K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2020

Câu văn "Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc yêu nước , công việc kháng chiến" trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc kiểu câu văn: Câu đơn rút gọn thành phần chủ ngữ.

Tác dụng: Tránh lặp từ, làm văn bản trở nên ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

22 tháng 2 2021

link bài giải đây ạ => http://bblink.com/ghyht

22 tháng 2 2021

Câu rút gọn : Có khi đc trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê , rõ ràng thấy . Nh cx có kho đc cất giấu kín đáo trg rương, trg hòm  . Nghĩa là phải ra sức giải thích ,...

Tác dụng : tránh lặp từ, làm cho câu gọn hơn ,..

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương...
Đọc tiếp

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Tìm câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 3. Câu mở đầu văn bản, tác giả viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?

Câu 4. Từ “nó” thuộc từ loại gì? Nhận xét gì về việc sử dụng đại từ “nó” trong câu văn?

Câu 5. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu.

Câu 6. Việc sử dụng liên tiếp một loạt các động từ mạnh: “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong một câu văn có tác dụng gì?

0
30 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Từ xưa đến nay, nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì non sông tổ quốc. Qua tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", ta thấy hình ảnh những cô gái trẻ độ tuổi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả công dân Việt Nam, họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi, thậm chí là tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi người dân Việt đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

  
1 tháng 4 2020

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

#tham khảo#

học tốt

16 tháng 3 2021

câu rút gọn ở đau zậy