K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 6 2018

Đáp án:

- Đúng

- Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa về tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

6 tháng 8 2018

Đáp án:

- Đúng

- Xác anh hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt

23 tháng 11 2019

Đáp án cần chọn là: B

18 tháng 4 2017

Đáp án:

- Sai

- Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết.

6 tháng 12 2016

Tôi ngưỡng mộ tác giả Đinh Vũ Ngọc (ĐVN) từ khi nhà thơ Hương Thu (Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đường Việt Nam) đọc bài thơ “MỜI” của ông trong buổi lễ Họp mặt các Chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường các tỉnh phía Nam lần đầu tiên năm 2006. Giọng thơ toát lên sự trẻ trung, khỏe khoắn. Đây là một trong những nét mới ít thấy ở thể thơ Luật Đường. Chưa biết ông trước khó có thể hình dung ra được sự “cổ lai hy” đó chính là ở một tác giả không chuyên nghiệp và đã bước vào lớp người “cổ lai hy”. Khi nhà thơ Thành Nhân, Chủ nhiệm chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường thành phố Cao Lãnh ghé chơi và đọc cho nghe bài thơ “CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM”, tôi hoàn toàn bị chinh phục và đã khẩn khoản nhờ anh đọc cho tôi chép lại nguyên tác và đây cũng chỉ là bài thơ thứ hai của tác giả ĐVN mà tôi vinh hạnh được đọc. Thế là tôi cứ thế mà nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại cả chục lần vẫn cứ say sưa.

 

Hãy lắng nghe tác giả mở đề:

 

Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

Non sông gấm vóc mở đôi tà

Câu “phá đề” giới thiệu trực khởi về chiếc áo quê hương mang dáng vóc dịu dàng, xinh xắn rất phù hợp với phụ nữ Việt Nam. Câu “thừa đề” nâng cao lên, dẫn người đọc liên tưởng tới “non sông gấm vóc”. Cách mở đề thành công, mang tính truyền thống thường thấy, chưa sử dụng bất cứ nghệ thuật gì khác biệt. Điều tôi khâm phục chính là sự khéo léo của tác giả trong việc lồng ghép, lựa chọn từ ngữ để diễn tả một cách khái quát hết những ý chính mà bài thơ sẽ nói đến đó là: chiếc áo dài quê hương, phù hợp với vẻ đẹp hình thể kết hợp với nét thùy mị, duyên dáng, nết na, thanh thoát của chị em phụ nữ Việt Nam, không những chỉ mang phong thái cốt cách văn hóa của người Việt Nam mà còn nhắc nhở mỗi người về tình yêu đất nước.

 

Tà bên Đông Hải lung linh sóng

Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

Cặp câu “thực” cũng là một sự thăng hoa hoa của cảm hứng nghệ thuật. Hai câu giống như hai vết kéo của người thợ may, đã cắt xong hai vạt áo; giống như hai nét sổ của người họa sĩ, vừa chấm phá nét phác thảo bản họa đồ đất nước; giống như những tiết tấu mở đầu hai dòng nhạc hứa hẹn cho những giai điệu du dương. Chỉ hai câu thôi cũng đã thấy biển bạc, rừng vàng, thấy cả dãy Trường Sơn hùng vĩ. Chỉ hai câu mà thấy hiện lên cả âm thanh, màu sắc. Ta tưởng như nghe tiếng sóng vỗ dạt dào. Ta tưởng như thấy trăm hoa đua nở. Tác giả không ngần ngại việc sử dụng “điệp tự”. Chữ “” níu từ câu “phá” được lặp lại hai lần trong cặp “thực” không hề phá vỡ bố cục mà càng làm cho tứ thơ liền lạc, dẫn người đọc phải đọc tiếp, chiêm ngưỡng tiếp. Đọc tới đây ta có cảm giác như đang trong chuyến hành hương tìm về cội nguồn, vừa lắng nghe chăm chú, vừa nhìn theo cánh tay chỉ, vừa khâm phục sự am tường của người hướng dẫn viên du lịch.

