Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 99)
1.Nêu đại ý của bài văn.
Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn
Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.
2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy:
a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?
Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.
4.Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Câu 1:
Đại ý của bài văn:
Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.
Bố cục và ý chính của mỗi đoạn:
- Mở bài: Từ đầu đến “chí khí như người”.
=> Giới thiệu chung về cây tre
- Thân bài: Từ “Nhà thơ đã có lần ca ngợi” đến “Tiếng sáo tre diều cao vút mãi”.
=> Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.
Phần thân bài có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ “nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy".
=> Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.
- Đoạn 2: Từ “Như cây tre mọc thẳng” đến "tre, anh hùng chiến đấu".
=> Tre cùng người đánh giặc.
- Đoạn 3: Từ “Nhạc của trúc, nhạc của tre” đến "tre cao vút mãi".
=> Tre đồng hành với người tới tương lai.
- Kết bài: Còn lại
=> Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre là người nhà.
- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.
- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
- Tre là đồng chí chiến đấu
- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
Phép nhân hóa cây tre giúp cây tre như có tình cảm thân thiết với làng quê, thôn xóm, cây tre trở thành người bạn tốt, trở thành anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.
Câu 3:
Ở đoạn cuối tác giả hình dung rằng khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, sắt, thép có thể nhiều hơn, thay thế tre, nứa. Nhưng tre, nứa vẫn còn mãi, xuất hiện trong cuộc sống của con người: che bóng mát, làm cổng chào, hòa trong khúc nhạc truyền thống,...
Câu 4:
Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
Cây tre tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam bởi cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
1.
Bài văn Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn một: từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây". Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã qua đi.
- Đoạn hai: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lộ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.
- Đoạn ba: từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết: Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
2.
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:
- Không gian trong trẻo, sáng sủa.
- Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.
- Nước biển lam biếc, đậm đà.
- Cát lại vàng giòn.
- Lưới càng thêm nặng mẻ.
Những từ ngữ chủ yếu là tính từ đó cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.
3.Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông,m. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.
4.
Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm quanh cái giếng nước ở ria đảo và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh bình dị lao động khẩn trương nhưng lại thanh bình được bộc lộ rõ qua các chi tiết “ cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đêh cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về”.
- Cảnh tác giả và mọi người tắm quanh giếng.
Cảnh chị Châu Hoà Mẫn địu con dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
Trả lời:
Tác giả đã ca ngợi phẩm chất của cây tre:
- Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;
- Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;
- Mầm măng non mọc thẳng;
- Màu xanh của tre tươi mà nhã nhặn;
- Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc;
- Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh, tre là cánh tay của người nông dân;
- Tre là thẳng thắn, bất khuất “ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng ”, tre trở thành vũ khí cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước; tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre ...
Những phẩm chất của tre đều là những phẩm chất cao quý của người Việt Nam ta.
Câu 1
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có lẽ hình ảnh cây tre không còn quá xa lạ với con người Việt Nam, đặc biệt là con người ở những vùng quê,vùng nông thôn. Cây tre không chỉ gắn liền với hoạt động sinh hoạt, hoạt động lao động sản xuất của con người mà cây tre còn là một người đồng hành trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nên có thể có những cây tre này là chứng nhân lịch sử của quá trình đấu tranh hào hùng của dân tộc ta, thậm chí cây tre từ bao giờ đã trở thành biểu tượng cho con người cũng như sức mạnh của con người Việt Nam. Viết về cây tre với tất cả niềm tự hào, yêu mến nhà thơ Thép Mới đã viết bài thơ “Cây tre Việt Nam”, đây là bài thơ hay, tái hiện lại chân thực về cây tre, người bạn đồng hành thân thiết của dân ta cả trong thời chiến cũng như thời bình
Câu 2
Câu mở đầu Thép Mới viết: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Phải chăng tác giả đã xác lập mối quan hệ gắn bó lâu đời, đặc biệt giữa tre với người Việt Nam - nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà tre có mặt khắp nơi trên đất nước: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi... đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn. Chỉ có một câu văn thôi mà đã gợi lên được tre ở mọi miền Tổ quốc. Hình ảnh đối xứng nhịp nhàng, câu văn có nhạc tính, đọc lên nghe rất thích thú. Tiếp ngay sau đó, nhà văn ca ngợi những đức tính đáng quí của tre: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre củng xanh tươi. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre một lần nữa được nói lên trong những câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng. Đọc đến câu Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người thì ta bỗng hiểu ra cái ý vị sâu sắc: cây tre chính là con người Việt Nam,- là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam và những phẩm chất cao quí của tre cũng là những đức tính đẹp đẽ của con người.
Câu 3
Trong phần kết bài, tác giả đặt ra một vấn để có ý nghĩa về vai trò của cây tre khi đất nước đi vào công nghiệp hoá và khẳng định: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai: Tre xanh vẫn là bóng mát, tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình và tiếng sáo diều tre cao vút mãi.
hay thì li ke nhá
2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?
a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ
4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.
Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ
5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?
a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?
6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:
a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )
c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.
7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?
a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.
c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.
c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )
9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?
a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ
10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?
a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.
11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ
12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.
Vị ngữ của câu trên là:
a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai
c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?
a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm
c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu
14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )
b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:
a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.
c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.
16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:
a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.
b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.
c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.
d. Không có tác dụng.
17/ Có mấy loại so sánh?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.
18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
Vì mây chi núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất
d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.
c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.
20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?
a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.
22/ Hình thức của ẩn dụ?
a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B
c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.
23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)
a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.
c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.
Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.
Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.
Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.
- Chào anh ổi! Khỏe chứ?
- Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?
Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà
tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.
Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.
Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:
- Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.
- Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.
Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bửa mỏ lách cách trên vỏ.
Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...
Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.
sorry nha, bạn có thể lập dàn ý từ bài văn của mình đó
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
ai làm giúp mình đi mai mà không có bài thì cô phạt mình đấy
Câu 1. Nêu đại ý của bài văn.
(Bài văn lí giải ngắn gọn cội nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi: tình yêu gia đinh, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. )
Câu 2
(a. Đoạn này tập trung lí giải về ngọn nguồn của lòng yêu nước.
Câu mở đầu là nhận định của tác giả rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất...
Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
b. Trình tự lập luận của đoạn văn theo trình tự: tổng hợp - phân tích - tổng hợp (luận đề - luận điểm - luận kết).
- Câu mở đầu nêu nhận định chung về lòng yêu nước.
- Phần tiếp theo chứng minh ý của câu mở đầu qua tình yêu và nỗi nhớ những sự vật, sự việc cụ thể của quê hương của những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân nhận ra vẻ đẹp độc đáo và quen thuộc của quê hương mình. Điểu này được minh hoạ bằng một loạt hình ảnh thể hiện nét đẹp tiêu biểu của mỗi vùng quê trên đất nước Nga. Từ đó dẫn đến một quy luật, một chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà. yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu. Tổ quốc.
Nhận định về ngọn nguồn của lòng yêu nước đặt ra ở câu mở đầu đã được chứng minh và nâng cao thành một chân lí ở cuối đoạn văn. )
Câu 3. Nhớ đến quê hương, người dân Xô-viết à mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó.
(a. Khi phải sống xa quê hương, nỗi nhớ càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗi người. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt, mỗi chiến sĩ Hồng quân đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình.
b. Đề nói đến vẻ đẹp của đất nước Liên Xô rộng lớn, tác giả đã lựa chọn và miêu tả vẻ đẹp ở nhiều vùng quê khác nhau. Từ miền cực Bắc nước Nga đến miền núi phía Tây Nam
thuộc nước Cộng hoà Gru-đi-a, những làng quê êm đềm xứ U-crai-na, từ thủ đô Mát-xcơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng,... ở mỗi nơi, tác giả nhấn mạnh vài hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp độc đáo của nơi đó.
Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn rực rỡ, lung linh và tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của con người quê hương: Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hổng và tiếng “cô nàng ” đùa gọi người yêu. Hay: Người xứ U-crai-na nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bàng lặng của trưa hè vàng ánh... Người ở thành Lê-nin-grẩt... nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga... Người Mát-xcơ-va nhó như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, Đềrồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Krem-li, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai. Như vậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù miền núi hay đổng bằng, dù nông thôn hay thành thị... đểu ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. )
Câu 4. Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chẵn lí ấy, ghi lại và học thuộc.
(Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nó là một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mở rộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước. )
Câu 1: Nêu đại ý của bài văn Lòng yêu nước (I. Ê-ren-bua).
Trả lời:
Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi; tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến “ lòng yêu Tổ quốc ” và hãy cho biết:
a) Câu mở đầu và câu kết đoạn.
b) Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn.
Trả lời:
a) Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu liay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
- Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trỏ nên lòng yêu Tổ quốc.
b) Lập luận của đoạn văn rất linh hoạt, sáng tạo, kết hợp giữa diễn dịch và tổng - phân - hợp trong từng đoạn nhỏ. Chẳng hạn:
- Câu 1: Nửa đầu nêu ý khái quát; nửa sau ví dụ cụ thể để chứng minh cho nhận định vừa nêu.
- Câu 2: Khái quát một khía cạnh quan trọng khác của tư tưởng chủ để: Lòng yêu nước.
- Câu 3: Vừa triển khai ý của hai câu trên vừa nêu tiếp một nhận định mới về lòng yêu quê hương, đất nước.
Câu 3: Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét vẻ cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó.
Trả lời:
Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đểu nhớ đến những vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:
- Người vùng Bắc nhớ: Những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng ‘ằcô nàng "gọi đùa người yêu.
- Người xứ U-crai-na nhớ: Bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cải bảng lặng của trưa liè vảng ánh ...
- Người xứ Gru-di-a nhớ: Khí trời của núi cao, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ ỉu í rong bọc đựng rượu bằng da dê..
- Người Lê-nin-grát: nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã ...
- Người Mát-xcơ-va nhớ: điện Krem-li, những tháp cổ ngày xưa.
* Tác giả đã chọn lọc những chi tiết giản dị, miêu tả cái thần của sự vật và đặc biệt là miêu tả được những nét đặc trưng, thơ mộng nhất của từng nơi.
Câu 4: Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chân lí ấy
Trá lời:
Câu văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước: Lòng yêu nìtà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
Đáp án D