K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2016

Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 – 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng – học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.

 

Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điều không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò được dạy và học bằng tiếng Pháp. Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều nhục nhã đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.

 

Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ xâm lược cố tình đồng hóa, trước hết là bằng ngôn ngữ.

 

Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha- men: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

 

Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men quở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.

 

Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.

 

Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.

21 tháng 2 2016

Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 – 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng – học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.

 

Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điều không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò được dạy và học bằng tiếng Pháp. Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều nhục nhã đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.

 

Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ xâm lược cố tình đồng hóa, trước hết là bằng ngôn ngữ.

 

Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha- men: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

 

Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men quở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.

 

Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.

 

Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.                      tich nhe 24 gio haha

22 tháng 6 2018

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn

Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

22 tháng 6 2018

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn

Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

19 tháng 4 2020

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.

19 tháng 4 2020

Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh, yệu đời và có lòng yêu nước sâu sắc. Tuy còn nhỏ nhưng lượm rất gan dạ,dũng cảm như 1 chiến binh thực sự. Lượm luôn hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ của mình. Em rất khâm phục. Lượm đã hy sinh anh dũng nhưng hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. Lượm xứng đáng là tấm gương sáng cho em và cho mọi thế hệ người Việt học tập và noi theo.

sự vật đc so sánh: sự gan dạ,dũng cảm của Lượm

từ so sánh: như

so sánh vs: 1 chiến binh thực sự

27 tháng 9 2018

Bài 2 :

Ý nghĩa của tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh: Âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích dân gian.Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau: Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan ,giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công,Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, giúp vạch mặt Lí thông, giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là chi tiết thần kì trong truyện cổ tích thạch sanh. Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan, vạch mặt Lí Thông, chữa khỏi bệnh cho công chúa, tiếng đàn còn giúp Thạnh Sanh đánh lui binh mười tám nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của công lí, của nhân dân yêu chuộng hòa bình. Có thể nói tiếng đàn này là tiếng đàn

27 tháng 9 2018

Bài 1 :

Thuận Thiên là thanh kiếm huyền thoại của Lê Lợi, anh hùng dân tộc Việt Nam, người đã giành lại độc lập dân tộc từ ách cai trị của nhà Minh phương Bắc, mở ra một kỷ nguyên phát triển rực rỡ cho non sông nước nhà.

Thuận Thiên nghĩa là hợp lòng trời. Giữa buổi loạn ly, nhiều nơi phất cờ tụ nghĩa, lòng người còn hướng về triều Trần, Thuận Thiên Kiếm có ý nghĩa khẳng định vai trò thủ lĩnh của Lê Lợi là hợp ý trời, bởi vậy nó cũng là đầu mối qui tụ hào kiệt, nhân dân mọi nơi về dưới một ngọn cờ nghĩa chống quân Minh xâm lược.

Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường. 

Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm. 

Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. . 

Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào. 

Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi. 
  
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo

5 tháng 5 2020

Thank~ bạn nha!

Cảm nghĩ của mik là :

- Vui vì được quay lại làm kiếp heo lười

- Chỉ sợ ra Tết kiến thức bay vèo đi đâu

30 tháng 1 2019

cảm nghĩ là

cảm thấy nhớ............

cũng vui vì đc đón không khí tết

đc nghỉ học

tết đầm ấm,hạnh phúc nhé

6 tháng 8 2019

Trong kho tàng truyện cổ dân gian của Việt Nam, Con Rồng cháu Tiên là truyện mà em yêu thích nhất, bởi nó là truyền thuyết kể về nguồn gốc của người Việt và ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ "đồng bào".

Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết đẹp dân tộc ta, còn được biết đến với cái tên Sự tích trăm trứng, hay Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân vốn là con trai của thần Long Nữ ở Biển Đông, có nhiều phép lạ thần thông, sức khỏe vô địch, trấn áp được lũ yêu quái làm hại dân lành (như Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh). Lạc Long Quân được mô tả là có thân hình Rồng, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn. Truyền thuyết mang đậm màu sắc của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú, nhưng vẫn có sự logic, gắn kết giữa các chi tiết với nhau. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được tạo nên một cách kì ảo, như là cách lý giải cội nguồn cao quý của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, chi tiết Âu Cơ sinh ra 1 quả trứng, quả trứng đó nở ra 100 người con, như là cách người xưa giáo dục các thế hệ người Việt sau này nên ghi nhớ, hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai chữa "đồng bào".

Tất cả người dân Việt Nam đều có chung nguồn cội, hơn nữa đó còn là một cuội nguồn cao quý. Con người Việt Nam nên yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.

Lần đầu tiên được nghe mẹ kể truyện Con Rồng cháu Tiên khi còn nhỏ xíu, em đã bị hấp dẫn bởi những chi tiết kỳ ảo trong đó. Nhưng giờ đây, khi đã vào cấp hai, tự mình đọc kỹ và được nghe cô giáo giảng dạy, em đã hiểu ra rằng, mỗi chi tiết trong truyện nghe có vẻ ly kỳ và không có thật đều chứa đựng một ý nghĩa đặc biệt nào đó. 

Toàn bộ nội dung truyện đều thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc và cũng là bài học mà người xưa muốn nhắc nhở lớp lớp con cháu sau này, phải luôn luôn ghi nhớ dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong cơ thể của mình, ghi nhớ rằng tất cả đều là "đồng bào" của nhau, phải đối xử với nhau như anh chị em ruột thịt. Bên cạnh đó, truyện cũng chứa đựng một vài thông tin lịch sử quý báu về quá trình xây dựng đất nước, sự ra đời của 18 đời vua Hùng, mở ra một kỷ nguyên độc lập đầu tiên cho người Việt.

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, đem theo năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển cũng giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc anh em trên khắp cả nước. Mặc dù kẻ ở đồng bằng, kẻ ở núi rừng, người nơi biển cả… nhưng khi có việc quan trọng, họ lại tìm đến và tương trợ lẫn nhau. Đây cũng là truyền thống quý báu có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.

Đối với em, Con Rồng cháu Tiên vừa là một truyền thuyết đặc sắc, hấp dẫn, vừa là một bài giảng lịch sử, vừa dạy cho em những bài học quý báu về cội nguồn, gốc tích, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

Con Rồng cháu Tiên giúp em thêm yêu đất nước, yêu dân tộc và thêm tự hào về dòng máu Rồng Tiên cao quý đang chảy trong huyết mạch của em và cũng là của mỗi người Việt trên khắp mọi miền tổ quốc./.

Đề bài: Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Truyện Con Rồng Cháu Tiên

BÀI LÀM

Ai sinh ra là người Việt Nam, lớn lên trong vành nôi lời ru của bà, của mẹ đều được nghe những truyện dân gian lý thú. “Con rồng cháu tiên” hay truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những truyền thuyết hay và lâu đời nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Em rất yêu thích truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” từ thuở nhỏ. Truyện với những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và hình tượng đặc sắc đã giải thích được nguồn gốc của giống nòi dân tộc Việt Nam cao quý.

Truyện kể về hai nhân vật là Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần tiên giỏi giang thần kỳ, tài năng xuất chúng, phẩm chất cao quý. Lạc Long Quân vốn thuộc nòi rồng, con trai Long nữ sống ở vùng biển. Lạc Long Quân vô cùng tài năng và đức độ, mình rồng, có sức mạnh phi thường và nhiều phép lạ. Thần giúp người dân diệt trừ nhiều loài yêu quái “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở”. Hình ảnh Lạc Long Quân trong truyền thuyết là biểu tượng đẹp về vị thần lớn của dân tộc ta, biểu tượng của đức tính nhân hậu của nhân dân và khí phách tinh hoa có từ xa xưa của dân tộc Việt. Còn Âu Cơ được tác giả dân gian miêu tả cũng vô cùng cao quý. Âu Cơ “thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Qua hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng ta thấy được sự cao quý, ấn tượng của các vị thần cũng như sự cao quý của nòi giống Việt.

Bên cạnh xây dựng hình tượng hai nhân vật là vị thần tiên, tác giả dân gian còn mang đến chi tiết mối lương duyên lạ kỳ. Đó là sự gặp gỡ đầy bất ngờ và kết duyên giữa rồng biển Lạc Long Quân và tiên trên núi là Âu Cơ. Chi tiết thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa nhân dân Việt sống vùng đồng bằng, đồi núi với vùng biển sâu tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt ngày nay. Âu Cơ mang thai và “sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây là một chi tiết kỳ ảo, thú vị, rất đặc sắc và có ý nghĩa lớn trong việc giải thích toàn dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu cũng xuất xứ là con một nhà, cùng chui ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện một niềm tự hào sâu sắc về nguôn cội con cháu của thần rồng, thần nông. Chi tiết đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô ẩn chứa sức mạnh và nội lực của con người Việt Nam từ thuở xưa của dân tộc.

Cách tăng khả năng đàn ông mạnh mẽ cho chồng chỉ bằng một mẹo nhỏyện, em nhớ tới lời dạy của Bác Hồ kính yêu “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

23 tháng 6 2018

a) Bài thơ "Lượm" của Tố Hữu đã khắc họa thành công hình ảnh của chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời và dũng cảm.

b) Hà Nội là một thành phố vì hòa bình.

c) Em sinh ra và lớn lên ở một đồng quê chiêm trũng.

d) Cố Péc-ních là một nhà triết học, khoa học thiên tài.

e) Trong học kì vừa qua, em đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi và được nhà trường tặng bằng khen.

a) Bài thơ "Lượm" của Tố Hữu đã khắc họa thành công hình ảnh của chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời và dũng cảm.

b) Hà Nội là một thành phố vì hòa bình.

c) Em sinh ra và lớn lên ở một đồng quê chiêm trũng.

d) Cố Péc-ních là một nhà triết học, khoa học thiên tài.

e) Trong học kì vừa qua, em đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi và được nhà trường tặng bằng khen.