">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2022

Tham khảo

Mọi sự thành công trong đời luôn là thành quả tốt đẹp nếu như có sự dấn thân và tiên phong. Có câu nói rất hay đó chính là “Đừng đi theo lối mòn mà hãy băng qua những nơi không có dấu chân để có thể tạo ra những con đường”. Còn trong câu tục ngữ xưa của cha ông ta như đang phê phái một lối sống như chỉ làm cây tầm gửi mà thôi, đó là câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Rất nhiều ý kiến trái chiều nói về sự đúng sai của cấu tục ngữ.

Qủa thực câu tục ngữ đó có giá trị như một lời khuyên nhủ răn dạy hay một lời phê phán thói khôn ranh thủ lợi dụng. Tất cả chúng ta hiểu và tiếp nhận câu tục ngữ này như thế nào thì vẫn còn gây tranh cãi. Khi chúng ta xét về mặt nghĩa đen của câu này là khi được mời đi ăn cỗ thì nên đi trước mọi người để giành lấy miếng ngon. Bởi khi mà chúng ta đến trước sẽ được ăn trước các món ăn nóng sốt và đầy đủ không lo ai tranh giành. Nhưng hãy nhớ rằng khi nào lội nước thì phải đi sau, để có thể nhường cái khó khăn nguy hiếm lại cho người khác. Khi chúng ta đi sau thì người đi trước như đã dấn thân vào tất cả nguy hiểm hết rồi nên đi sau có thể quan sat thấy mà tránh xa những chỗ đó ra.

Trong chúng ta ai ai cũng biết câu tục ngữ không bao giờ dừng lại ở nghĩa đen cả. Có lẽ chính bởi vậy, cho nên mỗi người chúng ta dễ dàng nắm bắt ngay nghĩa bóng. Ta như thấy được câu này ý nói khi hưởng quyền lợi thì tranh thủ để đến nhanh nhất, đầu tiên khi để khỏi mất phần nhưng trước khó khăn, gian khổ, nguy hiểm thì tụt lại sau nhường cho người khác làm trước để tránh khó khăn về mình. Và cũng chính vì như thế câu tục ngữ này nói về vân đề hương thụ và cống hiến. Cụ thể hơn nữa ta như phải biết được rằng chính những câu này phản ánh và phê phán một cách sống khôn ranh, thực dụng xưa nay trong xã hội.

Chính những điều đó chúng ta cần phải khẳng định là câu này chỉ đúng khi dùng với mục đích phê phán để có thể nhằm chê bai chí trích thói khôn vặt láu cá. Hay đó lại là một trong những lối sống thực dụng chi chăm lo vào việc thủ lợi riêng cho mình.

Nhưng nếu như chúng ta mà như lại được dùng làm một lời khuyên bảo, và như để có thể răn dạy về một cách sống thì câu này hoàn toàn sai trái. Có lẽ rằng tất cả chúng ta không sao chấp nhận được ý nghĩa đó. Và vì sao? Ai ai cũng biết tục ngữ là túi khôn của cha ông ta luôn được biết đến chính là lời hay, ý đẹp như đã được đúc kết từ ngàn xưa lắng đọng, đúc kết lại nhằm nêu ra những bài học có ý nghĩa sâu sắc về lẽ sống ở đời, nói về đạo lí làm người thì chắc chắn rằng không bao giờ cỏ vũ hay khích lệ chho những lối sống thấp hèn chỉ biết đến mình như vậy. Cho nên câu tục ngữ là một câu tục ngữ mang tinh thần phê phán.

Trong cuộc sống mà ai ai cũng có thói quen “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Dường như nó cũng chính là lối xử thế của những người chỉ biết có quyền lợi cá nhân của mình nên họ cũng đã sẵn sàng lấy đó làm xuất phát điểm để hành động. Qủa thật những người sai trái này dường như ở họ không bao giờ họ chịu mở mắt ra, nới tầm suy nghĩ ra để nghĩ đến người khác, mở rộng lòng của chính mình ra để quan tâm đến người khác. Họ là những người thực dụng và quá vụ lợi, chỉ lo lợi ích của cá nhân mình chứ không hề đặt mình vào vị trí và hoàn cnahr của người khác. Và chính với lối sống ranh ma, khôn vặt vừa phân tích trên hoàn toàn đối lập với đạo đức xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngày nay. Thực sự để có thể sống trong xã hội mới này chúng ta mỗi người đều là thành viên trong xã hội. Điều này cũng có nghĩa là đều có trách nhiệm phải đóng góp công sức để có thể xây dựng cuộc sống xã hội mới ngày càng một tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Chúng ta phải cùng nhau vượt khó đừng bao giờ  ỉ lại cho người khác. Hãy đặt bạn vào hoàn cảnh của người ta khi bị bạn đùn đẩy những việc khó mà bản thân học cũng không thích.

Tựu chung lại ta như thấy được chính với hai quan niệm sống “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” và dường như mọi người luôn quan niệm trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ đối lập nhau hoàn toàn. Tất cả mỗi chúng ta không thế nào chấp nhận thái độ sống ích kỉ, cá nhân vụ lợi, chỉ biết mỗi bản thâm mình. Nói theo nhà thơ Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ” mỗi con người chúng ta phải làm một mùa xuân nho nhỏ như là để có thể cống hiến sức lực và cuộc đời của mình để góp phần làm nên mùa xuân chung của đất nước và của toàn dân tộc.

24 tháng 4 2022

Cuộc sống xung quanh chúng ta luôn là sự tổng hoà giữa những mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với giới tự nhiên. Bởi vậy, trong những mối quan hệ đó, con người cần học cách đối nhân xử thế, có lối sống hài hoà, tốt đẹp trong ứng xử của đời sống hằng ngày. Câu nói dân gian:” Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” là một kinh nghiệm mà ông cha ta đã để lại nhằm dặn dò con cháu mai sau phát huy những nét đẹp của đạo đức và phê phán cách sống ích kỷ, hẹp hòi, vụ lợi bản thân mà không quan tâm đến người khác.

 

“Ăn cỗ” là việc chúng ta đi dự một bữa tiệc hay bữa ăn mang tính chất long trọng vào một dịp đặc biệt nào đó của gia đình hoặc cộng đồng, như cỗ cưới, cỗ giỗ,… “Lội nước” là hành động đi qua chỗ nước ngập, thường có nhiều bùn gây khó khăn cho việc đi lại. “Ăn cỗ đi trước” tức là việc mà khi được mời ăn cỗ linh đình, sung sướng, vui vẻ thì giành đi trước, đến trước để tận hưởng cuộc vui, được ăn miếng ngon. Nếu đến sau sợ bị thiếu phần, khó tranh giành, thức ăn không còn được tươi ngon nữa. Còn “lội nước theo sau” là khi gặp vùng trũng, khó khăn thì người ta theo sau, vì không biết chỗ nào nông sâu để lội, không dám lội trước mà đi sau người khác để biết, nếu gặp bất trắc thì người đi trước phải chịu còn người theo sau sẽ không có hề gì. Câu tục ngữ nhằm phê phán lối sống của kẻ tranh thủ để vụ lợi, hưởng những điều tốt đẹp về mình, thấy phần ngon, điều đẹp thì giành giật, thì chọn, thấy khó khăn phần xấu thì đùn đẩy cho người khác, lợi dụng người khác để giữ an toàn cho bản thân, chỉ biết nghĩ đến mình. Đó là cách sống ranh mãnh, lợi lộc, thực dụng. Lối sống đó được phản ánh rất rõ trong xã hội phong kiến xưa. Khi mà bọn địa chủ chỉ biết ngồi không hưởng lợi, cướp bóc những của ngon vật lạ, những thành quả lao động của nhân dân, trong khi người dân phải làm lũ, cực nhọc, chúng không hề đồng cảm, cố tình không quan tâm làm khổ nhân dân. Là những tên lí trưởng, cường hào cậy quyền thế, lấy người lương thiện gánh nạn, chịu tội thay cho những tội ác mà chúng gây ra.

 

Trong xã hội ngày nay, dù phát triển, con người ngày một văn minh hơn, nhưng đâu đây vẫn còn tồn tại những kẻ tư lợi hưởng thụ cho riêng mình. Họ chỉ biết được lợi cho mình, thấy điều gì tư lợi được thì nhanh chóng thực hiện, thấy công việc khó khăn thì đùn đẩy trách nhiệm, chuyển công việc cho người khác xử lí. Nhiệm vụ có phần thách thức, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại thì họ lẩn tránh, không màng, tôn thờ bản thân, giành giật từng miếng lợi về mình. Thấy lợi ích thì gom nhận hết, không màng đến công lao, sự hi sinh, những giọt mồ hôi đắng cay của người khác. Đây là một căn bệnh nguy hiểm trong đời sống cần được loại bỏ, bởi trong một cộng đồng, tập thể, một đất nước không thể vì sự ích kỷ cá nhân mà làm ảnh hưởng đến xã hội, đến cộng đồng. Đó là những kẻ: “Ăn thì lựa những miếng ngon. Làm thì lựa việc cỏn con mà làm” trục lợi riêng cho bản thân.

Chúng ta là những con người của xã hội chủ nghĩa văn minh và giàu đẹp, cần có một lối sống đẹp và văn hoá, sống phải biết nghĩ cho người khác, biết cống hiến mới có quả ngọt lành mà hưởng thụ. Sống phải có trách nhiệm với việc mình làm, không thoái thác công việc, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi thấy khó khăn. Cùng nhau hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. Sống phải biết vị tha, bao dung, biết cho đi rồi mới nhận lại. Đặc biệt là những thế hệ trẻ, đoàn viên thanh niên trong xã hội mới, phải nêu gương những người đi trước, học tập gương Bác muôn năm, biết nghĩ cho dân, lo cho dân, vui vì niềm vui của dân, buồn với nỗi buồn của dân, hãy sống và cống hiến hết mình vì cộng đồng. Với tinh thần nhiệt huyết, tiên phong đi đầu, xứng đáng với lời ca “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” .

 

Câu nói dân gian tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Cho đến bây giờ, nó vẫn còn nguyên giá trị khuyên nhủ con người về một thái độ sống lành mạnh, đúng đắn và trách nhiệm.

———————HẾT——————

9 tháng 2 2017

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề” ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ ăn cỗ di trước, lội nước theo sau”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ


a. Nghĩa đen


- Ăn cỗ đi trước: ăn cỗ là được ăn ngon, đi trước để dành chỗ tốt, để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần, sẽ không an được nhiều.
- Lội nước theo sau: lội nước là công việc nguy hiểm, nước sông luôn có hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. chính vì thế mà đi sau sẽ tránh dược những hiểm họa mà người trước gặp phải khi qua sông.

b. Nghĩa bóng
- Khi có lợi lộc, thời cơ phải nhanh hơn người khác để có được những điều tốt đjep về cho mình.
- Những diều khó khăn, nguy hiểm luôn để người khác làm trước, nguy hiểm thì mình không làm, người khác sẽ dành hết những nguy hiểm khó khăn.
- Chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không nghĩ đến người khác.
- Khi cảm thấy không an toàn, bất trắc sẽ đùn đẩy cho người khác, mình hưởng lợi.

2. Bình luận vấn đề nghị luận
- Là quan điểm của những kẻ lợi dụng cơ hội, ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình
- Chỉ biết dành lợi về cho bản thân mình, không suy nghĩ đến sự khó khăn của người khác.
- Lối sống đi ngược đạo lí dân tộc
- Lên án những kẻ sống lợi dụng, ích kĩ,…

3. Nêu ra phương châm sống hợp lí
- Sống làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lời dạy của Bác: mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Luôn có tư tưởng cống hiến cho gia đình, xã hội.
- Biết gắn lợi ích của bản thân với lợi ích xã hội
- Bỏ thói lợi dụng, ích kỉ
- Nêu lợi ích của việc sống yêu thương, quan tâm người khác.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ “ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”
Câu tục ngữ “ ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơhội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Đó là một tư tưởng , trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa. Chính vì thế ta hãy sống có ích và yêu thương mọi người, không vì lượi ích cá nhân mà không nghĩ đến người khác.
9 tháng 2 2017

Bài làm

Ca dao tục ngữ được hình thành trong dân gian qua nhiều thế hệ nhân dân truyền dạy cho nhau hoặc cho đời sau những đạo lý, những kinh nghiệm sống để thích nghi với thiên nhiên, hòa hợp với xã hội, để đối nhân xừ thế. “Ãn cỗ đi trước, lội nuớc theo sau” cũng nhằm mục đích ấy. Tuy vậy, ta hãy xét xem ý nghĩa và giá trị tinh thần câu tục ngữ này như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng xã hội chúng ta.

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.

Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Những câu tục ngữ còn có nghĩa xa hơn là khi có những điều lợi lộc, những dịp may mắn cần phải nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ cho mình. Khi có những việc khó khăn, nặng nhọc, hiểm nguy cho đồng bào, cho xã hội thì cứ chờ hoặc đùn đẩy cho những người khác đi trước xông pha, gánh chịu, mình cứ tà tà đi sau để tránh tổn thất cho bản thân. Nói tóm lại đây là câu nói chỉ sự khôn, dại, cái mánh khóe ở đời.

Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.

Câu tục ngữ có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơhội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Tư tưởng ấy thật trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.



7 tháng 2 2018

Ca dao tục ngữ được hình thành trong dân gian qua nhiều thế hệ nhân dân truyền dạy cho nhau hoặc cho đời sau những đạo lý, những kinh nghiệm sống để thích nghi với thiên nhiên, hòa hợp với xã hội, để đối nhân xừ thế. “Ãn cỗ đi trước, lội nuớc theo sau” cũng nhằm mục đích ấy. Tuy vậy, ta hãy xét xem ý nghĩa và giá trị tinh thần câu tục ngữ này như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng xã hội chúng ta.

     “Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.

       Những câu tục ngữ còn có nghĩa xa hơn là khi có những điều lợi lộc, những dịp may mắn cần phải nhanh hơn người để nắm bắt thời cơ cho mình. Khi có những việc khó khăn, nặng nhọc, hiểm nguy cho đồng bào, cho xã hội thì cứ chờ hoặc đùn đẩy cho những người khác đi trước xông pha, gánh chịu, mình cứ tà tà đi sau để tránh tổn thất cho bản thân. Nói tóm lại đây là câu nói chỉ sự khôn, dại, cái mánh khóe ở đời.

      Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.

       Câu tục ngữ có tính phê phán những kẻ hèn nhát, lọc lừa, cơhội, lúc nào cũng mang nặng tư tưởng ngồi chờ. Tư tưởng ấy thật trái với đạo lý và truyền thống của ông cha ta đã có từ ngàn xưa.

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

     Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

7 tháng 2 2018

Câu tục ngữ đó có giá trị như một lời khuyên nhủ răn dạy hay một lời phê phán thói khôn ranh thủ lợi.
 
Chúng ta hiểu và tiếp nhận câu tục ngữ này như thế nào?
 
Nghĩa đen của câu này là khi được mời đi ăn cỗ thì đi trước mọi người để giành lấy miếng ngon. Đến trước sẽ được ăn trước các món ăn nóng sốt và đầy đủ không lo ai tranh giành. Nhưng khi nào lội nước thì phải đi sau, nhường cái khó khăn nguy hiếm lại cho người khác. Đi sau chắc chắn sẽ biết rõ chỗ cạn chỗ sâu, không khi nào phải sa xuống hố cả.
 
Ai cũng biết câu tục ngữ không bao giờ dừng lại ở nghĩa đen cả. Bởi vậy, ta dễ dàng nắm bắt ngay nghĩa bóng. Câu này ý nói khi hưởng quyền lợi thì tranh thủ để đến nhanh nhất, trước nhất để khỏi mất phần nhưng trước khó khăn, gian khổ, nguy hiểm thì tụt lại sau nhường cho người khác làm trước.
 
Như thế câu tục ngữ này nói về vân đề hương thụ và cống hiến. Cụ thể hơn, câu này phản ánh và phê phán một cách sống khôn ranh, thực dụng xưa nay trong xã hội.
 
Điều đó chúng ta cần phải khẳng định là câu này chỉ đúng khi dùng với mục đích phê phán nhằm chê bai chí trích thói khôn vặt láu cá, một lối sống thực dụng chi chăm lo vào việc thủ lợi riêng cho mình.
 
Nhưng nếu được dùng làm một lời khuyên bảo, răn dạy về một cách sống thì câu này hoàn toàn sai trái. Chúng ta không sao chấp nhận được ý nghĩa đó. Vì sao? Ai cũng biết tục ngữ là túi khôn của cha ông ta, là lời hay, ý đẹp, cỏ lạ, hoa thơm tư tưởng từ ngàn xưa lắng đọng, đúc kết lại nhằm nêu ra những bài học có ý nghĩa sâu sắc về lẽ sống ở đời, về đạo lí làm người, nhất định là không thể cổ vũ cho lối sống thấp hèn như thế. Do đó mà câu tục ngữ chi có mục đích phê phán.
 
Ai lại không tán thành thái độ phê phán cách sống “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Đó chính là lối xử thế của những người chỉ biết có quyền lợi cá nhân của mình nên sẵn sàng lấy đó làm xuất phát điểm để hành động. Không bao giờ họ chịu mở mắt ra, nới tầm suy nghĩ ra để nghĩ đến người khác, mở rộng lòng ra để quan tâm đến người khác. Họ là hạng người tự tư tự lợi, vị kỉ, hèn kém chỉ biết có hưởng thụ không hề nghĩ đến cống hiến, chì biết nhận chứ không biết cho. Trước một nhiệm vụ khó khăn họ sẵn sàng lẩn tránh, không chút ý thức trách nhiệm nào cả. Đó là những kẻ “Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con” mà làm vì tôn thờ chủ nghĩa cá nhân nên họ cố vun vén, giành giật quyền lợi, bổng lộc về riêng cho mình. Số người ấy thời nào cũng có nhưng không nhiều bởi lẽ nếu xưa nay ai cũng “Ăn cỗ di trước, lội nước theo sau” cả thì chúng ta làm sao có được một cuộc sống như ngày hôm nay.
 
