đặc biệt đầu tiên nằm ở sự mê hoặc của từ "rãnh". Trong đoạn trên, từ này có thể được hiểu là hành động "đuổi theo" nhưng cũng có thể đại diện cho hành động "leo", "trèo". Điều này tạo nên sự lôi cuốn đối với người đọc, khiến họ liên tưởng đến những cảnh vật chưa từng thấy trong một bức tranh tổng thể của tác phẩm.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa từ "bạc" và "bao la" đã tạo nên một bức ảnh mơ hồ, đầy tinh tế và phong phú về mặt tưởng tượng, tạo ra một giấc mơ không gian, đầy khát vọng.

Cuối cùng, việc sử dụng từ "thâu góp gió" đã truyền tải đến người đọc một ý niệm về sự lưu giữ, sự hồi tưởng về một thời trẻ trung, những xúc cảm đẹp đẽ trôi dạt trong những khoảnh khắc phù du.

Tóm tắt, cảm nhận nét độc đáo nghệ thuật về nội dung của đoạn văn trên chính là sự kết hợp tinh tế giữa các từ ngữ, gợi lên hình ảnh mơ hồ, đầy đủ tinh tế và phong phú, tạo ra một không gian lãng mạn , trọn bộ lưu trữ tình cảm, dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về tình cảm của kẻ lừa đảo.

Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Tôi quên thế nào đc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Tôi quên thế nào đc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).

Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:"Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi."(Tôi đi học- Thanh Tịnh).

Câu 3: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên nhiên "Tôi đi học-Thanh Tịnh"?

Câu 4: So sánh bố cục, mạch truyện, cách kể chuyện của văn bản"Trong lòng mẹ"(trích Những ngày thơ âu- Nguyên Hồng) và văn bản "Tôi đi học"(Thanh Tịnh).

Câu 5: Chỉ ra chất trữ tình trong đoạn trích Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng

 

0
28 tháng 8 2016
  • Sự biến đổi của mạch thơ 
    • Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi: "Ngày xuân con én... ngoài sáu mươi". Hình ảnh "chim én đưa thoi" vừa gợi không gian, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh.
    • Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: "Cỏ non xanh tận chân trời...một vài bông hoa". 
  • Nghệ thuật "Thi trung hữu họa" ở cặp thơ thứ hai:
    • Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn. 
    • Cách dùng từ "trắng điểm" (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác.
    • Liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa".
  • Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân.