K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2018

Đáp án A

Hiệp định Pari được kí kết là kết quả của cuộc đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao => Bài học cho cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay là cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa quân sự, chính trị và ngoại giao

7 tháng 9 2019

Đáp án B

Năm 1972 quân dân miền Nam đã tiến hành cuộc Tiến công chiến lược (1972) và giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại, đặc biệt sau thắng lợi của quân dân miền Bắc ở trận Điện Biên Phủ trên không (1972) Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari, kí kết hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).

=> Hiệp định Pari chính là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.

=> Bài học cho ngoại giao Việt Nam hiện nay: phải kết hợp đấu tranh trên các mặt trận: quân sự, chính trị,ngoại giao.

29 tháng 10 2018

Đáp án A

- Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, trở lại bàn đàm phán kí hiệp định Pari (27-1-1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đồng thời thành quả mà nhân dân Việt Nam đạt được từ hiệp định Pari phản ánh thế và lực của Việt Nam trên chiến trường, tạo điều kiện để nhân dân miền Nam tiến lên đánh cho Ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là:

+ Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.

+ Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự.

21 tháng 7 2018

Đáp án C

 Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-946, ta hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam Việt Nam. Đối với Trung Hoa Dân Quốc, ta nhân nhượng một só quyền lợi nhất định về chính trị và kinh tế nhưng không đánh mất chủ quyền dân tộc.

- Từ ngày 6-3-1946 đến trước 19-12-1946: khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc câu kết với nhay và kí Hiêp ước Hoa – Pháp, ta nhân nhượng với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta. Trong nội dung của Hiệp định Sơ bộ chỉ đồng ý cho Pháp đưa 15000 quân ra miền Bắc thay Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật nhưng phải rút dân trong vòng 5 năm. Đồng thời, hai bên phải ngừng bắn và giữ quân đội của mình ở vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi để đi đến đàm phán chính thức.

=> Chính sách của đang linh hoạt, mềm dẻo và Đảng ta có thể nhân nhượng một số quyền lợi nhưng chủ quyền dân tộc sẽ luôn được giữ 

1 tháng 11 2017

Đáp án A
Thắng lợi của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ với đỉnh cao là trận “Điện Biên Phủ trên không” đã cho thấy mối quan hệ  giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao là: thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Ngược lai thắng lợi trên mặt trận ngoại giao phản ánh và phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự

16 tháng 7 2019

Đáp án D

15 tháng 4 2017

Đáp án A

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định thông qua các cuộc đàm phán song phương trực tiếp. Vì hội nghị Giơnevơ năm 1954 là hội nghị do các nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tổ chức để giải quyết vấn đề Đông Dương và Việt Nam chỉ là nước được mời tham dự hội nghị nên những quyết định của hội nghị không xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam mà xuất phát từ quyền lợi của các nước lớn

7 tháng 2 2019

Đáp án B

Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là cần phải mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc:

Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc.

Mềm dẻo về sách lược:

+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp

15 tháng 7 2017

* Mặt trận quân sự:

- Ngày 30 - 4 đến 30- 6 - 1970, quân dân Việt Nam - Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân.

- Từ 12 - 2 đến 23 - 3 - 1971, quân dân Việt Nam - Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

- Chiến thắng ở Đường 9 - Nam Lào, quân tình nguyện của ta cùng với quân dân Campuchia đã giành chiến thắng đập tan cuộc hành quân mang tên “Toàn thắng 1 - 71”.

- Những thắng lợi trên bước đầu làm phá sản bước đầu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ, mở ra khả năng thực tế làm phá sản hoàn toàn chiến lược đó.

* Mặt trận chính trị - ngoại giao:

- Ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

- Ngày 24 đến 25 - 4 - 1970: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.

- Tháng 1 - 1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết.

24 tháng 6 2017

Đáp án A

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của mà Việt Nam rút ra được từ hội nghị Giơnevơ cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định thông qua các cuộc đàm phán song phương trực tiếp. Vì hội nghị Giơnevơ năm 1954 là hội nghị do các nước lớn là Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tổ chức để giải quyết vấn đề Đông Dương và Việt Nam chỉ là nước được mời tham dự hội nghị nên những quyết định của hội nghị không xuất phát từ lợi ích của dân tộc Việt Nam mà xuất phát từ quyền lợi của các nước lớn.