Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Do sự phát triển của thủ công nghiệp tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, việc buôn bán, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, giữa miền ngược và miền xuôi có điều kiện phát triển, đưa các sản phẩm trở thành hàng hoá.
- Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn đã tạo điều kiện cho việc buôn bán thuận lợi.
- Do sự hưng thịnh của các đô thị cũ và sự hình thành các đô thị mới.
- Do thế kỉ XVI - XVII sau các cuộc phát triển địa lí đã mở ra con đường buôn bán thuận lợi từ châu Âu sang châu Á và nước ta có vị trí thuận lợi trên giao thương đường biển nên thương nhân nước ngoài vào buôn bán ngày càng nhiều.
Nêu những nét mới về tôn giáo, chữ viết, giáo dục nước ta từ thế ki XVI - XVIII?
Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.Mặc dù tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
- Nhà Mạc: tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, Hội để tuyển chọn nhân tài.
- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. Nội dung Nho học sơ lược.
- Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
-Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi.
-Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
-Kiến trúc, điêu khắc:Nhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Phật,...
-Nghệ thuật dân gian:Trên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,...
-Nghệ thuật sân khấu:Nhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa phương như hò, vè, si, quan họ,...
Tại sao trong thế kỉ XVI - XVIII khoa học tự nhiên nước ta lại không có điều kiện để phát triển?
Mặc dù đã có những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.Nhưng do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.
NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII.
- Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn
- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
- Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây. Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG NGHIỆP TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII.
* Thủ công nghiệp
+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, làm gốm
+ Một số nghề mới xuất hiện như : khắc bản in, làm đồng hồ, tranh sơn mài
+ Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
+ Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập các phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
* Thương nghiệp
- Nội thương
+ Chờ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
+ Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn
+ Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
- Ngoại thương
+ Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
I.Kinh tế:
Nông nghiệp:
a. Đàng Trong
-Kinh tế nông nghiệp giảm sút, đời sống nông dân đói kém.
b. Đàng Ngoài
-Nông nghiệp phát triển, đời sống nông dân ổn định. Đồng thời, Đàng Trong xuất hiện tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất.
Thủ công nghiệp
-Xuất hiện thêm nhiều làng thủ công
Thương nghiệp:
Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị, ngoại thương phát triển nhưng từ nửa sau thế kỉ XVIII các chúa Trịnh, chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy các thành thị suy tàn dần.
II.Văn hóa:
-Phật giáo và Đạo Giáo phục hồi và phất triển
-Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.
-Sau này Thiên Chúa Giáo bị ngăn cấm
-Xuất hiện Quốc ngữ
-Văn học chữ nôm phát triển
-Sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian.
Mik chỉ bt mỗi vậy thôi
Sau thời kỳ phát triển toàn thịnh của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền dưới thời Lê Thánh Tông, đến đầu thế kỷ XVI, triều Lê sơ bước vào thời kỳ suy yếu, khủng hoảng. Các ông vua Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Tông rồi đến Cung Hoàng đều là những người hèn yếu, lười biếng, ham mê hưởng lạc, nhưng lại tham lam, tàn bạo. Tại địa phương, những cuộc nổi dậy chống triều đình nổ ra khắp nơi.
Trong bối cảnh rối ren, loạn lạc ấy đại diện cho tập đoàn phong kiến vùng ven biển Đông Bắc là Mạc Đăng Dung đã giành được ngôi vua, thiết lập một vương triều mới vào năm 1527. Tuy có ban hành được một số chính sách tích cực, nhưng nhà Mạc vẫn không đưa được đất nước ra khỏi tình trạng hỗn loạn.
Năm 1553, Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh là cháu xa đời Lê Thánh Tông lên làm vua ở đất Ai Lao, sau đưa về Thanh Hóa khôi phục nhà Lê hình thành nên cục diện mà sử gọi là Nam - Bắc triều kéo dài từ 1533 đến 1592.
Vua Lê có Nguyễn Kim sau đó là họ Trịnh phò tá chiếm giữ vùng đất từ Thanh Hóa trở vào gọi là Nam triều. Sau khi Nam triều về cơ bản đã giành được thắng lợi trước họ Mạc thì mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn trở nên gay gắt tới mức làm bùng nổ cuộc xung đột vũ trang mới, kéo dài từ 1627 đến 1672. Kết cục của cuộc chiến tranh này là sự chia cắt đất nước thành hai miền. Mãi tới năm 1786, với sự kiện quân Tây Sơn tiến công ra Bắc, ranh giới sông Linh Giang (sông Gianh) mới bị xóa bỏ, tạo tiền đề cho sự thống nhất đất nước.
Nằm trong vùng cửa sông, có vị trí chiến lược quan trọng, lại có đồng bằng trù phú, đông người nhiều của, đã từng có kho lương thực và vũ khí rất lớn ở Vị Hoàng, Nam Định đã chứng kiến rất nhiều trận chiến lớn ác liệt giữa Nam - Bắc triều, Trịnh - Tây Sơn. Các trận chiến diễn ra ở vùng đất này chủ yếu là thủy chiến.
Trong chiến thắng vang dội giải phóng đất nước của quân Tây Sơn mùa xuân năm 1789 có phần đóng góp xứng đáng của nhân dân Sơn Nam Hạ nói chung, Nam Định nói riêng thể hiện qua văn bia ở các đình, đền trong vùng và đặc biệt là lễ hội ăn Tết “Mùng cùng” tại làng Lương Kiệt.
Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc ngắn gọn ( chi tiết bạn có thể tự tra mạng ):
Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.
Các quan cai trị phương Bắc chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy. Chúng cũng áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, đặc biệt là dưới thời Đường.
Ngoài ra, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền về sắt và muối, bắt nhân dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc.
Kháng chiến:
Hai Bà Trưng-Bà Triệu-Lý Bí-Mai Thúc Loan-Phùng Hưng- Khởi nghĩa Lam Sơn.
Đại Việt thế kỉ X-XV: trải qua thời kì nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê-LýTrần-Hồ-Hậu Lê. Đất nước quân chủ chuyên chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đạt đến đỉnh cao. Kinh tế được phát triển.
Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII: chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài đến cuối thế kỉ XVIII. Hai đàng lấy sông Gianh làm ranh giới. Đất đai phát triển và mở rộng, kinh tế phục hồi - ngoại thương phát triển, nhưng rồi dần dần mục nát và bị Nguyễn Huệ lật đổ.
Tham khảo: Việt Nam thế kỉ XIX: nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Kinh tế, văn hóa thế kỉ X-XV: Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
Những thành tựu văn hóa đạt được, vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa là nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc
Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII: Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt. Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.
Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển. Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.
Đáp án D