K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 7 2019

Chọn đáp án A

Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa là do sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện còn chênh lệch lớn, mức sống của đại bộ phận dân tộc thiểu số còn thấp. Mục tiêu của nhà nước về vấn đề dân tộc là rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, các dân tộc, đảm bảo sự phát triển đồng đều của cả nước.

27 tháng 3 2019

Chọn đáp án B

Trong lịch sử, các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục, tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Vì vậy, phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

- Sự gia tăng dân số đã tác động đến nền kinh tế nước này là:

+ Người nhập chủ yếu là người trẻ và có tri thức đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho đất nước mà nhà nước không cần mất chi phí đầu tư ban đầu cho con người;
+ Mở rộng được thị trường tiêu thụ;

- Người nhập cư đông tạo nên sự đa dạng về văn hóa, cung cấp lực lượng lao động dồi dào, có trình độ.

– Dân cư tại Hoa Kỳ tập trung chủ yếu tại ven bờ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Đông Bắc.

+ Tại vùng núi phía Tây, vùng Trung tâm dân cư rất là thưa thớt.

+  Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố , phần lớn thành phố vừa và nhỏ (91,8%).

+ Làm sự phát triển kinh tế bị chênh lệch giữa các khu vực.

6 tháng 8 2023

Quy mô và sự gia tăng dân số:

- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

- Tác động:

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.

14 tháng 12 2022

.....................

21 tháng 10 2023
Đúng vậy, vùng Đông Nam Á là một khu vực đa dân tộc, với nhiều dân tộc phân bố trên các quốc gia và không theo biên giới quốc gia. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc quản lý và ổn định chính trị xã hội ở các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, việc giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực cũng được thuận lợi hơn, giúp tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế, văn hóa của khu vực. Ngoài ra, sự đa dạng về phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá, xã hội của người dân Đông Nam Á cũng tạo nên một bản sắc văn hóa đặc trưng cho khu vực này.
23 tháng 12 2018

Ảnh hưởng của sự đa dạng, phức tạp về dân tộc, tôn giáo, đảng phái đến phát triển kinh tế - xã hội ở Ấn Độ.

Ấn Độ với hơn 200 dân tộc, nhiều tôn giáo, khoảng 600 đảng phái có ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội là:

   - Tích cực: tạo ra nhiều kiến trúc, văn hóa, tác phẩm văn học nghệ thuật lớn, làm cho Ấn Độ trở thành một trong những cái nôi của nền văn minh Cổ đại.

   - Hạn chế:

      + Xung đột tôn giáo, sắc tộc đã dẫ đến bạo loạn, một số bang đòi li khai.

      + Sự phân biệt đẳng cấp, sự thống nhất giữa các đảng phái làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội.

12 tháng 4 2018

Sự già hóa dân số ở nước phát triển và bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội

   - Năm 2005 dân số thế giới là 6.477 triệu người, trong đó các nước đang phát triển chiếm 81%.

   - Sự tăng, giảm dân số ở các nhóm nước khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

   - Các nước phát triển:

      + Tỉ suất gia tăng dân số thấp hoặc không tăng dẫn đến già hóa dân số.

      + Ảnh hưởng:

         • Thiếu nguồn lao động.

         • Tỉ lệ người già ngày càng nhiều, chi phí tiền phúc lợi xã hội cao.

   - Các nước đang phát triển:

      + Gia tăng dân số nhanh (bùng nổ dân số).

      + Kinh tế còn chậm phát triển.

      + Ảnh hưởng:

         • Giải quyết việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế,…

         • Môi trường hủy hoại nhanh.

22 tháng 3 2017

Đáp án: B. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB)