Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xin chào tất cả các bạn. Hôm nay mình sẽ giới thiệu về bản thân của mình để cho các bạn có thể hiểu hơn về mình. Mình tên là Nguyễn Hải Anh, học sinh lớp 6...,Trường THCS Tương Giang. Năm nay, mình 11 tuổi cũng bằng tuổi các bạn đấy. Nhìn mình nhỏ bé như thế này thôi chứ thật ra mỗi khi tan học về mình thường giúp mẹ nhặt rau, nấu cơm,.... . Sở thích của mình là đọc truyện tranh. Mai này mình mong sẽ trở thành 1 cô phi công để bay lượn trên bầu trời xanh và ngắm những đám mây dải dài trên bầu trời. Để thực hiện ước mơ này mình sẽ cố gắng học thật giỏi. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe
Em tham khảo:
Bầu trời đầy sao, trong veo không gợn chút mây. Ở xa xa, dãy núi nhấp nhô như một dải băng tiếp giáp với đường chân trời (Câu so sánh). Gió từ cánh đồng cùng thổi vào làng mát rượi. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Cảnh vật như được rót vào, chan chứa ánh trăng, lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kỳ. Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao. Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng bạn bè nhảy múa thật vui. Đêm trăng hôm nay thật đẹp!
Bầu trời đầy sao, trong veo không gợn chút mây. Ở xa xa, dãy núi nhấp nhô như một dải băng tiếp giáp với đường chân trời (Câu so sánh). Gió từ cánh đồng cùng thổi vào làng mát rượi. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Cảnh vật như được rót vào, chan chứa ánh trăng, lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kỳ. Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao. Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng bạn bè nhảy múa thật vui. Đêm trăng hôm nay thật đẹp!
Ông nội của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Da mồi, tóc bạc phơ, ông đeo kính khi đọc sách báo. Ông thích uống trà vào buổi sáng. Bạn của ông là các cụ cán bộ trong huyện đã về hưu. Bà con anh em rất kính trọng ông, gọi ông là cụ Điền. Ông vui vẻ và hiền hậu. Các cháu nội, ngoại đều được ông yêu quý, săn sóc việc học hành
Em chỉ còn bà ngoại. Năm nay, bà em vừa tròn 60 tuổi. Bà là y sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, về hưu đã được 9 năm. Lúc vui, bà vẫn nhắc: “Cháu Hoa ra đời thì bà nhận sổ hưu”. Mái tóc bạc quá nửa, mắt bà vẫn tinh anh, bà làm gì cũng nhanh và khéo. Bà rất hiền từ. Tối nào bà cũng kèm em học. Chữ bà rất đep. Em rất yêu bà em. Em chỉ mong bà khỏe, vui sống đến trăm tuổi cùng con cháu.
Bạn có thể làm nhu này hoặc thêm ý kiến. Cô hoặc thầy thì bạn tự điền nhé.
Cô giáo của em tên là ......, năm nay cô đã. Tuổi. Cô em rất hiền và dịu dàng. Mái tóc cô em dài và óng mượt. Mỗi lần cô giảng bài thì em cảm thấy rất dễ hiểu. Bạn nào hư thì cô dạy bảo thêm. Bạn nào ngoan thì cô tuyên dương trước lớp. Cứ vào thứ 6 ai ngoan cô sẽ có quà cho chúng em. Còn ai chưa ngoan thì cô sẽ sửa chữa. Vì vậy, em rất mến cop
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...
Phân loại
- DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:
+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )
+ DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng:
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
+ DT chỉ khái niệm:
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Từ mượn chưa có thì tự thêm nhé!
Truyền thuyết Thánh Gióng ra đời từ thời Hùng Vương dựng nước là truyện cổ tích mà để lại trong lòng nhân dân nhửng ấn tượng sâu sắc và truyền thống giữ nước của dân tộc mình. Người mẹ ra đồng, ướm thử chân vào vết chân lạ thì sau đó bà thụ thai Gióng. Nghe tin vua tìm người tài cứu nước, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no. Chàng vươn vai liền biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, rồi một mình ra trận. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường quật túi bụi giặc xâm lược. Đánh tan giặc xong, Gióng đến chân núi Sóc Sơn, cởi giáp sắt bỏ lại rồi từ từ bay lên trời. Gióng thật sự là người phi thường, yêu nước nên nhân dân đả để Gióng đi vào cõi bất tử. Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh.
Hok tốt! (^O^) MK lp 6 nè, kb nhé!
Gợi ý nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" nha:")
Một số ý chính:
- Ngoại hình của Dế Mèn: chóng lớn là một thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng.
+ có những chiếc vuốt ở chân cứng, nhọn đầy sự lợi hại.
+ đôi cánh như cái áo dài kín tới đuôi, mỗi khi vũ lên thì nghe tiếng phành phạch giòn giã.
-> lúc đi bách bộ thì trông rất ưa nhìn.
+ đầu to nổi ra từng tảng.
+ có hai cái răng đen nhánh, sợi râu dài uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.
- Tính cách của Dế Mèn:
+ hãnh diện, tự tin với vẻ ngoài bản thân: hãnh diện với bà con về cặp râu của mình, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa chân vuốt râu.
+ thích tỏ vẻ ra kiểu con nhà võ: đi đứng oai vệ, mỗi bước làm điệu dún dẩy cái khoeo chuẩn, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
+ bạo tợn, hung hăng thích gây gổ với mọi người xung quanh: thích cà khịa tất cả bà con trong xóm.
+ tự cho là bản thân giỏi giang, tính xốc nổi nhưng tưởng lần mình là tài ba.
+ khinh thường Dế Choắt nhỏ bé, không muốn giúp đỡ chính người hàng xóm của mình: không nhận lời đào tổ giúp Dế Choắt còn nói rằng: "Đào tổ nông thì cho chết".
+ hung hăng bậy bạ, kiêu căng, láo toét thích chọc đùa quá trớn với chị Cốc.
=> Hậu quả của Dế Mèn: gây ra cái chết cho chính người bạn của mình là Dế Choắt.
=> Nhân vật Dế Mèn là điển hình cho những người có thói khoe khoang, kiêu căng, hống hách, ăn nói vồn vã, hành động không biết suy trước nghĩ sau trong xã hội; tượng trưng cho những người có không có lòng yêu thương trong cuộc sống, không biết giúp đỡ người khác mà còn hay cà khịa, tự cho mình giỏi, suy nghĩ nông cạn xấu xa muốn cho người ta thất bại/ gặp điều xui xẻo.
- Mở rộng hơn:
+ Tuy ở Dế Mèn có nhiều điểm đáng trách nhưng nhân vật này vẫn có tính mà ta đáng khen là sự biết ăn năn, hối lỗi sau sai phạm của bản thân.
- Kết luận: chúng ta sống ở đời không nên có những tính cách như nhân vật Dế Mèn mà cần tập luyện cho bản thân sự khiêm tốn, biết giúp đỡ mọi người xung quanh, sống yêu thương hòa đồng.
Cảm ơn bạn