K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2017

Đáp án B

Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản cho các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay là cần phải mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc: có thể chấp nhận nhân nhượng các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa nhưng kiên quyết không vi phạm chủ quyền dân tộc

7 tháng 2 2019

Đáp án B

Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là cần phải mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc:

Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc.

Mềm dẻo về sách lược:

+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp

20 tháng 12 2022

Từ thực tế cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản sau cách mạng tháng 8/1945, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ?

A. Đi tắt, đón đầu , chớp thời cơ đánh đuổi kẻ thù 

B. Mềm dẻo về nguyên tắc , cứng rắn về sách lược 

C. Luôn đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng 

D. Luôn phải cứng rắn,không thỏa hiệp với kẻ thù

2 tháng 1 2023

B. Mềm dẻo về nguyên tắc , cứng rắn về sách lược 

Thể hiện qua đường lối đối ngoại, dĩ bất biến ứng vạn biến

7 tháng 1 2017

Đáp án D

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong nguyên tắc của Liên hợp quốc, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do các lí do sau:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.

Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

18 tháng 6 2019

Đáp án C

Do Chính quyền ta còn non trẻ, chưa đủ sức chống lại cùng lúc hai kẻ thù hùng mạnh nên Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch có những sách lược đấu tranh mềm dẻo với kẻ thù, khi hòa hoãn với Pháp, khi hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc từ 2/9/1945 đến trước 19/12/1946

11 tháng 9 2017

Đáp án D
Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Đảng ta chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp để đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, có thể thời gian chuẩn bị lực lượng. Tuy nhượng bộ cho Pháp nhiều quyền lợi nhưng nguyên tắc vẫn luôn được giữ vừng đó là: giữ vững chủ quyền dân tộc

1 tháng 5 2019

Đáp án C

Vấn đề biển Đông đang ngay càng diễn biến phức tạp. Nếu như trước năm 1945, các nước giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng chiến tranh thì giờ đây, con người hướng tới giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đây cũng là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc cần tuân thủ trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.

Thực tế, Việt Nam đang tranh thủ thêm nhiều sự ủng hộ của quốc tế để giành lại chủ quyền biển đảo trong tranh chấp với Trung Quốc. Đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa những nhà lãnh đạo cấp cao, yêu cầu Trung Quốc thực hiện thỏa thuận DOC và tiến tới COC. Cho đến năm 2017, vấn đề biển Đông vấn được Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế

15 tháng 4 2017

Đáp án A

- Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản của chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa:

+ Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc

+ Từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946: hòa hoãn với thực dân Pháp

- Sở dĩ chính phủ Việt Nam lại có sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản là do sự thay đổi thái độ của các thế lực ngoại xâm về vấn đề Việt Nam

+ Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật nên không thể có hành động lộ liễu chống phá cách mạng. Sau một thời gian THDQ vẫn chưa thực hiện được mục tiêu “diệt Cộng, cầm Hồ”, trong khi ở Trung Quốc lực lượng cách mạng do Đảng cộng sản kiểm soát ngày một lớn mạnh => muốn nhanh chóng rút quân về nước để chuẩn bị cho nội chiến

+ Thực dân Pháp: sau khi tấn công Nam Bộ, đầu năm 1946, thực dân Pháp muốn đưa quân ra Bắc để thôn tính Việt Nam nhưng lại gặp khó khăn nên đã chủ động đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc. Nắm bắt được toan tính của người Pháp là muốn đưa quân ra Bắc thuận lợi nhất và có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến tranh quy mô lớn, chính phủ Việt Nam đã chủ trương sử dụng sách lược “hòa để tiến”

1 tháng 12 2017

Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu khiến Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” với thực dân Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là để tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc trong khi sức ta chưa đủ mạnh.

1 tháng 7 2019

Đáp án C

Từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, trong chính sách chống thù trong, giặc ngoài, đảng luôn:

Cứng rắn về nguyên tắc: luôn giữ vững nguyên tắc đàm bảo chủ quyền của đất nước.

Mềm dẻo về sách lược: kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) để tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Loại bỏ được quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, tạo điều kiện cho ta có thời gian để chuẩn bị lực lượng.

Đối với vấn để biển đảo hiện này, bài học trên vẫn còn nguyên giá trị:

- Đảng vẫn luôn giữ vững nguyên tắc đảm bảo chủ quyền dân tộc.

- Nhưng biện pháp giải quyết (sách lược) có sự biến đổi hợp lí sao cho phù hợp với xu thế giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng vấn đề hòa bình.