 

Vạt rộng Nam phần chao cánh gió

Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà

Một “vạt áo” nhỏ nhoi, sao như lột tả cả miền Nam thân thiết. Những cánh rừng miền Đông bát ngát; những cánh rừng ngập mặn bạt ngàn; những bãi biển phương Nam hiền hòa, ấm nắng; những dòng sông chở nặng phù sa; những đồng lúa bao la xanh ngắt đương thì con gái… đang vươn ra đón ngọn gió lành. Kỳ diệu hơn là “vòng eo” thắt đáy lưng ong, niềm tự hào của vẻ đẹp phụ nữ phương Đông truyền thống lại được tác giả nhuần nhị ẩn dụ vào dải đất miền Trung điệp trùng đồi núi và nổi tiếng với những eo vịnh biển đẹp tầm cỡ quốc tế, những khu du lịch sầm uất, mỗi năm níu gót hàng triệu bước chân du khách. Nghệ thuật đối ở cả hai cặp “thực” và “luận” đều rất nhuần nhuyễn. Tác giả hình như không chỉ là nhà thơ! Tác giả là họa sĩ, là kiến trúc sư? Tác giả là nhà khoa học viễn tưởng hay là một nghệ nhân điêu khắc? Không thể nào? Phải có sự phối hợp nghệ thuật hài hòa lắm giữa các bộ môn ấy mới có thể có được sự quan sát tinh tường dường ấy, sự miêu tả tinh tế dường ấy.

 

Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

Hương lúa ba miền thơm thịt da.

Đành rằng rất thích, thích đến mê đắm bài thơ này, tôi vẫn mạnh dạn chân thành phát biểu quan điểm riêng của mình là: cặp câu “kết” chưa cân xứng với tầm cỡ của bài thơ. Tác giả đã có sự khám phá khi phát hiện và lựa Hà Nội làm điểm nhấn cho “vạt trước của chiếc áo”. Tuy nhiên, “trái tim Hà Nội” có lẽ vẫn đắt hơn là “nhịp tim”. Các cụm từ “nhô gò ngực” và “thơm thịt da” dẫu rất hình tượng nhưng lại quá cụ thể đã làm giảm tính tế nhị và đánh mất chất thơ. Cụm từ “Hương lúa ba miền” thật đắt đã góp phần làm mờ nhạt bớt hạn chế nhỏ vừa kể trên.

 

Trong những năm gần đây, giới yêu thích thơ luật Đường đã có sân chơi riêng, có điều kiện giao lưu rộng rãi hơn, đặc biệt là từ khi Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đưởng Việt Nam ra đời và liên tục cho ra mắt các chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước. Tuy vậy, vẫn còn không ít người cho rằng đó là hình thức cổ điển, ngoại lai, gò bó, kém sáng tạo thì việc sáng tác, phát hiện và giới thiệu những bài thơ hay ở thể thơ này càng trở nên là một trong những việc đáng làm. Có thể những suy nghĩ của tôi chưa thật sự xác đáng, song tự đáy lòng tôi vừa rất kính trọng vừa nể phục tác giả ĐVN. Qua bài thơ của mình ông đã cho thấy “bình xưa” chưa hẳn đã xưa. Đặc biệt sự tìm tòi, ý tưởng sáng tạo đã vượt lên hẳn những bài thơ luật Đường đương thời. Tính trí tuệ được toát ra từ mỗi từ, mỗi chữ, mỗi câu. Đúng là một tuyệt tác, một trong những bài thơ hay nhất về chiếc áo dài Việt Nam mà tôi đã từng đọc! Chúc tác giả ĐVN khỏe mạnh, sống lâu và say mê sáng tác để ngày càng có thêm nhiều tác phẩm hay gửi đến bạn yêu thơ cả nước.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

12 tháng 12 2016


Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đinh Vũ Ngọc

Các đồng chí đã quen thuộc với hình ảnh của những nữ quân nhân với các bộ quân phục trông mạnh mẽ, gọn gàng thể hiện nét đẹp chính quy. Nhưng chúng tôi cũng muốn thể hiện mình thướt tha trong bộ áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đến với hội thi hôm nay, các nữ quân nhân đơn vị rất phấn khởi và tự tin trong tà áo làm nên nét đẹp quê hương mình…
Hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng tha thướt trong chiếc áo dài, với chiếc nón bài thơ e ấp trong tay, nghiêng nghiêng vành nón lá như cố giấu nụ cười ánh mắt là một hình ảnh duyên dáng, dễ thương và gợi cảm nhất của người con gái Việt Nam .
"Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay"
BíchLan
Chiếc áo dài và chiếc nón là trang phục làm nổi bật và tăng thêm nét duyên dáng, e ấp, dịu dàng, trang nhã, đài các, kiêu sa ... của người phụ nữ Việt. Áo dài như dòng nước uốn lượn theo từng đường nét cơ thể mềm mại thướt tha của người phụ nữ . Hai vạt áo dài như đôi cánh và những bước chân chim của nàng làm dao động cả cảnh vật và không khí chung quanh. Thân hình thấp thoáng sau tà áo, khuôn mặt mờ tỏ sau vành nón, ẩn hiện như hư như thực


Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều thanh lịch cho người phụ nữ.
Đã hàng thế kỉ trôi qua, trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt,
Văn hóa áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều tiếp biến, giao lưu và có đời sống lịch sử qua nhiều triều đại. Mỗi triều đại, chiếc áo dài phản ánh một sự phát triển mới về cảm quan thẩm mỹ của một đất nước đa dân tộc. Mỗi dân tộc người trên đất Việt có thể sáng tạo mãi trên chiếc áo dài của mình mà không hề lẫn lộn với các tộc người khác. Sự sáng tạo thể hiện không chỉ ở các kiểu cách, các màu sắc mà còn ở các tiết họa, kết cấu trang trí trên áo dài. Mỗi bước tiến của văn hóa, văn minh, chiếc áo dài của mỗi tộc người càng gắn liền với bản sắc dân tộc - hiện đại hơn
Chiếc áo dài là thể hiện sự thống nhất giữa cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam. Chiếc áo dài Việt đã từng được trần bông để mặc trong lúc hàn giá, đã từng được may bằng lụa mỏng để mặc trong những ngày nóng nực. Mùa Xuân, mùa Thu, chiếc áo dài Việt có thể được may bằng những chất liệu phù hợp với thời tiết.
Đời sống thẩm mỹ phong phú của chiếc áo dài Việt biểu hiện tập trung ở sự thể hiện khác nhau của cái đẹp. Áo dài có thể biểu hiện trong cái đẹp kiêu sa, lộng lẫy, choáng ngợp, lại cũng có thể biểu hiện trong cái đẹp dịu dàng đoan trang thùy mị, trong cái đẹp giản dị, thường nhật. Áo dài Việt có thể đẹp khi mang lại sự ấm áp trong mùa Đông, mát mẻ trong mùa hè, dịu dàng trong mùa Xuân, kiều diễm trong mùa Thu. Những gam màu, những kiểu dáng vô tận được thể hiện thông qua chiếc áo dài Việt không chỉ tạo nguồn cảm xúc thẩm mỹ bất tận cho các nhà sáng tạo mà còn làm rung động hàng triệu trái tim về sự xuất hiện của nó trong những tình huống nhất định của cuộc sống.
Cảm xúc về chiếc áo dài Việt Nam cũng đã làm nên những ca khúc bất từ, đi vào thơ ca, phảng phất được cái riêng, cái giản dị của cuộc sống:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng
Do tính đa dạng kỳ diệu trong đời sống thẩm mỹ của xã hội, chiếc áo dài có thể là hình ảnh tạo dựng về cái đẹp của người phụ nữ khi sử dụng nó. Khoác chiếc áo dài lên mình, bước ra đường phố, đến nơi công sở người phụ nữ đã tự cảm thấy mình đẹp hơn và đối diện cũng như hòa chung vào với cái đẹp khác của xã hội. Người phụ nữ mặc chiếc áo dài để nâng cao giá trị của mình và hy vọng được

20 tháng 6 2016

là sao ạ 

20 tháng 6 2016

mấy bạn nay thi dai học hx kĩ bài này á mà

16 tháng 2 2016

I- Tiểu dẫn:

 1- Tác giả:

– Lưu Quang Vũ ( 1948 – 1988 ) sinh ra ở Phú Thọ, quê ở Quảng Nam.

– Ở những năm 80 của thế kỉ XX tên tuổi của Lưu Quang Vũ nổi lên như một hiện tượng tạo tiếng vang. ( 50 vở kịch trong vòng 7,8 năm ).

 + Cảm hứng sáng tạo và tài năng.

 + Không khí xã hội cùng đời sống sôi động.

– Nhiều vở kịch đoạt giải cao trong các kì hội diễn.

– 1988 mất vì tai nạ giao thông.

– 2000 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

 2- Tác phẩm:

– Sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện văn học dân gian → nhằm gởi gắm những suy nghĩ về nhân sinh và phê phán một số hiện tượng tiêu cực.

– Đoạn trích thuộc cảnh VII & đoạn kết của vở kịch: Diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối vô cùng cao thương của hồn Trương Ba.

II- Đọc hiểu:

 1- Diễn biến tình huống kịch: Đoạn trích là lúc xung đột lên đến đỉnh điểm.

– Hồn Trương Ba không thể sống thế này mãi, hồn muốn thoát khỏi thân xác kềnh càng, thô lỗ.

– Cuộc đối thoại giữa hồn và xác với sự giễu cợt tự đắc của xác khiến hồn càng trở nên đau khổ, tuyệt vọng.

– Thái độ cư xử của người thân khiến hồn Trương Ba bế tắc: quyết định giải thoát.

– Cuộc gặp gỡ – đối thoại giữa hồn Trương Ba & tiên Đế Thích để dẫn đến quyết định cuối của hồn Trương Ba.

 2- Hồn TB khi ngụ trong xác anh hàng thịt: Có những thay đổi rõ rệt.

– Không con chăm chỉ – hết lòng yêu thương vợ con. Không con quan tâm đến chuyện của bà con chòm xóm.

– Vụng  về, thô lỗ, phũ phàng.

– Con dâu: xót xa – ngỡ ngàng bởi không còn được thấy hình ảnh con người “ hiền hậu, vui vẻ, tốt lanh như thầy của chúng con xưa kia”

→ Những thay đổi này người thân phải chứng kiến & chịu đựng.

3- Cuộc đối thoại giữa hồn TB và tiên Đế Thích – Quyết định cuối của hồn Trương Ba:

a) Ý nghĩa của lời thoại:

– Là nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về lẽ sống, cái chết và hạnh phúc.

 + Không thể bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo…

 + Sống nhờ vào đồ đạc …

– Ý nghĩa:

 + Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì không nên chỉ đổ tội cho xác và không thể an ủi, vỗ về bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

 + Sống nhờ, sống gởi, sống chắp vá, khong được là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa.

– Qua lời thoại, nhân vật ý thức rõ hoàn cảnh của mình: đầy trớ trêu và bi hài.

b) Quyết định cuối của hồn TB: cho cu Tị được sống lại còn mình thì chết hẳn.

– Nguyên nhân:

 + Hồn TB ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

 + Có được nhận thức tỉnh táo + tình thương cu Tị → quyết định dứt khoát.

 + Cái chết cu Tị đẩy nhanh diễn biến kịch đễn “mở nút”→  quyết định cho thấy nhân vật là một con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng: Đã ý thức được ý nghĩa sự sống.

– Ý nghĩa phê phán của đoạn trích:

+ Chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thu đến trớ trêu, thô thiển.

 + Lấy cớ là tâm hồn thanh cao mà không chăm lo đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.

→ Là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm, chủ quan, lười biếng không tưởng.

III- Kết luận: Đoạn trích đã khái quát ý nghĩa tư tưởng và chiều sâu triết lí với ý nghĩa:

– Mâu thuẫn giữa linh hồn và xác thịt, giữa đạo đức và tội lỗi.

– Bi kịch của con người không được sống thật với mình.

30 tháng 11 2021

d

30 tháng 11 2021

D

13 tháng 5 2017

Đế Thích : Này ông Trương Ba, nếu ông có thương cảnh mẹ góa con côi của nhà chị Lụa thì ông hãy để tôi hóa phép cho hồn ông nhập vào xác thằng cu Tị nhé ! Như thế là ông vẫn sống, mà chị Lụa thì ngày ngày vẫn được thấy mặt con.