Lối sống ranh ma, khôn vặt vừa phân tích trên hoàn toàn đối lập với đạo đức xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngày nay. Sống trong xã hội mới này chúng ta mỗi người đều là thành viên nghĩa là đều có trách nhiệm phải đóng góp công sức để xây dựng cuộc sống xã hội mới ngày càng một tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Với lẽ sống cao đẹp “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” khi đời sống của xã hội được nâng cao lên thì đời sống mỗi cá nhân cũng được nâng cao.
 
Hiếu được ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ này, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải ra sức rèn luyện phấn đấu để có được một lối sống vị tha, cao đẹp, biết nhận nhưng cũng biết cho, biết hưởng thụ nhưng cũng sẵn sàng cống hiến. Là cán bộ, là đảng viên, là đoàn viên, hơn ai hết, chúng ta phải tâm niệm lời dạy của người xưa lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ và sẵn sàng làm theo lời Bác dạy: “Đảng viên đi trước làng nước đi sau”.
 
Tóm lại, hai quan niệm sống “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” và lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ đối lập nhau hoàn toàn. Chúng ta không thế nào chấp nhận thái độ sống ích kỉ, cá nhân vụ lợi. Nói theo nhà thư Thanh Hải, mỗi con người chúng ta phải làm một mùa xuân nho nhỏ cống hiến sức lực và cuộc đời của mình để góp phần làm nên mùa xuân chung của đất nước và của toàn dân tộc.

8 tháng 3 2020

Bài tập 1:

Xưa nay dân tộc Việt Nam rất coi trọng đạo học. Việc học, người học luôn được trân trọng và nhắc nhớ. Dân gian có rất nhiều các câu thành ngữ, tục ngữ ca dao để nhắc nhở, khuyên răn hoặc bày tỏ tình cảm … đối với việc học. Hai trong số những câu tục ngữ quen thuộc về đề tài này là: “Học thầy không tày học bạn” và “ Không thầy đố mày làm nên

Có nhiều ý kiến cho rằng hai câu tục ngữ này mâu thuẫn với nhau. Cũng có ý kiến cho rằng hai câu thành ngữ này không mâu thuẫn nhưng nhìn nhận rằng mỗi câu trong hai câu có những hạn chế mà chưa hoàn toàn đúng. Cá nhân tôi thì cho rằng hai câu tục ngữ trên là hoàn toàn chính xác.

Lịch sử Nước Việt ta trải qua ngàn năm Bắc thuộc rồi liên tiếp nhiều cuộc xâm lăng, đô hộ bởi  Trung Quốc nên văn hóa và đặc biệt là giáo dục chịu rất nhiều ảnh hưởng, chi phối từ các tư tưởng của Trung Quốc. Thời kỳ phong kiến, đạo nho, chữ nho là cốt lõi của giáo dục Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hẳn là nhiều người biết câu thành ngữ Hán Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Ấy là nói lên đạo học, sự tôn sư trọng đạo của các nhà nho xưa, nhưng mở rộng ra có thể là của toàn xã hội. Như vậy “chữ thầy” rõ ràng không chỉ giới hạn trong “thầy – cô giáo” ở trường, trên lớp. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.

Chính vì thế theo tôi, câu “Học thầy không tày học bạn” ấy là nói về phương pháp học tập chứ không hề hạ thấp vai trò của người thầy. Bởi bạn ta cũng chính là thầy ta và có thể ta cũng chính là thầy bạn ta. Học bạn là cách học dễ tiếp thu hơn cả sau khi đã học từ thầy. Vì sao?

Vì người thầy ví như cha mẹ vậy, học trò luôn kính sợ thầy, vô tình giữa thầy và trò luôn có một khoảng cách nhất định. Trò luôn kính sợ thầy nên có những vấn đề, có những chuyện thắc mắc, những vấn đề gì đó chưa hiểu, trò cũng không dám hỏi thầy. Từ đó mà có những hạn chế về kiến thức, có những thiếu sót mà bản thân trò và thầy cũng không nhận ra được. Sự học như thế là sự học một chiều sẽ hạn chế kết quả. Nhưng học với bạn, “trò” có thể tranh luận, tranh cãi, nêu quan điểm các nhân… và từ đó, “trò” sẽ học được nhiều thứ từ bạn bè, hay để lộ ra những khuyết điểm để được giúp đỡ. Cách học này có thể không chỉ tiếp thu được kiến thức cụ thể nào đó, mà sẽ giúp tư duy, mở rộng thêm, từ đó có thể là nguồn gốc thúc đẩy những tìm tòi nghiên cứu sau này.

