K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2019

Lời giải:

Năm 1644, cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành đã lật đổ nền thống trị của nhà Minh. Nhân cơ hội đó, quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống, chiếm toàn bộ Trung Quốc và lập ra nhà Thanh

Đáp án cần chọn là: D

30 tháng 10 2016

Câu 3: Trả lời:

1. Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
2. Ý nghĩa lịch sử
Nhắc tại cách khái quát về quân Mông Nguyên
“- Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là cách sống của họ
- Về đánh trận , họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến quân
Trăm quân kị quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài tới trăm dặm , kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ
Đội quân lúc ẩn lúc hiện, đến thì như trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp” theo lời sử học nhà Tống
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên,bảo vệ độc lập,toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân … )
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.

- Bài học kinh nghiệm: Dùng mưu trí đánh giặc, lấy đoàn kết làm sức mạnh.

 
 
30 tháng 10 2016

1. - Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
- Quan hệ giữa các giai cấp : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.

 

- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.

 

10 tháng 11 2021

Đáp án là C

10 tháng 11 2021

Đáp án là C

3 tháng 11 2021

- Các triều đại phong kiến Trung Quốc là:
+ Nhà Minh + Nhà Thanh
+ Nhà Đường + Nhà Tống
+ Nhà Nguyên + Nhà Tần
- Triều đại nhà Đường phát triển nhất.

3 tháng 11 2021

Nhà Tần, nhà Đường, nhà Minh Thanh

Nhà Đường. Vì dưới thời đại nhà Đường Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á

14 tháng 12 2016

- Tần (221 TCN- 206 TCN)
- Hán (206 TCN- 220 SCN)
- Đường (618- 907)
- Minh (1368- 1644)
- Thanh (1644- 911)

Trong đó triều đại phát triển nhất là triều đại nhà Đường

15 tháng 12 2016

Trước khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1912, quyền lực thống trị tối cao tại Trung Quốc do thành viên các gia tộc thế tập nhau nắm giữ, hình thành nên các triều đại Trung Quốc. Các triều đại có người thống trị tối cao là "vương" hoặc "hoàng đế". Các dân tộc khác nhau lập nên triều đại hoặc chính quyền định đô tại Trung Nguyên, thông thường xưng là vương triều Trunga Nguyên; các chính quyền do ngoại tộc thành lập ở ngoài Trung Nguyên, về sau tiến vào thống trị Trung Nguyên được gọi là vương triều chinh phục hoặc vương triều xâm nhập.

Căn cứ lịch sử địa lý học Trung Quốc, các chính quyền hoặc thế lực cát cứ địa phương trong lịch sử Trung Quốc cũng là một bộ phận của các triều đại Trung Quốc[1]

 

Triều đạiThời gian

Hạkhoảng 2070 TCN-khoảng 1600 TCN

Thươngkhoảng 1600 TCN-khoảng 1046 TCN

Chukhoảng 1046 TCN-khoảng 221 TCN

Tây Chukhoảng 1046 TCN-771 TCN

Đông Chu770 TCN-256 TCN

Xuân Thu770 TCN-403 TCN

Chiến Quốc403 TCN-221 TCN

Tần221 TCN-207 TCN

Hán206 TCN-10/12/220 (202 TCN Lưu Bang xưng đế)

Tây Hán1/202 TCN-15/1/9

Tân15/1/9-6/10/23

Đông Hán5/8/25-10/12/220

Tam Quốc10/12/220-1/5/280

Tào Ngụy10/12/220-8/2/266

Thục Hán4/221-11/263

Đông Ngô222-1/5/280

Tấn8/2/266-420

Tây Tấn8/2/266-11/12/316

Đông Tấn6/4/317-10/7/420

Thập lục quốc304-439

Tiền Triệu304-329

Thành Hán304-347

Tiền Lương314-376

Hậu Triệu319-351

Tiền Yên337-370

Tiền Tần351-394

Hậu Tần384-417

Hậu Yên384-407

Tây Tần385-431

Hậu Lương386-403

Nam Lương397-414

Nam Yên398-410

Tây Lương400-421

Hồ Hạ407-431

Bắc Yên407-436

Bắc Lương397-439

Nam-Bắc triều420-589

Nam triều420-589

Lưu Tống420-479

Nam Tề479-502

Nam Lương502-557

Trần557-589

Bắc triều439-581

Bắc Ngụy386-534

Đông Ngụy534-550

Bắc Tề550-577

Tây Ngụy535-557

Bắc Chu557-581

Tùy581-618

Đường18/6/618-1/6/907

Ngũ Đại Thập Quốc1/6/907-3/6/979

Ngũ Đại1/6/907-3/2/960

Hậu Lương1/6/907-19/11/923

Hậu Đường13/5/923-11/1/937

Hậu Tấn28/11/936-10/1/947

Hậu Hán10/3/947-2/1/951

Hậu Chu13/2/951-3/2/960

Thập Quốc907-3/6/979

Ngô Việt907-978 (năm 893 bắt đầu cát cứ)

Mân909-945 (năm 893 bắt đầu cát cứ)

Nam Bình924-963 (năm 907 bắt đầu cát cứ, tức Kinh Nam Quốc)

Mã Sở907-951 (năm 896 bắt đầu cát cứ)

Nam Ngô907-937 (năm 902 bắt đầu cát cứ)

Nam Đường937-8/12/975

Nam Hán917-22/3/971 (năm 905 bắt đầu cát cứ)

Bắc Hán951-3/6/979

Tiền Thục907-925 (năm 891 bắt đầu cát cứ)

Hậu Thục934-17/2/965 (năm 925 bắt đầu cát cứ)

Tống4/2/960-19/3/1279

Bắc Tống4/2/960-20/3/1127

Nam Tống12/6/1127-19/3/1279

Liêu24/2/947-1125

Tây Hạ1038-1227

Kim28/1/1115-9/2/1234

Nguyên18/12/1271-14/9/1368

Minh23/1/1368-25/4/1644

Thanh1636-12/2/1912 (năm 1616 lập Hậu Kim, đến năm1636 cải quốc hiệu thành Thanh)

 
31 tháng 10 2021

✽)Tên các vương triều phong kiến Ân Độ:

-Vương triều Gúp-ta

-Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI)

-Vương triều Ấn Độ Mô-gôn

✽)Vương triều phát triên thịnh vượng nhất là:Vương triều Gúp-ta

Vì thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hoá. Vào thời gian này, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.

3 tháng 11 2021

-Vương triều Gúp-ta

-Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI)

-Vương triều Ấn Độ Mô-gôn

1 tháng 11 2016

câu 3 tham khảo /hoi-dap/question/115610.html

2 tháng 11 2016

2. *giống: đều do người nước ngoài đến cai trị ấn độ
*khác:
_vương triều hồi giáo Đê-li áp đặt tôn giáo,phân biệt đối xử...nên thời gian tồn tại ngắn
_vương triều Mô-gôn thi hành nhiều chính sách tiến bộ ,đặc biệt là dưới thời hoàng đế A-cơ-ba nên kinh tế ấn độ phát triển mạnh mẽ.tuy nhiên, đến thời con cháu của A-cơ-ba là Sa-gia-han và....(mình quên tên rồi) thì không còn được lòng dân như trước.kết quả là đến thời của Ao-reng-dép,vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn độ,thực dân Anh đã xâm chiếm toàn bộ nước ấn

2 tháng 11 2016

3, Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

Chúc bạn học tốt

ok

2 tháng 4 2017

* Chiến tranh Nam-Bắc triều :

- Nguyên nhân : Vào đầu thế kỉ XVI , triều đình nhà Lê suy yếu . Vua , quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ , xây dựng lâu đài , cung điện tốn kém . Các phe phái hình thành , mâu thuẫn với nhau . Mạc Đăng Dung là một quan võ , lợi dụng xung đột giữa các phe phái, đã tiêu diệt các thế lực đối lập ,thâu tóm mọi quyền hành . Năm 1527 , ông cướp ngôi nhà Lê , lập ra triều Mạc ở phía Bắc - Bắc triều . Năm 1533 , Nguyễn Kim 1 võ quan triều Lê chạy vào Thanh Hóa , lập 1 người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua - Nam triều .

- Hậu quả : Hai bên đánh nhau liên miên , gọi là chiến tranh Nam - Bắc triều , kéo dài hơn 50 năm trên 1 phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng , sông Mã đến sông Cả , làm cho làng mạc điêu tàn , kinh tế suy sụp

- Tính chất : cuộc chiến tranh phi nghĩa

* Chiến tranh Trịnh-Nguyễn

- Nguyên nhân : Bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều . Sau khi Nguyễn Kim chết , con rể Trịnh Kiểm nắm toàn bộ quyền hành . Người con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ sự thanh trừng của họ Trịnh , được sự gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa , Quảng Nam

- Hậu quả : Tình trạng đất nước bị chia cắt , kéo dài đếm thế kỉ XVIII , gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại tới sự phát triển của đất nước

- Tính chất : cuộc chiến tranh phi nghĩa

2 tháng 4 2017

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

26 tháng 10 2017

VỀ NHÀ ĐINH

+vua: nắm giữ mọi quyền hành đất nc

+các chức quan :nắ giữ các chức vụ

+các con vua:giúp vua cai trị đất nc

NHÀ TIỀN LÊ

+vua:nắm giữ mọi quyền hành về quân đội

+các chức quan:quan văn ,quan võ

+các con vua:các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu

24 tháng 12 2016

- Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Theo ý kiến GS Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý. Tuy nhiên, chiếu dời đô chưa nêu bật được tinh thần dân tộc và khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy.

- “Quốc triều hình luật” là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam thời kỳ phong kiến. Nói đến Quốc triều hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Quốc triều hình luật không chỉ được đánh giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của các triều đại phong kiến Việt Nam sau này.

26 tháng 12 2016

gs là gì vậy bạn