Hồn Trương Ba (băn khoăn, nghĩ ngợi) : ông cho tôi suy nghĩ một lát đã. Thời gian qua, tôi gặp biết bao nhiêu là rắc rối vì chuyện mượn thân xác anh hàng thịt. Khổ quá ông ạ ! Nhiều lúc tôi nghĩ thà chết thật có khi lại sướng hơn ; chứ cứ dơi chẳng ra dơi, chuột chẳng ra chuột thế này đúng là dở sống dở chết.

Đế Thích: Ông với anh hàng thịt vốn là người xa lạ ; còn ông với thằng cu Tị đã từng quý mến, quấn quýt với nhau. Hồn ông sống trong thân thể thằng bẻ chắc sẽ ổn thổi.

Đế Thích : Tôi chẳng có cách nào hay hơn cả. ông hãy nghe lời tôi đi ông có nghe thấy tiếng khóc con xé ruột của mẹ thằng cu Tị không?
Hồn Trương Ba (miễn cưỡng thở dài): Thôi đành vậy, tùy ông !
(Đế Thích hóa phép, hồn Trương Ba rời khỏi thân xác hàng thịt, nhập vào thân xác cu Tị. Cu Tị ngồi dậy dụi mắt Chị Lụa bàng hoàng, sửng sốt rồi reo lên sung sướng.)
Chị Lụa (ôm cu Tị vào lòng, âu yếm): Ôi, con trai yêu quý của mẹ ! Mẹ cám ơn Trời Phật đã cho con sống lại! Từ nay trở đi, mẹ con ta sẽ sống bên nhau mãi mãi.
Hồn Trương Ba (vùng ra khỏi vòng tay chị Lụa) : Tôi là Trương Ba, hàng xóm nhà chị đây mà ! Chị không nhận ra tôi sao ?
Chị Lụa: Ối cu Tị ơi, con là con trai của mẹ mà! Lại đây với mẹ nào!
Hồn Trương Ba (bực bội gắt): Tôi đã bảo tôi là Trương Ba chứ không phải là thằng cu Tị!
Chị Lụa (hoảng hốt gào khóc): Trời ơi! Con tôi bị làm sao thế này? Con nói lảm nhảm gì thế? Ôi con ơi là con ơi!
(Hồn Trương Ba đi về nhà mình, mặc cho chị Lụa chạy theo khóc lóc.) vợ Trương Ba (nhìn thấy cu Tị xăm xăm đi vào, kinh hãi thét lên) : Ma ***** Ma ! ối trời đất ơi !
Hồn Trương Ba: Tôi đây mà! Trương Ba đây, bà đừng sợ!
Vơ Trương Ba: Trời ơi! Lại trò gì nữa đây hả trời?! Tôi chưa đủ khổ hay sao mà ông còn…?!
Hồn Trương Ba (nắm lấy tay vợ): Thì bà cứ bình tĩnh nghe tôi nói đã ! Đầu đuôi câu chuyện là thế này : Tôi chán sống trong thân xác anh hàng thịt bởi nó gây ra cho tôi và mọi người nhiều điều phiền toái nên yêu cầu ông Đế Thích hãy để cho tôi chết hẳn. Nhưng ông ấy bảo tôi nếu thương thằng cu Tị thì hãy nhập vào xác nó để cho má nó ngày ngày còn được thấy mặt con…
Vợ Trương Ba: ông lại tiếp tục sống nhờ vào thân xác người khác ư?! Thôi, lần này thì tôi đành phải bỏ nhà mà ra đi thật rồi ! Làm sao tôi chấp nhận được ông chồng sáu mươi trong thân xác đứa trẻ lên mười?! Bao nhiêu rắc rối sẽ lại xảy ra trong gia đình này…
(Chị Lụa vừa chạy vào vừa mếu máo gọi con.)
Chị Lụa: Ối cu Tị ơi, về nhà với mạ nào! Con đừng ***** con ơi!
Vợ Trương Ba : Đấy, Ông thấy tôi nói có đúng không nào ? Mọi chuyện lôi thôi lại bắt đầu rồi!
Chi Lụa (bế thốc “cu tí” chạy đi) : về nhà mình con nhé ! Hôm nào con khỏe, mẹ sẽ cho con sang đây chơi với cái Gái.
Hồn Trương Ba (giãy giụa) : Ơ hay cái nhà chị này ! Chị có buông tôi ra không thì bảo! Tôi đã nói tôi là Trương Ba chứ không phải cu Tị con chị.
(Bất chợt, lý trưởng và trương tuần đi ngang qua, thấy ồn ào liền đứng lại.)
Lý trưởng (trợn mắt ra oai): Hừm ! Chuyện gì thế hử?
Chị Lụa: Bẩm ông lý ***** Tôi chỉ bắt thằng con tôi về nhà thôi ạ ! Cháu nó cứ đòi ở bên nhà ông Trương Ba!
Hồn Trương Ba (phân trần): Tôi không phải là con chị ta. Tôi là Trương Ba.
Lý trưởng (tức giận quát): A, thằng nhãi ranh láo toét! Tao bảo trương tuần phết cho mày mấy gậy bây giờ! Đi về nhà mau!
Hồn Trương Ba: Tôi về nhà tôi !
Lý trưởng: Trương tuần đâu ! Lôi cổ thằng nhãi ranh này ra đình rồi trói nó lại ! Nó dám cãi lệnh ta sao?!
Hổn Trương Ba: Buông tôi ra! Tôi chẳng làm gì nên tội!