Như vậy rõ ràng phương pháp học tập với bạn bè sẽ tốt hơn là chỉ học với thầy không thôi sao! Và nếu như việc dạy và học giữa thầy và trò có những thay đổi cởi mở hơn. Thầy không chỉ là “cha”, là “mẹ hiền” mà còn có thể làm “bạn” của trò nữa thì sự học chẳng phải sẽ đạt nhiều kết quả hơn sao. Khi đó, “Học thầy không tày học bạn” sẽ không thể hiểu như là sự so sánh hơn thua giữa học với bạn và học với thầy nữa.

“Không thầy đố mày làm nên”. Quá đúng rồi còn gì?!. Không ai tự nhiên sinh ra đã có hiểu biết. Ta học từ cách bò tới cách đứng lên rồi đi, ta học từ cách ăn, cách uống, rồi học nói, học viết… Ta học từ khi mới được sinh ra, học và học cho đến hết cuộc đời. Nhưng kiến thức thì mênh mông như biển, không có người dìu dắt, chỉ bảo thì làm sao mà ta biết được, hiểu được. Kho tàng kiến thức, hiểu biết rộng lớn ấy được truyền từ đời này qua đời khác, người này qua người khác và không ngừng mở rộng. Người truyền kiến thức cho ta chính là thầy ta vậy.

Lâu nay người ta hay chỉ hiểu đơn giản “chữ thầy” đây là “người dạy học” nên mới cho rằng câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là tuyệt đối hóa vai trò của người thầy… Thật ra, nếu nhìn nhận “chữ thầy” rộng hơn ta sẽ thấy câu thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên” thực chất là nói lên tầm quan trọng của giáo dục, của học tập bởi “thầy” chính là đại diện đầu tiên và tiêu biểu của giáo dục, của đạo học!

Vậy thì hai câu thành ngữ trên với mục đích đề cập khác nhau, hoàn cảnh khác nhau không thể nào mâu thuẫn được. Đó là sự bổ trợ, hoàn thiện cho những khía cạnh khác nhau của đạo học mà thôi! Và rằng học không chỉ từ thầy – cô giáo, ở trường trên lớp mà học ở mọi người, học ở ngày chính bạn bè ta. Trong quá trình học không ngừng nghỉ ấy, hãy ghi nhớ rằng, những gì ta học được từ đâu mà có, và phải biết tôn quý, kính trọng người thầy, người đã trao kiến thức cho mình. Đó cũng chính là sự tôn trọng bản thân mình bởi một lúc nào đó, ở nơi nào đó mình cũng chính là người thầy của ai đó!

Bài tập 2:

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

 



 

22 tháng 3 2020

Cau 3 giống nhau ca hai la nhung san pham cua su nhan thuc cua nhandân

22 tháng 5 2020

Dàn ý:

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ

Bài văn:

Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quý giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.

“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.

Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quý giá.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người

Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.

Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quý giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.

Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quý trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quý hơn thế.

22 tháng 5 2020

Tham Khảo

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
  •  
11 tháng 2 2020

1. Biết ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.

2. Phản bội, vong ân bội nghĩa với những người có công với mình.

3. Việc có lợi cho mình thì đi trước, khó khăn hoặc không có lợi thì đi sau.

4. Bài học con cái phải biết nghe lời bố mẹ.

5. Giữ gìn danh dự, nhân cách trong hoàn cảnh khó khăn.

Một trong những thước đo về nhân cách và giá trị của con người không thể không kể đến lòng biết ơn, phải chăng vì thế ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.

Vậy “uống nước nhớ nguồn” là như thế nào? Bất kỳ một điều gì trong cuộc sống này đều có nguồn cội, và “nước” cũng vậy, “nước” đi ra từ “nguồn”. Xét về nghĩa thực thì câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta khi tận hưởng những dòng nước ngọt mát, đừng quên đi nơi cội nguồn đã cho ta dòng nước ấy. Nhưng, ở một tầng nghĩa sâu sắc hơn, ông cha ta đã mượn hình ảnh của “nước” và “nguồn” để nhắn nhủ con cháu đời sau đạo lý về lòng biết ơn. Khi ta được kế thừa thành quả , đừng bao giờ quên đi công lao của những người đã tạo ra thành quả ấy để ta được kế thừa và hưởng thụ. 

Bài học đạo lý mà ông cha ta gửi gắm quả thật vô cùng đúng đắn và giàu ý nghĩa. Vậy thì, tại sao con người ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả? Trước tiên, cần phải hiểu, mọi vật chất trong cuộc sống này đều có cội nguồn, xuất phát từ bàn tay của những người đã tạo ra nó. Không có thứ gì là tự nhiên mà có, cuộc sống của chúng ta được đầy đủ tiện nghi vật chất, an nhiên về tinh thần là cả một công lao to lớn trong quá khứ mà ông cha ta đã kiên cường và dựng xây. Thời vua Hùng đã có công dựng nước, rồi trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trang sử vàng của dân tộc không lúc nào thôi điểm tên những người anh hùng, những tập thể đã anh dũng hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ bờ cõi giang sơn để chúng ta có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Rồi trong cuộc sống hàng ngày, những thứ đơn giản nhất như miếng cơm ta ăn, chiếc dép ta đi, giọt nước ta uống,..hay những món đồ công nghệ cao như ti-vi, điện thoại,...để có được những thứ ấy, cũng là cả một quá trình gian nan, vất vả mà con người lao động, nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi mà chúng ta có hôm nay đều nhờ vào biết bao tinh hoa, sức lao động, thậm chí là cả sự hy sinh của những thế hệ đi trước, của bao cá nhân góp phần xây dựng, đem đến một cuộc sống phát triển và ấm no.

Do đó, chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những thành quả ấy, kính trọng những giọt mồ hôi, nước mắt , công sức của biết bao người. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, đã có biết bao những lời răn dạy của anh cha ta về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” ấy như:
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”
Hay, 
“Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu”
...và còn rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay mà giàu triết lý khác. Vậy nên có thể thấy, biết ơn, hướng về cội nguồn luôn là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc từ xa xưa đến nay, và cho đến tận bây giờ, nó vẫn được kế thừa và phát huy mạnh mẽ. Đó là lý do vì sao dân tộc ta có những ngày lễ hội như Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 hay những hoạt động tri ân cha mẹ trong ngày lễ Vu lan, tôn vinh công lao, đức hy sinh của những người phụ nữ trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. 

Sống có trước có sau, biết ơn nguồn cội sẽ góp phần xây dựng một dân tộc giàu truyền thống đạo lý. Khi ta biết kính trọng những thành quả mà ta nhận được, cuộc sống cũng trở nên giàu ý nghĩa hơn. Nhân cách con người cũng từ đó mà được rèn luyện. Một con người có lòng biết ơn sẽ không bao giờ quay lưng lại với Tổ Quốc, với dân tộc, sẽ không sống vô cảm, vong ân bội nghĩa với những người đã giúp đỡ họ, đem lại những “ trái thơm quả ngọt” để họ hưởng thụ hôm nay. Đó là những con người đáng cần phê phán. Khi đã tiếp thu được đạo lý ấy, mỗi người chúng ta cần phải phát huy và giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc bằng cách tu dưỡng đạo đức thật tốt, thay vì nhận lấy, hãy nói thêm câu “Cảm ơn”, luôn trân trọng những điều tốt đẹp mà người khác đem đến cho mình. Không nên sống bội bạc, vô cảm, thờ ơ, đi ngược lại với truyền thống quý báu của dân tộc.

Mỗi chúng ta giống như những bông hoa vậy, khi còn là mầm hạt , ta nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của nước, của những chất dinh dưỡng để ta phát triển và nở rộ. Tuy nhiên, nếu không có những yếu tố ấy, liệu hạt giống có thể nảy mầm? Vậy nên hãy luôn nhớ ơn những yếu tố, những con người đã cho ta cuộc sống hôm nay. Bài học đạo lý của ông cha ta thật sâu sắc và luôn vẹn nguyên giá trị dù là trong quá khứ, hay hiện tại, và cả tương lai.

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn. 

Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào? 

”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước. 

Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc.Của cải,vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng,. Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc,các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu: 

“ Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba 
Dù ai buôn bán gần xa 
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”
 

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta. 

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động. 
 

20 tháng 6 2020

HD bạn qua dàn ý nha !

MB : -Dẫn dắt câu tục ngữ ''Uống nước nhớ nguồn''.

TB:

*Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

-Nghĩa đen:+ ''Uống nước'' là hành động sử dụng nước có trong thiên nhiên , đã được lọc sạch.

                   + ''Nguồn'' là :nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước.

=> Khi uống nước , ta phải  nhớ , trân  trọng nguồn nước  đã tạo ra nước để chúng ta sử dụng và sinh hoạt hàng ngày.

-Nghĩa bóng :+ ''Uống nước '' là hưởng thụ thành quả, kết quả của người khác.

                      +''nhớ nguồn'' là nhớ tới , biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ.

==>Nghĩa cả câu :là lời khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước phải  biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

*Tại sao ta lại phải uống nước nhớ nguồn?

-Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó.

-Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động miệt mài  vất vả làm ra.

-Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền.

-Ghi nhớ công ơn của tổ tiên  (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)

- Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)

- Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)

=>Vì thế,uống nước nhớ nguồn là đạo lí đúng đắn mà chúng ta phải nghe theo , thực hiện theo.

Vậy chúng ta cần làm gì để tỏ lòng biết ơn?

- Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc bằng những hành động thiết thực : 

+tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc.

+ tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

+Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nước ngoài.

+ tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của người khác.

KB:

-Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

-Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ , liên hệ bản thân.

       

27 tháng 6 2020

      Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người. Qua đó, chúng khuyên bao thế hệ người Việt Nam những lời khuyên bổ ích cho việc làm người. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thể hiện lòng biết ơn đối với những ai đã tạo nên thành quả cho người đời sau hưởng thụ.

      Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “uống nước nhớ nguồn”. “Uống nước” là sự hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, nguồn cội và tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm cả con người, lịch sử, truyền thống. “Nhớ nguồn” là hành động mang tính đạo đức cao, hưởng thụ những thành quả không tự nhiên mà có, do đó, người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người làm ra chúng.

      Câu tục ngữ như lời khuyên răn biết bao thế hệ sau về việc nhớ đến những người đã làm ra những thành quả cho mình hưởng thụ ngày nay. Cuộc đời có nhiều loại người cùng chung sống. Không phải ai cũng hiền lành, trung thực, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ dữ tợn, giả dối, vong ân bội nghĩa người làm ra thành quả. Câu tục ngữ thể hiện thật chính xác và sâu sắc ý nghĩa của mình nhằm khuyên răn những kẻ “khỏi vòng cong đuôi”, “có mới nới cũ”, “qua cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”, “ăn cháo đá bát”,…

      Như ta đã biết, đất nước Việt Nam ta ngày xưa đã có những vị anh hùng lịch sử, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đến Phan Bội Châu,Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ đã giúp giải phóng đất nước thoát khỏi chiến tranh cũng nhờ duy trì nền hoà bình dân tộc bền vững và đồng thời giúp đất nước ta tiến bộ, bắt nhịp theo thời đại. Họ là người có công với đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Do đó, nhân dân ta ngày xưa đã nhắc nhở:

       “Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

      Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hộ. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. Vào dịp 27-7 hằng năm, ngày thương binh liệt sĩ, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ.

      Cùng với các chuyến hành hương thăm lại chiến trường xưa, tổ chức lễ cầu siêu cho các linh hồn liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, nhiều hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra với sự thành kính, biết ơn những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào trên thế giới, hoạt động đền ơn đáp nghĩa lại có sức lan tỏa rộng khắp như ở Việt Nam, để rồi trở thành phong trào tri ân trong toàn xã hội, trở thành đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước, nhớ nguồn”… Dân tộc Việt Nam là vậy, con người Việt Nam là vậy – chung thủy, nghĩa tình.

      Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Từ khi mới lọt lòng, mỗi người đều đã ở trong vòng tay của mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương. Rồi chính bố là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Dù khôn lớn nhường nào, trong mắt cha mẹ, các con luôn là những đứa trẻ, luôn cần sự bảo bọc, che chở. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Họ trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầy cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Một lần nữa, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện cụ thể nhất

11 tháng 5 2022

tham khảo:

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn coi trọng ơn nghĩa. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn” - một lời khuyên quý giá cho dân tộc Việt Nam.

Nếu xét theo nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Còn xét theo nghĩa bóng, “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người có được tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.

Ngược dòng thời gian trở về với quá khứ, dân tộc Việt Nam trải qua quá trình hình thành và phát triển. Để có được một bát cơm dẻo thơm mà chúng ta ăn hay một chiếc áo đẹp mà chúng ta mặc ngày hôm nay, thì những người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi công sức. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người sẽ phải nhận sự giúp đỡ từ người khác, có nghĩa là đang chịu ơn họ. Trong một năm, đất nước ta có rất nhiều những ngày lễ tri ân như ngày 27 tháng 7 - ngày Thương binh liệt sĩ, ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày tri ân thầy cô giáo những người đã dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh trưởng thành…

Chúng ta cần phải học cách biết ơn bởi những thành quả mà chúng ta đang hưởng không tự nhiên mà có. Khi biết trân trọng công sức lao động của người khác thì bản thân mới có thể đạt được những thành công, được mọi người quý mến. Con người cần tránh xa thói vô ơn, bội bạc mà phải chịu sự khinh ghét, coi thường từ những người xung quanh.

Như vậy, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Bài học về tấm lòng biết ơn vẫn còn ý nghĩa cho đến ngày hôm nay.