Trương tuần (quật cho “cu Tị" một gậy vào mông rồi túm cổ lôi đi) : Này thì cãi ***** Này thì cãi ! Tối nay tao cho mày đánh tổ tôm với muỗi, con ạ !
Chị Lụa (chạy theo năn nỉ): Trăm lạy ông lý, ngàn lạy ông lý ! Xin ông tha cho cháu! Dạ, thôi thì có chút tiền trà thuốc xin ông lý nhận cho!
Lý trưởng (đút nhanh tiền vào túi) : Chị đã biết điều như thế thì ta tha cho nó ! Liệu mà dạy con cẩn thận, nghe chưa?!
(Lý trưởng, trương tuần bỏ đi.)
Hồn Trương Ba: Chị Lụa này, tôi phải nói cho chị rõ là ông tiên Đế Thích đã hóa phép cho hổn tôi nhập vào xác cu Tị. Cho nên tôi vẫn là Trương Ba chứ không phải là con chị. Chị đừng ép tôi. Tôi hứa sẽ qua lại bên nhà cho chị đỡ buồn. Thôi, tôi về nhà tôi đây! Chào chị Ị
(Hồn Trương Ba gặp cái Gái ở ngay cửa.)
Cái Gái (hoảng hốt lùi lại): ối! Cu Tị! Bà nội ơi, bà nội! Cu Tị chết rồi cớ mà?! Hu hu…
Hồn Trương Ba (tiến lại gần): Đừng sợi Ta là ông nội cháu đây mà!
Cái Gái (hét lên): Không phải! Đừng động vào tôi! Bố ơi ! Cứu con!
Con trai Trương Ba (chạy ra ôm lấy con): Bố đây ! Bố đây! Sao thế con?
Cái Gái (sợ hãi): Cu Tị, cu Tị dám xưng là ông nội ! Hu hu…
Con trai Trương Ba (ngạc nhiên): Ơ! Thế này là thế nào?
Hồn Trương Ba (rầu rĩ) : Thầy đây, anh cả ạ ! ông Đế Thích cho hồn thầy nhập vào xác thằng cu Tị đấy mà !
Con trai Trương Ba (vò đầu bứt tai). Lại thế nữa! Thầy còn chưa đủ khổ sở hay sao cơ chứ?! Cà nhà ta chưa đủ khổ sở vì những điểu rắc rối đã xảy ra ư?! Trời ơi!
Hồn Trương Ba (xua tay): Thôi? thôi! Chẳng qua là thầy thương thằng cu Tị. Thầy không muốn chị Lụa mất con, cái Gái mất bạn. Nếu rắc rối quá thì để thầy nghĩ lại.
(Đến đêm, Hồn Trương Ba thắp mấy nén nhang, khấn vái. Đế Thích xuất hiện) Đế Thích (vui vẻ): Chào ông Trương Ba! Sao? Ngụ trong thân xác cu Tị, ông cổ thấy thoải mái hơn chút nào không?
Hổn Trương Ba (lắc đầu tỏ vẻ không hài lòng): Bất ổn rồi ông ơi ! Mới từ sáng tới giờ mà bao nhiêu chuyện rắc rối đã xảy ra. Suýt nữa thì tôi bị lý trưởng với trương tuần lôi ra đình trói lại đấy ! Còn vợ con tôi, cháu tôi, chẳng ai muốn tôi sống trong hình hài này cả. Tôi nghĩ kĩ rồi. Xin ông cho tôi chết hẳn đi !
Đế Thích (băn khoăn, phân vân): Chà, khó nhỉ! Tôi thì tôi không muốn mất bạn đánh cờ. Nói thật nhé, dưới trần gian chỉ có một mình ông là ngang tài ngang sức với tôi thôi. Đánh cờ với ông thú vị lắm!
Hồn Trương Ba : Tôi cũng biết thế nhưng tôi không chiều theo ý ông mãi được. Ai mà chẳng thích sống, nhưng sống kiểu như tôi bây giờ thì có lẽ chết lại đỡ khổ hơn, ông ạ!
Đế Thích: Ông nghĩ kĩ chưa? ông có yêu cầu gì không?
Hồn Trương Ba: Tôi chẳng ân hận điều gì cả. Chỉ xin ông nghĩ cách cứu lấy thằng cu Tị ! Cảnh mẹ góa con côi khổ sở trăm bề. Nay nó chết đi thì mẹ nó chắc cũng không sống nổi. Đối với người mẹ, chẳng có gì quý bằng đứa con đâu, ông ạ! Mong ông giữ lời hứa để tôi chết cũng vui lòng.
Đế Thích (ngẫm nghĩ hồi lâu rồi cả quyết gật đầu): Tôi hứa là sẽ cứu bằng được thằng cu Tị, dù một lần nữa vi phạm luật Trời! Ông cứ yên tâm nhắm mắt!
Hồn Trương Ba (mím cười thanh thản): Xin cảm ơn ông ! Xin đa tạ, đa tại (Một làn khói trắng nhẹ nhàng bay lên khỏi mái nhà, tan hòa vào màn sương mỏng. Bên nhà chị Lụa bỗng nổi lên tiếng reo sung sướng: Ôi, con trai tôi sống lại rồi ! Xin tạ ơn Trời Phật !)
N~ Câu nói hay: có thời gian bạn hãy đọc và suy ngẫm những câu nói hay trong cuộc sống này để hiểu rõ và giúp bạn vượt qua một cách dễ dàng hơn.1. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.2. Đừng che dấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời. Hãy làm cuộc...
Đọc tiếp

N~ Câu nói hay:

có thời gian bạn hãy đọc và suy ngẫm những câu nói hay trong cuộc sống này để hiểu rõ và giúp bạn vượt qua một cách dễ dàng hơn.

những câu nói hay trong cuộc sống

1. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.

2. Đừng che dấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời. Hãy làm cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hãy nói những lời thân thương khi bạn còn nghe được và tim bạn còn rung động.

3. Sự chân thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự thật, lòng tin cậy, tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả.

4. Không thể nào sống mà không mắc sai lầm, trừ khi bạn cẩn trọng đến mức tối đa, nhưng như thế thì vô hình bạn đã mắc sai lầm rồi đấy.

những câu nói hay nhất về cuộc sống

5. Dù ngôi nhà của bạn có to bao nhiêu đi nữa, dù bạn mới vừa tậu một chiếc xe hơi mới tinh, hay kể cả tiền của bạn trong tài khoản ngân hàng có nhiều cỡ nào, thì phần mộ của bạn cũng chỉ nhiêu đó kích thước. Hãy khiêm tốn.

6. Đừng nói mà hãy làm. Đừng huyên thuyên mà hãy hành động. Đừng hứa mà hãy chứng minh.

7. Đừng bao giờ quyết định những vấn đề lâu dài trong lúc cảm xúc đang ngắn hạn.

8. Đối với bạn mà nói, sẽ chẳng bao giờ là quá già để có một mục tiêu mới hay để mơ một giấc mơ mới.

0